Dị ứng thuốc kháng sinh – 4 hướng xử trí tránh hậu quả xấu 

Kháng sinh là loại thuốc được sử dụng rất phổ biến để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Dị ứng thuốc kháng sinh là khi người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh và dẫn đến những biểu hiện bất thường, có thể nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy, dị ứng thuốc kháng sinh là gì, xử trí như thế nào? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết sau.

dị ứng thuốc kháng sinh
Dị ứng thuốc kháng sinh – 4 hướng xử trí tránh hậu quả xấu 

Thuốc kháng sinh là gì?

Thuốc kháng sinh là thuốc chống nhiễm trùng do vi khuẩn ở người và động vật. Chúng hoạt động bằng cách tiêu diệt vi khuẩn hoặc kìm hãm khiến cho vi khuẩn khó phát triển và nhân lên. Thuốc kháng sinh thường dùng để điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, ví dụ như viêm họng liên cầu khuẩn, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiêu hóa do E. coli,…

Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn trong các trường hợp sau: 

  • Bệnh khó khỏi nếu không dùng kháng sinh.
  • Bệnh có thể lây nhiễm cho người khác.
  • Bệnh cần nhiều thời gian để khỏi nếu không điều trị bằng kháng sinh.
  • Có nguy cơ gây ra biến chứng nghiêm trọng.
  • Dùng kháng sinh để phòng ngừa cho người có nguy cơ nhiễm trùng cao, hay còn gọi là liệu pháp kháng sinh dự phòng.

Thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với các bệnh do nhiễm virus như cảm lạnh, cúm và hầu hết các bệnh ho. Trong nhiều trường hợp nhiễm trùng nhẹ do vi khuẩn, bệnh có thể tự khỏi mà không cần sử dụng kháng sinh. Dùng thuốc kháng sinh khi không cần thiết sẽ không giúp ích gì và có thể gây ra kháng thuốc (lờn thuốc) hay gây ra tác dụng phụ. 

Dị ứng thuốc kháng sinh là gì?

Dị ứng thuốc kháng sinh là một phản ứng có hại của thuốc kháng sinh qua trung gian miễn dịch. Khi đó, hệ miễn dịch của bạn trở nên nhạy cảm và phản ứng quá mức với thuốc kháng sinh, lúc này, kháng sinh gây dị ứng gọi là dị nguyên (tác nhân lạ). Các loại kháng sinh có khả năng gây dị ứng nhất là penicillin và cephalosporin.

Vào lần đầu tiên sử dụng thuốc kháng sinh, hệ thống miễn dịch trở nên nhạy cảm, coi kháng sinh như một dị nguyên và sinh ra kháng thể chống lại nó. Vào lần sử dụng tiếp theo, các kháng thể này nhận ra thuốc và hệ miễn dịch sẽ tấn công nó. Các chất giải phóng trong quá trình hệ miễn dịch hoạt động chống lại thuốc kháng sinh sẽ gây nên những triệu chứng dị ứng như phù, nổi mày đay, ngứa da, sổ mũi,… 

Những yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng thuốc kháng sinh

Có những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng dị ứng kháng sinh ở trẻ và cả người lớn, cụ thể:

  • Có tiền sử dị ứng với những thứ khác như thức ăn, lông mèo, phấn hoa,…
  • Tiền sử gia đình bị dị ứng kháng sinh.
  • Thường xuyên sử dụng kháng sinh.
  • Mắc bệnh lâu dài khiến hệ thống miễn dịch nhạy cảm hơn.

Điều trị và khám dị ứng thuốc kháng sinh ở đâu?

FMP Group – Family Medical Practice

Family Medical Practice được thành lập từ năm 1997, là hệ thống phòng khám tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. FMP Group cung cấp các dịch vụ y tế theo tiêu chuẩn quốc tế, với đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm và chuyên môn đến từ khắp nơi trên thế giới như Israel, Hoa Kỳ, Anh Quốc, Việt Nam, Úc, Nga, Nhật, Argentina, Tây Ban Nha, Ý, Canada, Pháp và Philippine. 

Đến với FMP, bạn sẽ được tư vấn, khám dị ứng thuốc kháng sinh bởi đội ngũ y bác sĩ đến từ khắp các quốc gia trên thế giới, FMP Group còn trạng bị cơ sở vật chất, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại. Family Medical Practice cam kết cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe 24/7 chất lượng cao cho tất cả bệnh nhân. 

