Lưu ý 6 loại thực phẩm dễ gây dị ứng thức ăn phổ biến nhất hiện nay

Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, dị ứng thức ăn có thể xảy ra nhẹ hoặc thoáng qua nhưng đôi khi gây nên tình trạng bệnh nghiêm trọng ngay cả khi dùng với một lượng rất nhỏ cũng dễ gây ra tử vong. Vậy, những dấu hiệu dị ứng thức ăn sẽ biểu hiện như thế nào, thực phẩm nào dễ gây dị ứng cần lưu ý, điều trị phải dùng thuốc dị ứng thức ăn ra sao? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết này. 

dị ứng thức ăn

Tóm tắt nội dung

Thế nào là dị ứng thức ăn?

Dị ứng là một loại phản ứng của hệ miễn dịch của cơ thể đối với một chất lạ không thường gây hại cho cơ thể. Những chất lạ này được gọi là chất gây dị ứng (dị nguyên) có thể là lông động vật, phấn hoa, hóa chất, khói bụi, thực phẩm,…

Đối với riêng dị ứng thức ăn được mô tả là phản ứng quá mẫn với các thành phần trong thực phẩm, thông thường là các protein không dễ bị phân hủy bởi các enzyme như protease và bị biến tính bởi nhiệt độ. Dị ứng thức ăn thường liên quan đến một số yếu tố của hệ miễn dịch như IgE, T – cell hoặc cả hai được mô tả như sau:

  • Dị ứng thức ăn qua IgE thường khởi phát cấp tính, trong giai đoạn nhũ nhi và thường xảy ra ở những người có dị ứng gia đình nặng.
  • Dị ứng thức ăn qua T – cell có biểu hiện dần dần và mạn tính, phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Dị ứng thức ăn trung gian bởi cả IgE và tế bào T, bệnh về đường tiêu hóa tăng bạch cầu ái nhân có xu hướng chậm hoặc xuất hiện mạn tính.

Theo Cục Y tế Dự phòng, những thực phẩm dễ gây dị ứng thức ăn nhất bao gồm sữa bò, trứng, đậu nành, đậu phộng, cá, tôm, cua,… với tỷ lệ mắc 2 – 4% ở người lớn và 6 – 8% ở trẻ em, dị ứng thức ăn xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn người lớn và tỷ lệ này sẽ giảm dần theo độ tuổi. Hơn ½ trẻ bị dị ứng thức ăn trong năm đầu tiên có thể sẽ hết khi trẻ được 2 – 3 tuổi. Khoảng 3 – 4% trẻ dị ứng với sữa bò, đậu, hải sản,… thường sẽ kéo dài.

Dựa vào tiền sử dị ứng thức ăn của bố mẹ có thể xác định nguy cơ trẻ bị dị ứng thức ăn khi còn trong bụng mẹ. Ví dụ cả bố và mẹ mắc các dị ứng thức ăn thì con sẽ 50 – 80% có nguy cơ, nếu một trong hai bố mẹ bị dị ứng thì 20 – 40% con có nguy cơ bị. Ngay cả khi bố mẹ không bị dị ứng thức ăn thì vẫn có 5 – 15% trẻ nguy cơ bị dị ứng.

Điều trị dị ứng thức ăn ở đâu an toàn?

Một số cơ sở y tế, phòng khám, bệnh viện có dịch vụ điều trị dị ứng thức ăn đặc biệt là trong việc xử lý các ca dị ứng cấp, sốc phản vệ gây nguy hiểm, bao gồm:

Phòng khám Family Medical Practice 

Là phòng khám cung cấp dịch vụ y tế thuộc sở hữu vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam, được thành lập từ năm 1995 và đã đạt các tiêu chuẩn quốc tế trong hệ thống y khoa. 

