Ung thư vú và những điều phụ nữ cần biết

Ung thư vú là một trong hai ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ nước ta, là loại ung thư đe dọa mạng sống nhiều nhất nhất ở nữ giới. Do chủ quan, nữ giới thường bỏ quên sức khỏe vòng 1, dẫn đến mắc bệnh ung thư vú ngày càng tăng và ở tình trạng nặng. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú ở một phụ nữ bình thường có thể lên đến 13%. Bệnh liên quan đến nội tiết và việc điều trị ảnh hưởng đến cả hình dáng và tâm lý của người bệnh.

Đọc thêm về Top phòng khám phụ khoa tốt ở TP.HCM

Nguyên nhân dẫn đến ung thư vú

Yếu tố nguy cơ cao dẫn đến ung thư vú:

  • Dậy thì sớm dưới 11 tuổi, mãn kinh muộn trên 55 tuổi
  • Vợ chồng xa cách, ly hôn, góa chồng, không lập gia đình,…
  • Dùng nhiều thuốc an thần,…

Các nguyên nhân gây mất cân bằng Estrogen và Progesteron

  • Béo phì sau mãn kinh
  • Dùng quá nhiều Estrogen, uống thuốc tránh thai kéo dài
  • Sinh đẻ ít, con đầu lòng muộn
  • Kinh nguyệt rối loạn

Yếu tố cơ địa đặc biệt từ phía người bệnh:

  • Bản thân đã từng bị ung thư vú một bên, nhân xơ tuyến vú không được điều trị
  • Gia đình người thân có tiền sử mắc ung thư vú, những người này có nguy cơ cao gấp 9 lần người bình thường
  • Phụ nữ đã cắt bỏ buồng trứng trước 35 tuổi thì nguy cơ thấp

Một số yếu tố khác cũng có thể gây ra bệnh ung thư vú như như chế độ ăn uống, xạ trị, virus,…

Bổ sung đủ vitamin E giúp giảm mạnh nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến gốc tự do và ung thư vú, bổ sung vitamin E an toàn bằng ENAT sau bữa ăn để tối ưu hóa hiệu quả.

Triệu chứng báo hiệu ung thư vú

Ung thư vú ở giai đoạn đầu thường không gây đau đớn và có thể không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, nếu khối u vú phát triển, bạn có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu ung thư vú như sau:

Thấy đau vùng vú nhấm nhứt không thường xuyên, vú bị sưng, biến dạng hay kích ứng da vùng vú hoặc vùng nách, xuất hiện khối u cứng ở vú, vú bị thay đổi kích thước hoặc hình dạng, quầng vú hoặc núm vú có sự thay đổi màu sắc hay các thay đổi khác, chẳng hạn như xuất hiện vết nhăn nhúm hoặc đóng vảy, co rút núm vú, hoặc có tiết dịch núm vú (nếu dịch tiết là máu thì 80% ung thư vú), xuất hiện hạch nách hoặc hạch thượng đòn thường hướng tới ung thư ác tính.

Vì vậy, cần thường xuyên tự kiểm tra vú và đi khám tầm soát định kỳ liên hệ với bác sĩ nếu phát hiện bất kỳ thay đổi bất thường nào ở vú để có thể phát hiện ung thư vú khi ở giai đoạn sớm nhất.

trieu chung ung thu vu
Những triệu chứng của ung thư vú

Chẩn đoán ung thư vú

Khám lâm sàng hỏi bệnh sử, khai thác tiền sử cá nhân về các yếu tố nguy cơ ung thư vú, cũng như tiền căn ung thư gia đình của bệnh nhân. Thăm khám tuyến vú và hạch nách xem coi một cục trong vú khả năng lành hay ác và cho các xét nghiệm để chẩn đoán để tìm khối u hay các dấu hiệu bất thường ở vú và vùng nách.

Khám toàn thân để tìm di căn xa như phổi, gan, xương và đánh giá

Xét nghiệm cận lâm sàng:

  • Chụp hình vú bằng X-quang: được chỉ định trong chẩn đoán và tầm soát ung thư vú. Đây là một phương pháp tầm soát có giá trị và đã chứng minh góp phần làm giảm tỉ lệ tử vong ung thư vú. Hình ảnh bất thường chủ yếu của vú h tìm được là các chấm vôi li ti và các khối (cục). Hình dạng và cách sắp xếp các đốm vôi li ti có thể giúp bác sĩ X-quang cân nhắc xem có phải là ung thư hay không. Khi các đốm vôi li ti chưa đủ để cần phải làm sinh thiết, bác sĩ sẽ đề nghị theo dõi và làm lại nhũ ảnh ở thời điểm thích hợp. Nhiều khi các đốm vôi li ti khiến nghi ngờ ung thư, phải làm sinh thiết. Tương tự, hình ảnh các khối (cục) trên phim vú cũng có thể là lành hoặc ác, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên xử trí phù hợp.
  • Siêu âm vú: Siêu âm vú là một phương tiện chẩn đoán hình ảnh quan trọng sau X-quang. Siêu âm cho biết thêm tính chất của khối (cục) khó xác định trên nhũ ảnh. Siêu âm vú thường được chỉ định, đặc biệt ở các bệnh nhân trẻ có mô vú dày để phân biệt ung thư và các khối (cục) lành tính. Siêu âm được chỉ định để phát hiện di căn hạch nách. Ngoài ra, siêu âm có thể hướng dẫn sinh thiết hoặc chọc hút thử tế bào (gọi là FNA) để chẩn đoán.
  • MRI vú: MRI vú được chỉ định cho một số tình huống bệnh đặc biệt khi X-quang nghi ngờ có ung thư vú tiềm ẩn, nhiều khối (cục), di căn hạch nách chưa rõ nguồn gốc. MRI có thể được thực hiện cho các bệnh nhân có đậm độ mô vú dày, tầm soát ung thư vú có tính gia đình và đánh giá giai đoạn bệnh trước mổ (đặc biệt là ung thư dạng tiểu thùy). MRI vú có thể được sử dụng ở bệnh nhân có đặt túi độn vú. Ngoài ra, MRI vú còn có thể hướng dẫn sinh thiết khi không thấy tổn thương trên nhũ ảnh hoặc siêu âm vú.
  • Hình cắt lớp positron (Positron Emission Tomography: PET): Hiện nay PET và PET/CT được chỉ định khi các phương tiện hình ảnh khác không xác định được trong ung thư vú di căn, PET có thể hỗ trợ đánh giá sự lan tràn của bệnh và có thể giúp thay đổi xử trí ở một số bệnh nhân.
  • Sinh thiết: Đa số các u vú phát hiện qua thăm khám hoặc qua các phương tiện chẩn đoán hình ảnh đều được chỉ định sinh thiết để quyết định hướng xử trí. Có nhiều phương pháp sinh thiết có các ưu điểm và hạn chế khác nhau như: chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (Fine needle Aspiration: FNA), sinh thiết lõi kim dưới hướng dẫn của siêu âm, sinh thiết qua định vị bằng kim dây trên nhũ ảnh, sinh thiết dưới hướng dẫn MRI, sinh thiết mở lấy trọn bướu hoặc một phần bướu. Sự lựa chọn phương pháp sinh thiết nào tùy thuộc vào mức độ nghi ngờ ác tính, kích thước, vị trí bướu, phương tiện sẵn có và ý thích của bệnh nhân.

Giai đoạn ung thư vú và độ ác tính

Giai đoạn bệnh được tính theo khối bướu lớn cỡ nào và có ăn lan tới đâu gồm các giai đoạn 0, I, II, III và IV. Giai đoạn 0 rất sớm, chưa xâm lấn. Giai đoạn I, II ung thư xâm lấn giai đoạn sớm. Giai đoạn III ung thư xâm lấn, tiến triển tại chỗ. Giai đoạn IV đã lan tràn hay di căn xa. Độ ác tính gồm grad thấp (độ 1) các tế bào ung thư lớn chậm, grad trung bình (độ 2) và grad cao (độ 3) các tế bào ung thư lớn nhanh.

Điều trị ung thư vú

Các phương pháp điều trị chuẩn là phẫu trị, xạ trị, hóa trị, liệu pháp nội tiết và liệu pháp sinh học (nhắm trúng đích). Bác sĩ cân nhắc tình hình của người bệnh mà phối hợp vài phương pháp dựa vào các yếu tố như: ung thư vú loại gì, kích thướu bướu cỡ nào, ở giai đoạn mấy, tế bào ung thư có grad cao hay thấp, người bệnh đã mãn kinh chưa, tình trạng của các thụ thể đặc biệt ER, PR, HER2 và sức khỏe chung của người bệnh.

  • Ung thư vú giai đoạn I và II: phẫu thuật, xạ trị hậu phẫu, điều trị hỗ trợ (nội tiết tố)
  • Ung thư vú giai đoạn III: Tia xạ tiền phẫu rồi phẫu thuật Patey, xạ trị hậu phẫu, điều trị hóa chất cũng có thể hỗ trợ trong giai đoạn này.
  • Ung thư vú giai đoạn IV: điều trị triệu chứng là chủ yếu, trong một số trường hợp cũng có thể điều trị hóa chất giai đoạn này.
ung thu vu 2
Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú Patey

Tiên lượng bệnh ung thư vú

Tùy theo giai đoạn bệnh, loại mô học, độ ác tính, tình trạng di căn hạch và các dấu hiện sinh học của bướu (ER, PR và HER2). Ung thư vú có tỉ lệ sống còn tương đối tốt hơn các ung thư khác. Sống còn 5 năm khoảng 81%. Tỉ lệ sống còn cao ở các nước phát triển (từ 58% đến 81%) và tỉ lệ này thấp hơn ở các nước đang phát triển (từ 32% đến 67%).

Phòng và phát hiện sớm ung thư vú.

  • Tổ chức khám định kỳ hàng loạt cho chị em phụ nữ từ 35 tuổi mỗi năm 1 lần để phát hiện sớm u vú khi còn đang ở kích thước nhỏ.
  • Phổ biến cách tự khám vú cho nữ giới để họ có thể tự khám ngay sau khi sạch kinh và nếu có dấu hiệu bất thường liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vẫn khám và điều trị.
  • Phổ biến kiến thức cơ bản về ung thư vú cho các tuyến y tế cơ sở để phát hiện đúng và tránh điều trị sai hướng.

Đọc thêm về 4 phương pháp điều trị ung thư vú hiện nay

Các phòng khám, bác sĩ khám và điều trị ung thư vú

BCSKI Thái Kim Ngân – Quận 1, TP. HCM

Đọc thêm về Top bác sĩ sản khoa tốt ở TP.HCM

Phòng Khám Chuyên Khoa Phụ Sản Hoa Sen – Quận 4, TP. HCM

Phòng khám DHA Healthcare

Đọc thêm về ung thư vú: