Dị ứng hải sản xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng bất thường với protein của một số hải sản như tôm, cua, hàu, ốc,… Biểu hiện dị ứng thường gặp là phát ban, ngứa tại vị trí phát ban, nổi mề đay, sưng mắt,… và đôi khi triệu chứng có khả năng đe dọa đến tính mạng. Do đó, bạn cần có biện pháp can thiệp phù hợp ngay khi cơ thể có biểu hiện bất thường sau khi ăn hải sản. Cùng Docosan tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để biết thêm thông tin.
Tóm tắt nội dung
Dị ứng hải sản là gì?
Hải sản là một trong những nhóm thực phẩm giàu canxi và dưỡng chất khác được đông đảo mọi đối tượng yêu thích. Và đây cũng chính là một trong những chất gây dị ứng thực phẩm phổ biến nhất hiện nay.
Dị ứng hải sản là một rối loạn, phản ứng bất thường của hệ miễn dịch. Phản ứng xảy ra khi cơ thể dung nạp protein từ một số hải sản như tôm, cua, cá, mực, hàu, sò, ốc,… Tùy vào cơ địa, có người sẽ phản ứng với tất cả các loại hải sản nhưng có người chỉ phản ứng với một số loại nhất định.
Đối tượng dễ bị dị ứng hải sản như:
- Người có cơ địa nhạy cảm
- Trẻ nhỏ chưa có hệ tiêu hóa hoàn chỉnh
- Người bị viêm da cơ địa, viêm xoang dị ứng, hen suyễn,…
- Tiền sử gia đình bị dị ứng hải sản
Dị ứng hải sản là một trong những loại dị ứng nguy hiểm nhất. Tính đến thời điểm hiện tại đã có không ít người nhập viện do dị ứng thức ăn cao hơn các loại dị ứng khác, trong đó dị ứng hải sản chiếm số đông.
Nguyên nhân gây dị ứng hải sản
Một số nguyên nhân chủ yếu khiến một số đối tượng gặp tình trạng dị ứng hải sản:
- Trong hải sản có chứa nhiều loại protein bổ dưỡng nhưng cũng có một số protein “lạ”. Khi dung nạp vào cơ thể sẽ trở thành những kháng nguyên thực sự làm kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể gây dị ứng.
- Protein trong một số loại hải sản sẽ giữ vai trò là bán kháng nguyên. Khi được dung nạp vào cơ thể, chúng sẽ kết hợp với kháng nguyên sẵn có và gây ra phản ứng dị ứng.
- Một số hải sản có chứa lượng histamin cao. Chất này khi được nạp vào cơ thể cũng gây ra các triệu chứng như dị ứng.
- Tùy vào từng loại và môi trường sống, hải sản có thể chứa độc tố. Một số độc tố không bị phá hủy bởi nhiệt độ đun nấu hoặc các cách chế biến thông thường.
Biểu hiện của dị ứng hải sản thường gặp
Biểu hiện của dị ứng hải sản rất đa dạng và thường xảy ra rất nhanh, có người kéo dài vài phút nhưng vẫn có người kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ. Tùy vào cơ địa mà mức độ nặng nhẹ có thể là:
Biểu hiện nhẹ
- Nổi mề đay từng vùng hoặc khắp cơ thể
- Ngứa ngáy tại vị trí nổi mề đay
- Người nôn nao khó chịu
Biểu hiện nặng
- Nổi ban và ngứa
- Bị phù nề mặt
- Nôn mửa
- Đau quặn bụng
- Có cảm giác nóng rát vùng thượng vị
- Khó thở
- Tiêu chảy
Trường hợp nguy cấp
- Sốc phản vệ
Ngoài ra, dị ứng hải sản cũng kích hoạt các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen suyễn,…
Dị ứng hải sản có nguy hiểm không?