Family Medical Practice thường xuyên thực hiện các hội thảo chuyên đề với nhiều chủ đề đa dạng về sức khỏe tổng quát, chuyên đề nhi khoa, dinh dưỡng,… Một số chủ đề đã thực hiện:

  • Nhận thức về hồi sức và sơ cấp cứu: Học các kỹ năng phản ứng trong trường hợp cấp cứu.
  • Bệnh đường hô hấp ở nhi khoa: Hen suyễn, sốc phản vệ và dị ứng.
  • Dị ứng và sốc phản vệ: Dị ứng là gì, cách nhận biết và phản ứng khi gặp tình huống dị ứng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc 

Là một trong những bệnh viện ngoài công lập chú trọng cả chất lượng khám chữa bệnh và dịch vụ cho người bệnh tại Hà Nội với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm. Phòng khám da liễu tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là một trong những địa chỉ uy tín, được nhiều người tin tưởng, đánh giá cao trong điều trị các triệu chứng trên da do dị ứng, đặc biệt là dị ứng thức ăn.

Phòng khám Vigor Health 

Phòng khám Vigor Health có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc, thăm khám và chữa bệnh. Cơ sở vật chất đạt top 6 phòng khám đạt chuẩn của Sở Y tế TPHCM năm 2019, cùng với đội ngũ bác sĩ, y tá hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề. Các chuyên môn thăm khám, chữa trị  trong các trường hợp dị ứng thức ăn bao gồm:

  • Khám nội tổng hợp: Tiêu hóa,…
  • Khám chuyên khoa: Da liễu,…
  • Khám ngoại tổng hợp: Tai mũi họng, Mắt,…

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Victoria Healthcare 

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Victoria Healthcare là hệ thống phòng khám thành lập năm 2005, một trong những thương hiệu uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ sức khỏe cao cấp theo tiêu chuẩn Mỹ cho người Việt. 

Trang thiết bị đầu tư hiện đại theo tiêu chuẩn Mỹ, Nhật, Anh,… và đội ngũ bác sĩ năng động, tâm huyết, được đào tạo liên tục tại các nước y học tiên tiến đặc biệt về chuyên khoa da liễu. Sẵn sàng tư vấn và giải quyết các vấn đề về da như nổi mề đay, dị ứng thức ăn,…

Bệnh viện Thành phố Thủ Đức 

Được thành lập vào ngày 17/03/2020, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức đã và đang dần khẳng định vị thế khám chữa bệnh của bệnh viện ngõ tuyến thành phố, phục vụ khám bệnh cho người dân trên địa bàn Thủ Đức và các tỉnh lân cận. 

Với đội ngũ bác sĩ năng động, sáng tạo, tay nghề cao cùng máy móc, trang thiết bị hiện đại đã đưa bệnh viện trở thành một trong các hiện tượng của ngành y tế. Đặc biệt với khoa khám da liễu, người dân sẽ được phát hiện, chẩn đoán, điều trị các rối loạn về da như viêm da, dị ứng,… 

Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức 

Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức là địa chỉ uy tín về khám chữa bệnh với đội ngũ chuyên gia – bác sĩ hàng đầu, hệ thống trang thiết bị cao cấp hàng đầu thế giới trong chẩn đoán, cùng phác đồ điều trị dị ứng đặc biệt các trường hợp dị ứng thức ăn một cách hiệu quả, khoa học và chi phí hợp lí cho người dân với các khoa thăm khám:

  • Nội tổng quát
  • Nhi khoa
  • Hô hấp
  • Da liễu
  • Tai – Mũi – Họng

Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cơ sở 2

Đây là mô hình phòng khám ngoài giờ đầu tiên tại thành phố đi vào hoạt động, là một trong những cơ sở y tế khám chữa bệnh uy tín trên địa bàn TPHCM và các tỉnh lân cận với hơn 500 cán bộ, y bác sĩ trực tiếp làm việc.

Nên chọn Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM khám dị ứng thức ăn vì đây là cơ sở y tế đầu tiên ở miền nam triển khai xét nghiệm test lấy da tìm nguyên nhân gây dị ứng từ thực phẩm cũng như xét nghiệm lượng IgE trong máu để xem cách cơ thể phản ứng với 40 tác nhân dị ứng khác nhau.