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Victoria Healthcare – Quận 2

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Victoria Healthcare – Quận 2 là phòng khám thuộc hệ thống phòng khám Victoria Healthcare được thành lập từ năm 2005, đã và đang tạo được sự tin tương cao của khách hàng trong khu vực TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. 

Với phương châm hoạt động là “Tất cả vì bệnh nhân”, hệ thống phòng khám Victoria Healthcare có đầy đủ các chuyên khoa cùng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản. Theo đó, không thể thiếu là đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, tâm huyết cùng nhiều năm kinh nghiệm, được liên tục đào tạo tại Mỹ, Úc, Nhật…

Phòng khám đa khoa quốc tế Victoria Healthcare – Quận 2 có dịch vụ xét nghiệm giúp sàng lọc và phát hiện dị ứng thuốc bạn có thể tham khảo.

Phòng khám Đa khoa Vigor Health

Phòng khám Vigor Health với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe. Phòng khám nằm trong top phòng khám đạt chuẩn chất lượng trong đợt kiểm tra năm 2019 của Sở Y tế TPHCM. 

Với đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế có nhiều năm kinh nghiệm, được tu nghiệp, đào tạo ở các trường đại học lớn trong và người nước cùng sở vật chất hoàn toàn tự động dựa trên hệ thống Hitachi, bạn có thể tin tưởng khi đến khám và điều trị dị ứng thuốc kháng sinh tại đây.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc – Cơ sở 32 Đại Từ – Hoàng Mai – Hà Nội

Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Thu Cúc – Cơ sở 32 Đại Từ – Hoàng Mai – Hà Nội thuộc hệ thống bệnh viện Đa khoa Thu Cúc Chính, thức thành lập từ năm 2011, sau 1 thập kỷ đi vào hoạt động, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã và đang là địa chỉ được đông đảo khách hàng tin chọn.

Trực tiếp thăm khám, điều trị dị ứng thuốc kháng sinh cho bệnh nhân là đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, dày kinh nghiệm, giàu y đức, là đội ngũ giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện tuyến đầu trong nước. Cùng với đó là những trang thiết bị y khoa hiếm có ở Việt Nam. Hiện tại, bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Thu Cúc – Cơ sở 32 Đại Từ – Hoàng Mai – Hà Nội có dịch vụ xét nghiệm chẩn đoán, dị ứng thuốc bạn có thể tin tưởng lựa chọn. 

Triệu chứng, dấu hiệu và hậu quả của dị ứng thuốc kháng sinh

Dị ứng thuốc kháng sinh có thể bắt đầu ngay sau khi sử dụng thuốc, hoặc vài ngày, vài tuần sau khi ngừng thuốc. Khi gặp những triệu chứng, dấu hiệu của dị ứng kháng sinh ở trẻ em và người lớn, bất kể nặng hay nhẹ, hãy lập tức đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời nhằm tránh hậu quả nghiêm trọng đe dọa tính mạng. 

Triệu chứng nhẹ

Ở mức độ nhẹ, dị ứng thuốc kháng sinh gây ngứa, đỏ, bong tróc hoặc sưng tấy. Các triệu chứng khác có thể là sốt. Dị ứng thuốc kháng sinh nổi mề đay, sổ mũi, phát ban. Phát ban do thuốc kháng sinh thường xảy ra trong vòng hai tuần sau khi dùng thuốc mới với biểu hiện là các đốm đỏ rời rạc lan rộng, bao phủ các vùng rộng lớn trên cơ thể.

Triệu chứng nghiêm trọng

Các triệu chứng nghiêm trọng, dị ứng kháng sinh gây ngứa, sưng nghiêm trọng, da phồng rộp, bong tróc, các vấn đề về thị lực. Các phản ứng nghiêm trọng khác bao gồm các tình trạng như hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN), hội chứng Stevens-Johnson. 

Phản ứng dị ứng trì hoãn do Penicillin

Phản ứng dị ứng trì hoãn do penicillin ít phổ biến hơn, nó xảy ra sau vài ngày hoặc vài tuần sử dụng thuốc và có thể kéo dài một thời gian sau khi ngừng dùng thuốc. Hậu quả của Phản ứng dị ứng trì hoãn do penicillin bao gồm:

  • Bệnh huyết thanh, có thể gây sốt, đau khớp, phát ban, sưng tấy, buồn nôn và các triệu chứng khác. 
  • Thiếu máu do thuốc, giảm hồng cầu, mệt mỏi, nhịp tim không đều, khó thở.
  • Tăng bạch cầu ái toan và các triệu chứng toàn thân (DRESS), dẫn đến phát ban, tăng lượng bạch cầu, sưng tấy toàn thân, sưng hạch, tái phát nhiễm trùng, viêm gan tiềm ẩn.
  • Hội chứng Stevens-Johnson hoặc hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN), gây phồng rộp và bong tróc da nghiêm trọng. 
  • Viêm thận, có thể gây sốt, tiểu ra máu, sưng tấy toàn thân, lú lẫn và các và triệu chứng khác.

