Tìm hiểu tình trạng rối loạn kinh nguyệt khi cấy que tránh thai là vấn đề quan trọng cần thiết đối với các chị em phụ nữ đang thực hiện biện pháp ngừa thai này. Sử dụng que tránh thai đang là biện pháp tránh thai ngoài ý muốn được nhiều chị em lựa chọn. Tuy nhiên, cũng giống như những cách tránh thai khác như đặt vòng, uống thuốc tránh thai 1 tháng 1 viên thì đặt que tránh thai cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, trong đó tình trạng rối loạn kinh nguyệt khi cấy que tránh thai. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu tình trạng rối loạn kinh nguyệt khi cấy que tránh thai trong bài viết sau đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Tác dụng của que tránh thai giúp ngừa thai như thế nào?
Trong những năm gần đây, cấy que tránh thai đang dần trở thành biện pháp tránh thai thay thế cho những phương pháp truyền thống trước đây như dùng thuốc tránh thai, đặt vòng tránh thai,… Cấy que tránh thai có hiệu quả cao và không gây ra những bất tiện như quên giờ uống thuốc, ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục vì que tránh thai sẽ được cấy ở vùng da dưới cánh tay và duy trì tác dụng lên đến 5 năm.
Sau khi được cấy vào da dưới cánh tay, que tránh thai sẽ tiết ra một lượng hormone progesterone có tác dụng tác động đến quá trình rụng trứng cũng như tạo mạng nhầy ở cổ tử cung khiến tinh trùng không để đi sâu vào trong gặp trứng. Với ưu điểm có thể sử dụng cho cả phụ nữ sau sinh và đang cho con bú, hiệu quả phòng tránh thai lên đến 99% mà cấy que tránh thai đã trở thành biện pháp tránh thai được nhiều chị em lựa chọn nhất hiện nay.
Xem thêm: Giá cấy que tránh thai
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt khi cấy que tránh thai là gì?
Thực tế cho thấy gần 40% trường hợp nữ giới không thấy hoặc ít kinh, 15% chị em bị chảy máu nhiều hoặc thường xuyên khi cấy que tránh thai, thường gặp vào 6 tháng đầu. Điều này cho thấy rối loạn kinh nguyệt là một trong những tác dụng phụ khi sử dụng biện pháp tránh thai này.
Rối loạn kinh nguyệt khi cấy que tránh thai là đều bình thường. Kinh nguyệt rối loạn do ở mỗi cơ thể nữ giới sẽ phản ứng khác nhau với lượng hormone có trong que cấy tránh thai. Tuy nhiên, nếu sau 3 tháng cấy que vẫn chưa thấy xuất hiện kinh nguyệt nữ giới nên đến cơ sở y tế chuyên khoa tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Phòng ngừa trường hợp rối loạn kinh nguyệt có thể xuất phát từ nguyên nhân:
- Que cấy kém chất lượng.
- Thực hiện sai kỹ thuật.
- Không được bác sĩ khám sàng lọc trước.
Rối loạn kinh nguyệt khi cấy que tránh thai có ảnh hưởng gì?
Việc bị rối loạn kinh nguyệt khi sử dụng biện pháp cấy que tránh thai chính là hiện tượng thường thấy và đã có rất nhiều người gặp phải. Rối loạn kinh nguyệt khi cấy que tránh thai ảnh hưởng đến nhan sắc, vóc dáng, tâm trạng của chị em.
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt nếu như kéo dài quá lâu sẽ khiến cho nội tiết của nữ giới có sự xáo trộn và có sự thay đổi. Việc này sẽ khiến chị em gặp phải tình trạng da bị nám, khô, sạm, nổi mụn, … Ngoài việc khiến cho nhan sắc của chị em bị ảnh hưởng trở nên xấu đi thì nó còn có thể là nguyên nhân khiến chị em bị tăng cân không kiểm soát nữa.
Nữ giới khi bị rối loạn kinh nguyệt thì sẽ khiến cho họ không thể tính được chu kỳ kinh của mình như nào. Hơn nữa việc chu kỳ kinh bị thay đổi có thể là dài thêm hay ngắn lại, lượng máu kinh có lúc nhiều lúc ít,… sẽ khiến cho nữ giới cảm thấy tự ti, khiến cho cuộc sống bị ảnh hưởng rất lớn.
Thêm nữa, việc bị rối loạn kinh nguyệt cũng khiến cho chị em luôn luôn sống trong trạng thái mệt mỏi, cơ thể lúc nào cũng thấy khó chịu, tính tình dễ cáu gắt, stress, đau lưng, đau đầu, buồn nôn, … Ngoài ra, tình trạng này còn khiến cho nữ giới xuất hiện tình trạng giảm ham muốn trong chuyện ấy. Việc này sẽ khiến cho cuộc sống vợ chồng bị ảnh hưởng lớn, hạnh phúc gia đình bị ảnh hưởng.
Xem thêm: Phân biệt máu báo thai và kinh nguyệt
Khắc phục rối loạn kinh nguyệt khi cấy que tránh thai như thế nào?
Chị em muốn nhanh khỏi tình trạng rối loạn kinh nguyệt khi cấy que tránh thai thì nên chú ý một số điều sau:
- Việc đầu tiên mà chị em cần làm đó chính là tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và có cách điều trị phù hợp.
- Khi được bác sĩ khám và kê đơn thuốc thì cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đừng quên việc tái khám để kiểm tra tình hình sức khỏe của mình có được cải thiện chưa.
- Trường hợp tái khám nhưng tình trạng rối loạn không hề thuyên giảm thì cần nên sử dụng phương pháp tránh thai khác.
- Ngoài việc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thì nữ giới cũng cần phải luôn giữ tâm lý thoải mái, cần lập ra cho mình một chế độ ăn phù hợp, sinh hoạt điều độ, lành mạnh để giúp quá trình điều trị được nhanh và hiệu quả hơn.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu tình trạng rối loạn kinh nguyệt khi cấy que tránh thai tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.
Xem thêm:
- Xuất tinh ngoài có thai không?
- Cấy que tránh thai bao nhiêu tiền và cấy ở đâu?
- Tổng hợp chi phí cấy que tránh thai chính xác nhất hiện nay
- Nên đặt vòng hay cấy que tránh thai: Biện pháp nào tốt hơn?
- Tác dụng phụ của cấy que tránh thai bạn cần biết
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.