Lưu ý 6 loại thực phẩm dễ gây dị ứng thức ăn

Dưới đây là một số loại thực phẩm điển hình có nguy cơ gây dị ứng thức ăn cho cả người lớn và trẻ em. Cụ thể như sau:

Sữa động vật

Dị ứng sữa là tình trạng hệ miễn dịch cơ thể phản ứng với protein trong sữa động vật là α protein S1-casein trong phần rắn của sữa hoặc whey trong phần lỏng của sữa sau khi lắng qua kháng thể IgE. Qua đó, hệ miễn dịch kích hoạt giải phóng histamin và các chất hóa học trung gian gây dị ứng trên lâm sàng từ nhẹ đến nặng như phát ban, khó thở, nôn, rối loạn tiêu hóa thậm chí là sốc phản vệ, nguy hiểm tính mạng.

Dị ứng sữa bò là loại hay gặp nhất, phần lớn sữa bột và sữa công thức trên thị trường là từ sữa bò nên tỷ lệ trẻ dị ứng cũng gia tăng do nhu cầu sử dụng sữa bột và sữa công thức nhiều. Ngoài ra, có thể gặp các dị ứng với sữa dê, cừu, trâu,… 

Trứng

Theo nghiên cứu trên các thực phẩm gây dị ứng ở Hoa Kỳ, trứng là một trong 9 loại thực phẩm dễ gây dị ứng. Dị ứng trứng được ước tính ảnh hưởng đến 1 – 2% trẻ em, tỷ lệ người lớn mắc dị ứng là 0,6%. Các triệu chứng phổ biến khi bị dị ứng với trứng có thể gặp như:

  • Nổi mề đay, chàm, ban da.
  • Nôn mửa, tiêu chảy, khó tiêu, đau bụng.
  • Ho, viêm mũi, nghẹt mũi, khó thở.
  • Sưng mí mắt, môi, ngứa cổ họng, mắt đỏ và chảy nước mắt.

Tìm ngay bác sĩ để được kiểm tra khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng trên:

Một số loại thịt

Thịt gà

Dị ứng thịt gà thường không phổ biến nhưng có thể gây ra triệu chứng khó chịu, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Dị ứng thịt gà có thể xảy ra ở mọi đối tượng với thịt gà sống hoặc đã qua chế biến. Một số trường hợp dị ứng thịt gà cũng bị dị ứng với trứng gà bởi dưỡng chất lecithin và albumin.

Thịt bò

Thịt bò cũng nằm trong danh sách các thực phẩm dễ gây dị ứng. Những người có cơ địa nhạy cảm như trẻ em hoặc người mắc các bệnh lý viêm da dị ứng, mề đay mẩn ngứa, đặc biệt là người có tiền sử dị ứng thịt nên khi ăn thịt bò dễ tạo gây kích ứng và tạo phản ứng viêm với một lượng lớn histamin khiến nổi mẩn ngứa, khó thở, hạ huyết áp, suy hô hấp và dễ dẫn đến tử vong.

Các thực phẩm lấy từ ong

Mật ong

Mặc dù mật ong có nhiều ứng dụng trong đời sống nhưng cũng có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe con người như dị ứng. Dị ứng mật ong là trường hợp hiếm gặp có thể gây ra bởi hai nguyên nhân phổ biến nhất là phấn hoa và các protein do ong mật tiết ra từ tuyến nước bọt. Người bị dị ứng mật ong thường gặp các triệu chứng: sổ mũi, hắt xì, ngứa họng, phát ban, sưng họng, khó thở và sốc phản vệ,… 

Sữa ong chúa

Dị ứng sữa ong chúa có thể do phản ứng quá mẫn với nhiều loại phấn hoa có trong sữa ong chúa thông qua kháng thể IgE sản sinh ra nhiều histamin và các chất hóa trung gian gây nên các triệu chứng dị ứng: Ngứa, mẩn đỏ, kích ứng niêm mạc dạ dày gây buồn nôn, kích ứng hô hấp gây hen suyễn và tệ hơn là sốc phản vệ.