Sốc phản vệ

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiệm trọng, hiếm gặp, đe dọa tính mạng, gây rối loạn chức năng các hệ thống cơ quan. Các dấu hiệu, triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm:

  • Nhịp tim nhanh
  • Hẹp đường thở và cổ họng gây khó thở, khò khè 
  • Buồn nôn, đau bụng
  • Nôn mửa hoặc tiêu chảy
  • Chóng mặt, choáng váng
  • Mạch nhanh, yếu
  • Hạ huyết áp
  • Co giật
  • Mất ý thức, ngất xỉu

Chẩn đoán dị ứng kháng sinh

Có rất nhiều phương pháp chẩn đoán dị ứng kháng sinh, mỗi phương pháp sẽ có mức độ chính xác, độ nhạy khác nhau.

Test trong da (Intradermal skin test)

Test trong da là phương pháp sử dụng một lượng rất nhỏ dị nguyên (trong trường hợp này là kháng sinh) tiêm vào trong lớp hạ bì. Sau đó, bệnh nhân sẽ được theo dõi phản ứng. Xét nghiệm này thường. Test trong da thường được sử dụng để kiểm tra các loại dị nguyên trong không khí, dị ứng thuốc, nọc ong, kiến lửa,… nếu xét nghiệm chích da ban đầu là âm tính hoặc có nghi vấn.

Test áp bì (Patch test)

Test áp bì (Patch test) được thực hiện bằng cách nhỏ dị nguyên (trong trường hợp này là kháng sinh) bôi lên một hoặc vài vùng da. Sau đó, những vùng da này sẽ được bao phủ bởi một miếng dán và giữ được trong 2 đến 4 ngày và theo dõi, kiểm tra phản ứng trên vùng da đó. Nếu có dấu hiệu của dị ứng thì đó chính là nguyên nhân gây dị ứng.

Test áp bì được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có các phản ứng dị ứng chậm như viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, hồng ban đa dạng,…

Test lẩy da (Prick test)

Test lẩy da là phương pháp sử dụng một lượng dung dịch dị nguyên với nồng độ phù hợp nhỏ lên da của người bệnh, sau đó dùng kim chích vào để dị nguyên đi xuống dưới bề mặt da rồi theo dõi phản ứng của cơ thể với dị nguyên đó. Trong trường hợp này, dị nguyên đó là kháng sinh nghi ngờ gây dị ứng. Ngoài ra, một số dị nguyên khác làm test lẩy da có thể là nấm mốc, sữa, hải sản, phấn hoa, lông chó mèo,… các dị nguyên này thường có sẵn trong nhà hoặc được sản xuất ra. 

Xét nghiệm lẩy da giúp đánh giá nhanh dị ứng qua trung gian kháng thể IgE như mày đay cấp, sốc phản vệ, phù mạch, viêm mũi dị ứng, hen phế quản,…

Test khẳng định (challenge test)

Test khẳng định là phương pháp đưa thuốc với liều lượng từ thấp đến cao vào cơ thể người bệnh rồi theo dõi phản ứng. 

Test IgE trong máu

IgE tăng cao khi có tác nhân gây dị ứng. Xét nghiệm IgE toàn phần trong máu góp phần xác định nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng dị ứng. Dựa vào lượng IgE đặc hiệu với từng loại dị nguyên, bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân dị ứng. Tuy nhiên, độ nhạy của xét nghiệm này thậm chí thấp hơn xét nghiệm lẩy da.

