06 dấu hiệu ung thư vú dễ nhận biết, nguyên nhân và phòng ngừa

Đây là một bệnh lý có thể được điều trị bởi các bác sĩ thuộc khoa Phụ Sản.

Việt Nam hiện đang đứng đầu thế giới về tỷ lệ mắc ung thư vú, cụ thể: tỷ lệ mắc mới là 15229 ca và tỷ lệ tử vong là 6103 ca theo thống kê của Globocan. Ung thư vú xảy ra ở cả nam giới và phụ nữ, nhưng phổ biến hơn cả là ở phụ nữ. Bệnh có thể được điều trị hoàn toàn nếu như được phát hiện sớm, áp dụng phương pháp điều trị mới, kết hợp với những hiểu biết cần thiết về căn bệnh này. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc dấu hiệu ung thư vú, nguyên nhân cũng như cách thức phòng ngừa bệnh.

Ung thư vú là gì?

Ung thư xảy ra khi có những thay đổi được gọi là đột biến diễn ra trong các gen quy định đến sự phát triển của tế bào. Các đột biến làm cho các tế bào phân chia và nhân lên một cách mất kiểm soát.

Ung thư vú là ung thư phát triển trong các tế bào vú. Thông thường, ung thư hình thành trong các tiểu thùy hoặc các ống dẫn của vú. Ung thư cũng có thể xảy ra trong mô mỡ hoặc mô liên kết dạng sợi trong vú. Các tế bào ung thư không được kiểm soát thường xâm lấn các mô vú khỏe mạnh khác và có thể di chuyển đến các hạch bạch huyết dưới cánh tay. Các hạch bạch huyết là một con đường chính giúp các tế bào ung thư di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể.

dau hieu ung thu vu
Ung thư vú là ung thư phát triển trong các tế bào vú.

2. Dấu hiệu ung thư vú dễ nhận biết

Các dấu hiệu của ung thư vú mà chị em có thể nhận biết qua quan sát bao gồm:

Xuất hiện khối u hoặc có cảm giác dày lên ở vú

Khối u là một triệu chứng điển hình của ung thư vú, tuy nhiên không phải khối u nào cũng là ung thư, đó có thể là 1 khối u lành tính được sinh ra bởi: Nhiễm trùng vú, thay đổi sợi bọc tuyến vú, u sợi tuyến vú, hoại tử mỡ.

Tuy nhiên, bạn nên liên hệ bác sĩ để có chẩn đoán chính xác nhất, đặc biệt là nếu khối u có mật độ cứng và bờ tròn không đều.

Thay đổi kích thước, hình dạng hay vẻ ngoài của vú hoặc núm vú

Ung thư vú có thể gây ra những thay đổi trong cấu trúc da do sự thay đổi và viêm trong các tế bào da. Một số thay đổi này bao gồm:

  • Da dày lên, sần như vỏ trái cam ở bất cứ vị trí nào của vú.
  • Ngứa da (không phổ biến).
  • Da trên vú có vảy quanh núm vú và quầng vú, trông giống như bị cháy nắng hoặc khô da.
  • Sưng toàn bộ hoặc 1 phần vú.
  • Da chuyển màu đỏ, tím hoặc hơi xanh.
  • Núm vú teo, thay đổi kích thước hoặc co rút xuống.

Tiết dịch núm vú

Dịch tiết ra từ núm vú (kể cả đối với phụ nữ đang cho con bú) có màu sắc trong suốt hoặc trắng đục, vàng, xanh, đỏ hoặc có lẫn máu, dịch tiết có lẫn mủ, ở dạng lỏng hoặc đặc có thể là dấu hiệu ung thư vú.

Vết lõm giống lõm đồng tiền

Các chuyên gia cho biết, nếu bạn dơ tay lên cao để khiến ngực căng, sau đó nhìn xuống và thấy vùng “lúm đồng tiền”, đây có thể là dấu hiệu ung thư vú dạng viêm (một dạng ung thư vú tiến triển).

Hạch bạch huyết thay đổi

Các hạch bạch huyết (hay hạch lympho) có cấu trúc trơn, hình bầu dục dẹp, rải dọc theo mạch bạch huyết. Nó đóng vai trò quan trọng giúp giúp bắt giữ các tế bào có thể gây hại, bao gồm vi khuẩn, virus và tế bào ung thư.

Khi tế bào ung thư di căn, vùng hạch bạch huyết dưới cánh tay sẽ là nơi đầu tiên tế bào này di chuyển đến gây ra hiện tượng sưng phù vùng nách.

Đau vùng vú hoặc núm vú

Nếu bạn bị đau vú nghiêm trọng và kéo dài mà không liên quan đến chu kì kinh nguyệt, bạn nên được bác sĩ kiểm tra để xác định đó có phải dấu hiệu ung thư vú không. Mặc dù ung thư vú thường không gây đau, tuy nhiên một vài người bệnh chia sẻ rằng họ cảm thấy đau đớn, nóng rát và khó chịu ở vùng vú.

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vú

Các bác sĩ cho rằng ung thư vú xảy ra khi một số tế bào vú bắt đầu phát triển bất thường. Các tế bào này phân chia nhanh hơn các tế bào khỏe mạnh và tiếp tục tích tụ, tạo thành một khối. Các tế bào có thể lây lan (di căn) qua vú đến các hạch bạch huyết hoặc đến các bộ phận khác của cơ thể.

