Đến tháng không nên ăn gì? 7 loại thực phẩm cần tránh

Dinh dưỡng là một yếu tố rất quan trọng khi người phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt. Chính vì vậy câu hỏi “đến tháng không nên ăn gì” được rất nhiều người quan tâm. Sau đây, Docosan sẽ giới thiệu đến bạn đọc 7 loại thực phẩm có thể khiến các triệu chứng trong kỳ kinh nguyệt nghiêm trọng hơn mà bạn nên tránh.

Đến tháng không nên ăn gì? Top 7 thực phẩm cần tránh

Muối

Tiêu thụ quá nhiều muối có thể gây đầy hơi. Để giảm tình trạng này, bạn nên hạn chế bổ sung muối vào thức ăn và tránh thức ăn đã qua chế biến kỹ.

đến tháng không nên ăn gì
Mở đầu danh sách “đến tháng không nên ăn gì” là một gia vị quen thuộc

Đường

Ăn quá nhiều đường có thể khiến tâm trạng của bạn xấu đi, bạn nên sử dụng đường ở mức độ vừa phải. Nếu bạn có xu hướng cảm thấy thất thường, chán nản hoặc lo lắng trong kỳ kinh nguyệt, hãy theo dõi lượng đường nạp vào cơ thể và nhờ đó giúp điều chỉnh tâm trạng của bạn.

Cà phê

Caffeine có thể gây đầy hơi và làm trầm trọng thêm cơn đau đầu. Ngoài ra, cà phê cũng có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Nếu bạn có xu hướng bị tiêu chảy trong kỳ kinh nguyệt, bạn nên cân nhắc giảm lượng cà phê.

đến tháng không nên ăn gì
Đến tháng không nên ăn gì? Cân nhắc lượng cà phê mà bạn tiêu thụ

Rượu

Rượu có thể có một số tác động tiêu cực đến cơ thể và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của kỳ kinh nguyệt như làm bạn mất nước, chứng đau đầu nghiêm trọng hơn và gây đầy hơi. Rượu cũng có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy và buồn nôn.

Thức ăn cay

Danh sách “con gái đến tháng không nên ăn gì” không thể thiếu đồ ăn cay nóng. Nhiều người nhận thấy rằng thức ăn cay làm khó chịu dạ dày, tăng nguy cơ bị tiêu chảy, đau dạ dày và thậm chí là buồn nôn. Nếu dạ dày của bạn khó dung nạp thức ăn cay hoặc nếu bạn không quen ăn đồ ăn cay, tốt nhất bạn nên tránh thức ăn cay trong kỳ kinh nguyệt.

đến tháng không nên ăn gì
Không nên ăn thức ăn cay khi đến “tháng”

Thịt đỏ

Trong kỳ kinh nguyệt, cơ thể sản xuất ra chất prostaglandin. Các hợp chất này giúp tử cung co lại và thoát khỏi niêm mạc tử cung, dẫn đến hiện tượng hành kinh. Tuy nhiên, lượng prostaglandin cao lại gây ra chuột rút.

Thịt đỏ là loại thực phẩm chứa nhiều prostaglandin, chính vì vậy bạn nên tránh ăn loại thức ăn này trong thời kỳ kinh nguyệt.

Thực phẩm bạn không dung nạp tốt

Nếu bạn khó dung nạp một số chất nhất định, chẳng hạn như lactose, việc ăn những thực phẩm này có thể gây buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy, khiến bạn thêm khó chịu khi bị đau bụng kinh.

Các biện pháp khắc phục chứng chuột rút khác

Những biện pháp sau đã được nghiên cứu và có thể giúp giảm bớt các triệu chứng chuột rút trong kỳ kinh nguyệt:

  • Tập thể dục. Một số bằng chứng cho thấy rằng tập thể dục, chẳng hạn như cardio và yoga có thể giúp bạn giảm đau bụng kinh.
  • Chườm nóng. Chườm nóng có thể làm dịu cơn đau ở bụng và lưng của bạn.
  • Thuốc. Ibuprofen và các loại thuốc không kê đơn khác có thể làm giảm chứng chuột rút của bạn.
  • Mát-xa. Xoa bóp bụng hoặc lưng có thể giảm đau bụng kinh.
đến tháng không nên ăn gì
Chườm nóng vùng bụng để làm nhẹ cơn đau khi đến “tháng”
Bổ sung vitamin E an toàn bằng ENAT hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh và điều hòa hormone tốt hơn, giảm tình trạng chuột rút.

Bác sĩ tư vấn và điều trị các vấn đề về kinh nguyệt

  • BS. Phí Thị Tuyết Nga là bác sĩ phụ trách phòng khám Chuyên khoa Phụ sản Hoa sen. Với gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa – Quận 4, TP.HCM.

  • BS. Trần Thiện Vĩnh Quân đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa. Hiện đang công tác tại Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn Healthcare – Quận 10, TP.HCM.

Bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc 07 loại thực phẩm để đưa vào danh sách “đến tháng không nên ăn gì”. Nếu các triệu chứng trở nên trầm trọng hoặc bất thường, bạn nên liên hệ với các bác sĩ có chuyên môn để có hướng xử lí phù hợp nhất.


Bài viết được tham khảo từ các Bác sĩ Sản khoa và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com

Nguồn tham khảo: Healthline