Phương pháp điều trị dị ứng thuốc kháng sinh

Khi có dấu hiệu của dị ứng kháng sinh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Một số biện pháp điều trị dị ứng thuốc kháng sinh như: 

  • Sử dụng thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin giúp giảm lượng histamin trong máu, là một trong những nguyên nhân gây nên các triệu chứng dị ứng. Thuốc kháng histamin làm giảm các triệu chứng dị ứng nhẹ như nổi mẩn, ngứa, phát ban.
  • Sử dụng Epinephrine (Adrenaline): Epinephrine là thuốc dùng để điều trị các phản ứng dị ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ. Khi nghi ngờ triệu chứng shock phản vệ, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời. 
  • Sử dụng thuốc Steroid: Thuốc steroid như prednisolone, methylprednisone làm giảm viêm, giảm các triệu chứng như sưng, hắt xì hơi, sổ mũi,…
  • Giải mẫn cảm: Giải mẫn cảm có thể được thực hiện sau khi bạn bị dị ứng, nếu thực sự cần thiết phải điều trị lại bằng kháng sinh đó. Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng liều lượng nhỏ thuốc kháng sinh trong vài giờ. Sau đó, bạn sẽ được điều trị phản ứng dị ứng. Liều được tăng lên từng chút một cho đến khi đạt đủ liều và thuốc ngừng gây phản ứng dị ứng. Phải dùng một liều thuốc kháng sinh mỗi ngày để giữ cho cơ thể được giải mẫn cảm.

Đặt lịch hẹn chẩn đoán dị ứng thuốc kháng sinh:

Một số lưu ý để tránh dị ứng kháng sinh

Khó có thể biết được chắc chắn rằng bản thân có bị dị ứng thuốc kháng sinh hay không nếu không làm các xét nghiệm dị ứng trước đó. Vì vậy, bạn cần lưu ý một số điều để tránh dị ứng kháng sinh:

  • Đọc hướng dẫn sử dụng thuốc: Với bất kỳ loại thuốc nào, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi sử dụng nó. Không dùng thuốc nếu nó có chứa kháng sinh mà bạn từng bị dị ứng, không chỉ là các loại thuốc dùng đường uống mà bao gồm cả các loại thuốc bôi da. Hãy hỏi dược sĩ nếu bạn không chắc chắn.
  • Nói với bác sĩ, nhân viên y tế về tình trạng dị ứng: Bạn nên thông báo cho bác sĩ biết tên các loại thuốc mà bạn từng bị dị ứng, các triệu chứng khi bị dị ứng thuốc kháng sinh bạn từng bị.
  • Hỏi bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế rằng có cần tránh các loại thuốc khác không: Bạn có nguy cơ bị dị ứng với các loại thuốc khác nếu bạn bị dị ứng với thuốc kháng sinh. Hãy hỏi bác sĩ, dược sỹ về điều này để tránh sử dụng những loại thuốc đó.

Câu hỏi thường gặp

Cách chữa dị ứng thuốc kháng sinh tại nhà?

Bạn có thể sử dụng các thuốc kháng Histamin không kê đơn để giảm các triệu chứng nhẹ của dị ứng thuốc như mẩn ngứa, dị ứng thuốc kháng sinh nổi mề đay. 

Dị ứng thuốc kháng sinh bao lâu thì khỏi?

Tùy vào mức độ, dị ứng thuốc kháng sinh có thể kéo dài từ vài giờ đến hàng tuần, hàng tháng nếu bệnh chuyển mạn tính.  

Làm gì khi bị dị ứng thuốc kháng sinh?

Khi bị dị ứng thuốc kháng sinh, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị để tránh hậu quả xấu hơn, không nên tự xử lý tại nhà.

Dị ứng thuốc kháng sinh nên ăn gì?

Khi bị dị ứng thuốc kháng sinh, bạn nên ăn một số thức ăn tốt cho vi khuẩn đường ruột và tốt cho sức khỏe như sữa chua, tỏi, thực phẩm giàu chất xơ,…

Thuốc dị ứng có phải kháng sinh không?

Thuốc dị ứng không phải thuốc kháng sinh. Thuốc dị ứng là thuốc kháng histamin, một chất gây nên các triệu chứng dị ứng. 

Dị ứng thuốc kháng sinh có nguy hiểm không?

Dị ứng thuốc kháng sinh có thể không nguy hiểm, hoặc cũng có thể nguy hiểm đến sức khỏe hoặc có thể đe dọa tính mạng như shock phản vệ, hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN), hội chứng Stevens-Johnson. 


Trên đây là những thông tin tổng quan về tình trạng dị ứng thuốc kháng sinh, những dấu hiệu của dị ứng thuốc kháng sinh cũng như cách điều trị và phòng ngừa dị ứng thuốc kháng sinh hiệu quả,… Hy vọng bạn đọc sẽ tìm thấy những thông tin mà mình mong muốn qua bài viết.

Nếu bạn hoặc người thân của bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về tình trạng dị ứng thuốc kháng sinh, xin vui lòng đặt lịch khám với bác sĩ trên docosan.com.