Nhộng ong

Mặc dù chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng việc sử dụng nhộng ong tiềm ẩn nguy cơ dị ứng cao. Hiện tượng dị ứng nhộng ong xảy ra khi hệ miễn dịch cơ thể phản ứng quá mẫn với các protein lạ trong nhộng. Dẫn đến cơ thể sản sinh nhiều tế bào bạch cầu lympho B và kháng thể IgE giải phóng nhiều histamin gây dị ứng, ngứa ngoài da và có thể ảnh hưởng nhiều bộ phận khác trong cơ thể.

Đặt hẹn chẩn đoán dị ứng thức ăn:

Một số loại ngũ cốc

Đậu phộng

Do sự xác nhận nhầm các protein trong đậu phộng bởi hệ thống miễn dịch trong cơ thể sẽ gây ra dị ứng đậu phộng. Thông thường ăn trực tiếp đậu phộng hoặc thực phẩm chứa đậu phộng sẽ gây nên tình trạng dị ứng này. Ngoài ra, nếu hít phải bụi hoặc không khí chứa bột đậu phộng hoặc dầu ăn từ đậu phộng cũng có thể gây dị ứng.

Đậu nành

Dị ứng đậu nành xảy ra khi hệ thống xác nhận nhầm protein trong đậu nành có hại cho cơ thể. Hệ thống miễn dịch sẽ kích hoạt sản xuất kháng thể immunoglobulin E cho protein trong đậu nành tương tự cũng giải phóng nhiều histamin đổ vào máu gây ra một loạt các triệu chứng dị ứng. Một số yếu tố khiến bị dị ứng đậu nành cao hơn, bao gồm:

  • Tiền sử gia đình bị dị ứng đậu nành.
  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
  • Người đã từng bị dị ứng lúa mì, sữa hoặc các sản phẩm từ đậu khác.

Lúa mì

Trong lúa mì có chứa bốn loại protein gồm albumin, globulin, gliadin và gluten. Dị ứng lúa mì là tình trạng hệ thống miễn dịch phản ứng với bất kỳ loại protein nào trong lúa mì. Một số loại thực phẩm có thể chứa protein lúa mì như bánh mì, bột ngũ cốc, mỳ ống, xúc xích, thịt nguội,… Nếu bị dị ứng lúa mì thì có thể dị ứng với lúa mạch, yến mạch, đại mạch,… 

Đặt lịch hẹn xét nghiệm dị ứng thức ăn khi cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường:

Một số loại hải sản

Cá 

Nhiều nghiên cứu trên cá biển thấy rằng thịt cá biển có độ bền cơ học kém, dễ bị nhiễm các vi sinh vật như Enterobacteriaceae, Morganella morganii,… tiết ra enzyme gây chuyển đổi acid amin histidin trong thịt cá thành histamin dễ gây dị ứng sau khi ăn phải cá biển bị ươn, ôi thiu.

Nếu ăn phải lượng từ 8 – 40mg histamin người nhạy cảm sẽ bị chảy nước mắt, nước bọt; ăn phải lượng từ 1500 – 4000mg sẽ bị nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy, mạch nhanh, khó thở, nổi ban đỏ.

Các hải sản khác (tôm, cua, ghẹ, rạm,…)

Phần lớn các trường hợp liên quan đến dị ứng tôm đều do một loại protein có trong tôm là tropomyosin. Ngoài ra, protein này còn được tìm thấy trong nhiều loại động vật giáp xác khác như cua, ghẹ,… Chính vì vậy, một người được ghi nhận dị ứng tôm thường có khả năng cao sẽ xảy ra phản ứng dị ứng với những động vật thuộc họ giáp xác.

Dấu hiệu dị ứng thức ăn

Khi sử dụng một loại thực phẩm nào đó dù lượng rất nhỏ cũng dễ gây nên phản ứng dị ứng thức ăn có thể xảy ra vài phút hoặc vài giờ sau khi ăn. Các dấu hiệu dị ứng thức ăn có thể gặp như:

  • Sưng, ngứa, cảm giác châm chích ở cổ họng hay lưỡi, niêm mạc miệng.
  • Bị đau bụng, buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.
  • Bị hoa mắt, chảy nước mắt, chóng mặt, đau nhức đầu.
  • Trên da tay, mặt, lưng,… nổi ban đỏ, bị ngứa ran các khu vực nổi ban đỏ.
  • Nặng hơn có thể gây khó thở, hạ huyết áp, choáng váng,…

Riêng ở một số trẻ bị dị ứng thức ăn có các triệu chứng muộn (sau vài ngày ăn phải thức ăn chứa dị nguyên) như: viêm da, lên cơn hen, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, ho dai dẳng không dứt, chảy nước mũi, táo bón, ra mồ hôi trộm, trẻ bị biếng ăn, giảm khả năng tập trung và khó ngủ ngon giấc. Mức độ phản ứng dị ứng thức ăn phụ thuộc rất nhiều vào lượng thực phẩm ăn vào cũng như cơ địa mỗi người.

Dị ứng thức ăn có thể gây nguy hiểm không?

Đối với dị ứng thức ăn thì tình trạng sốc phản vệ là bệnh cảnh lâm sàng nghiêm trọng nhất, dễ dẫn đến tử vong. Sốc phản vệ thường xảy ra sau khi ăn từ vài giây, vài phút hoặc vài giờ sau ăn. Khởi đầu triệu chứng bằng cảm giác lạ thường như:

  • Bồn chồn.
  • Trên hô hấp: Khó thở, nghẹt thở.
  • Trên tiêu hóa, bài tiết: Đau quặn bụng, đi tiêu tiểu không tự chủ được.
  • Trên da: Ngứa ran khắp người.
  • Trên tim mạch: Mạch đập nhanh, hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, hôn mê, cuối cùng là ngừng tim và tử vong sau đó ít phút.

Cách chữa dị ứng thức ăn

Thuốc dị ứng thức ăn chống sốc phản vệ

Epinephrin (Andrenalin) là nền tảng của điều trị phản vệ, đặc biệt gây ra bởi thực phẩm như trứng, hải sản,… giúp làm giảm tất cả các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng của tình trạng cấp cứu này.

Epinephrin có thể được tiêm dưới da hoặc tiêm bắp (liều thường là 0,3 – 0,5ml dung dịch 0,1% ở người lớn hoặc 0,01 ml/kg ở trẻ em, lặp lại mỗi 5 – 15 phút. Sự hấp thu tối đa xảy ra khi thuốc được tiêm bắp (IM) ở phía trước bên (phần giữa ngoài) của đùi.

Thuốc dị ứng thức ăn nhóm kháng histamin (H1)

Các thuốc kháng histamin H1 đóng vai trò đối kháng cạnh tranh với thụ thể histamin tại tế bào đích, histamin không gắn được với thụ thể tế bào nên không gây ảnh hưởng trên cơ thể nên có tác dụng chống dị ứng. Hiện có 2 loại thuốc kháng histamin H1 trên thị trường bao gồm thuốc thế hệ 1 và thế hệ 2:

  • Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1: Promethazin, Chlopheniramin, Diphenhyramin, Hydroxyzin,…
  • Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2: Loratadin, Cetirizin, Fexofenadin,…

Thuốc dị ứng thức ăn từ thảo dược

Ngoài ra, trong dân gian cũng có nhiều cách chữa dị ứng thức ăn bằng những thảo dược thông dụng trong đời sống hàng ngày, có thể kể đến:

Sinh khương (gừng sống)

Sinh khương có vị cay, tính ấm dùng chữa dị ứng, mẩn ngứa thức ăn do cua, cá,… Dùng bài thuốc gồm gừng sống và hành trắng, mỗi vị 15 – 20g cho vào ấm đậy kín sắc lấy nước uống nóng.