Như vừa được đề cập, dị ứng hải sản sẽ có mức độ từ nhẹ đến nguy kịch tùy vào cơ địa của từng đối tượng. Xét về mức độ nguy hiểm, dị ứng hải sản là một trong những loại dị ứng thực phẩm nguy hiểm. Đặc biệt là trường hợp dị ứng nặng.
Trường hợp dị ứng hải sản mức độ nặng, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng sốc phản vệ với các biểu hiện như:
- Da tái lạnh
- Trụy tim mạch
- Mạch nhanh nhỏ, nổi vân tím
- Tụt huyết áp
- Co thắt thanh quản
- Bất tỉnh
Nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, cần sớm phát hiện các biểu hiện bất thường của người bệnh và nhanh chóng đưa về cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.
Cần làm gì khi bị dị ứng hải sản?
Dị ứng hải sản chỉ xảy ra ở một số ít người có cơ địa không tiếp nhận được thực phẩm này. Tuy nhiên, để phòng ngừa dị ứng hải sản, những đối tượng từng bị dị ứng thì nên dừng hẳn. Trường hợp xuất hiện biểu hiện lạ, bạn cần lập tức ngừng ăn để phòng ngừa trường hợp xấu có khả năng xảy ra.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý thêm một số cách xử lý khi bị dị ứng hải sản:
Bước cần thiết
Khi có biểu hiện dị ứng hải sản, việc cần thiết đầu tiên cần làm là thực hiện kích thích gây nôn để nhanh chóng đẩy các phần thức ăn gây dị ứng ra khỏi cơ thể.
Trường hợp dị ứng hải sản từ nhẹ đến vừa
Đối với trường hợp dị ứng hải sản ở mức độ nhẹ đến vừa, cho người bệnh dùng mật ong pha nước ấm. Vì mật ong có tác dụng kháng khuẩn, giúp làm giảm mẩn ngứa. Riêng trường hợp bị dị ứng tôm, bạn nên dùng cốc nước chanh ấm.
Bên cạnh đó, người bị dị ứng cũng có thể sử dụng thêm kem bôi ngoài chứa các chất phenol, sulfat kẽm hoặc menthol. Đồng thời, kết hợp với thuốc uống kháng histamin (loratadin, phenergan, cetirizin, chlorpheniramine,…) giảm nhẹ tình trạng mẩn ngứa, chảy nước mũi, hắt hơi,…
Trường hợp xuất hiện triệu chứng ngoài da
Khi xuất hiện triệu chứng ngoài da như nổi mẩn đỏ, phát ban đi kèm tiêu chảy, đầy bụng khi ăn hải sản, hãy cùng một cốc nước gừng ấm để làm ấm bụng. Những thành phần hoạt chất có trong gừng sẽ giúp cải thiện triệu chứng này nhanh chóng.
Triệu chứng bị dị ứng hải sản mức độ nặng
Cần nhanh chóng đưa bệnh nhân về cơ sở y tế gần nhất để được xử lý. Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc chống dị ứng phù hợp. Lưu ý, không tự ý sử dụng thuốc chống dị ứng khi chưa có sự cho phép.
Cách xử lý dị ứng hải sản khác
Ngoài các cách xử lý dị ứng hải sản trên, bạn cũng cần lưu ý thêm một số biện pháp khác nhằm hạn chế tối đa triệu chứng chuyển biến nguy hiểm:
- Nên uống nhiều nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, thải độc và làm giảm các triệu chứng dị ứng hải sản.
- Không nên gãi hoặc chà xát vào vết mẩn vì điều này sẽ khiến tình trạng ngứa, sần nề trở nên nghiêm trọng hơn.
Nhiều người tưởng chừng dị ứng hải sản không phải là vấn đề đáng lo ngại nhưng sẽ đáng lo ngại đối với một số trường hợp dị ứng nặng. Chính vì vậy, bạn đừng bao giờ xem nhẹ biểu hiện lạ trên cơ thể sau khi ăn hải sản. Chủ động tìm kiếm giải pháp xử lý phù hợp nhằm hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm về sau.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.