Tía tô

Lá tía tô có vị cay, tính ấm. Chữa dị ứng thức ăn do cua, cá, sò,… bằng cách dùng một nắm lá giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì xát vào chỗ ngứa, kiêng dầm nước và ra gió.

Việc điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả cao, người bệnh cần chủ động đặt lịch hẹn điều trị tại các phòng khám:

Hướng dẫn phòng ngừa dị ứng thức ăn

Để phòng tránh dị ứng thức ăn, cần phải lưu ý những nguyên tắc sau đây:

  • Tránh ăn những thực phẩm đã từng gây dị ứng dù biểu hiện của dị ứng thức ăn trước đó là rất nhẹ bằng cách là trước khi quyết định mua một loại thực phẩm nào đó cần phải đọc nhãn và lưu ý các từ ngữ không phổ biến trên bao bì, nhãn sản phẩm như albumin (đạm trứng); casein (đạm sữa),…
  • Đối với trẻ em, có tiền sử gia đình bị dị ứng thức ăn cũng nên theo dõi trẻ cẩn thận ít nhất đến khi trẻ được 3 tuổi. Khi trẻ bị dị ứng thức ăn lúc ăn một loại thực phẩm mới thì nên cho trẻ ăn từng ít một và theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ sau mỗi lần ăn. Bên cạnh đó, nên cho trẻ bú sữa mẹ 4 – 6 tháng đầu để tăng miễn dịch, ngăn ngừa hay giảm bớt một số phản ứng dị ứng ở trẻ nhỏ.
  • Khi ăn ngoài hãy nói với người phục vụ về loại thực phẩm bản thân bị dị ứng để đổi nguyên liệu thực phẩm khác hoặc phục vụ món khác để không bị dị ứng thức ăn đó.
  • Khi nấu ăn trong gia đình, tránh dùng chung dụng cụ nhà bếp với những loại thực phẩm bị dị ứng đã chế biến trước đó vì có thể gây ra nhiễm chéo, vô tình ăn phải dễ gây dị ứng thức ăn đó. 
  • Cẩn thận khi ăn các thực phẩm lạ, các thực phẩm đã qua chế biến sẵn.
  • Không sử dụng thực phẩm hết hạn, bị ôi thiu, nấm mốc,…
  • Tìm hiểu thông tin, kiến thức về dị ứng thức ăn để có thể xử trí trong tình huống khẩn cấp.
  • Nâng cao sức đề kháng bằng cách tăng cường rèn luyện thể dục thể thao và dinh dưỡng hợp lý. 

Việc điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả cao, người bệnh cần chủ động đặt lịch hẹn điều trị tại các phòng khám:


Câu hỏi thường gặp

Dị ứng thức ăn bao lâu thì hết?

Thời gian bị dị ứng thức ăn có thể kéo dài từ 4 – 24 tiếng hoặc khoảng 2 – 3 ngày sẽ khỏi hẳn.

Bị dị ứng thức ăn có được tắm không?

Tắm rửa sạch sẽ giúp da thông thoáng, hỗ trợ làm giảm triệu chứng ngứa do nổi mề đay, dị ứng thức ăn. Lưu ý: Không tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh.

Dị ứng thức ăn có tự khỏi không?

Dị ứng thức ăn có thể tự khỏi, thời gian tự khỏi nhanh hay chậm phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Bị dị ứng thức ăn uống thuốc gì?

Điều trị dị ứng thức ăn trường hợp nhẹ có thể dùng thuốc kháng histamin H1 như loratidin, chlopheniramin,… Trường hợp nặng hơn phải kết hợp các thuốc corticoid để uống hoặc tiêm truyền.

Hi vọng thông qua bài viết này mong rằng các bạn sẽ có thêm những thông tin bổ ích về dị ứng thức ăn, cách phòng tránh cũng như hướng xử trí kịp thời khi bị dị ứng thức ăn trong đời sống hàng ngày. Nếu bạn hoặc người thân của bạn có các dấu hiệu của bị dị ứng thức ăn, xin vui lòng đặt lịch khám với bác sĩ nội khoa.