Các nhà nghiên cứu đã xác định các yếu tố nội tiết tố, lối sống và môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này. Tuy nhiên vẫn chưa tìm ra câu trả lời tại sao một số người không có các yếu tố nguy cơ lại phát triển ung thư, trong khi những người khác có yếu tố nguy cơ lại không bao giờ mắc phải. Có giả thuyết được đưa ra rằng ung thư vú là do sự tương tác phức tạp giữa cấu tạo gen và môi trường của bạn.

Di truyền

Các bác sĩ ước tính rằng khoảng 5 đến 10% trường hợp ung thư vú có liên quan đến đột biến gen di truyền qua các thế hệ trong một gia đình.

Một số gen đột biến di truyền có thể làm tăng khả năng mắc bệnh, điển hình là gen ung thư vú 1 (BRCA1) và gen ung thư vú 2 (BRCA2), cả hai đều làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư vú cũng như ung thư buồng trứng.

Các dấu hiệu khác có thể liên quan đến bệnh ung thư vú

dau hieu ung thu vu
Các yếu tố nội tiết tố, lối sống và môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Ngoài ra, một số yếu tố cũng có thể khiến nguy cơ mắc ung thư vú ở chị em tăng lên như:

  • Điều trị bức xạ vào ngực khi còn nhỏ hoặc vị thành niên.
  • Béo phì.
  • Bắt đầu có kinh trước 12 tuổi.
  • Bắt đầu mãn kinh ở độ tuổi lớn hơn bình thường.
  • Sinh con đầu lòng sau 30 tuổi.
  • Chưa từng mang thai.
  • Phụ nữ dùng thuốc điều trị hormone kết hợp estrogen và progesterone để điều trị các dấu hiệu và triệu chứng của thời kỳ mãn kinh có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn. Nguy cơ mắc ung thư giảm khi phụ nữ ngừng dùng các loại thuốc này.
  • Uống rượu.
  • Tuổi tác cao hơn.
  • Các thủ thuật làm sinh thiết vú nhằm phát hiện ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ (LCIS) hoặc tăng sản không điển hình của vú làm tăng nguy cơ ung thư vú.
  • Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ở một bên vú, bạn sẽ có nguy cơ phát triển ung thư bên vú còn lại.
  • Phụ nữ có nhiều khả năng bị ung thư vú hơn nam giới.

Phòng ngừa ung thư vú

Việc thay đổi sinh hoạt hàng ngày có thể giúp bạn trong việc phòng ngừa ung thư vú:

  • Định kỳ tầm soát ung thư vú (ít nhất 1 năm/lần).
  • Thường xuyên kiểm tra vú để nhận biết nhanh chóng nếu có sự thay đổi bất thường ở vú.
  • Uống rượu ở mức độ vừa phải. Giới hạn số lượng rượu bạn uống không quá một ly mỗi ngày.
  • Tập thể dục hàng ngày ít nhất 30′.
  • Hạn chế liệu pháp hormone sau mãn kinh hoặc sử dụng với liều lượng thấp nhất có thể trong thời gian ngắn nhất.
  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Chọn một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung dầu ô liu nguyên chất và các loại hạt hỗn hợp có thể giảm nguy cơ ung thư vú, các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, chẳng hạn như trái cây và rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và các loại hạt.

Giảm nguy cơ ung thư vú cho phụ nữ có nguy cơ cao

Trường hợp người phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú do các vấn đề về gen di truyền, từng thực hiện liệu pháp hormone sau mãn kinh v.v. bác sĩ có thể chỉ định:

  • Sử dụng thuốc ngăn chặn estrogen, chẳng hạn như chất điều hòa thụ thể estrogen chọn lọc và chất ức chế men aromatase, làm giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Những loại thuốc này có nguy cơ gây tác dụng phụ, vì vậy bác sĩ thường chỉ định những loại thuốc này cho những phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú rất cao.
  • Ngoài ra, những phụ nữ có nguy cơ mắc căn bệnh này rất cao có thể chọn phẫu thuật cắt bỏ bộ ngực khỏe mạnh (cắt bỏ vú dự phòng).

Đọc thêm: Tổng quan 05 giai đoạn của ung thư vú.

Bác sĩ phụ sản bạn có thể quan tâm

BSCKI. Thái Kim Ngân tốt nghiệp trường Đại học Y dược Hà Nội đã có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị các vấn đề về Sản phụ khoa.

Đọc thêm về Top 8 bác sĩ khoa sản giỏi tại TP.HCM

BS. Trần Thiện Vĩnh Quân đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, chuyên về khám phụ khoa định kỳ, khám và điều trị các bệnh viêm nhiễm như âm đạo, cổ tử cung, kiểm soát ung thư cổ tử cung, ung thư vú, siêu âm và khám thai.

Phòng khám Đa khoa Vigor Health nằm trong TOP 6 phòng khám đạt chuẩn chất lượng trong đợt kiểm tra năm 2019 của Sở Y Tế TP.HCM.

Đọc thêm về 8 phòng khám phụ khoa uy tín tại TP. HCM

Ung thư vú là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ với tỷ lệ tử vong khá cao. Việc nhận biết các dấu hiệu và điều trị kịp thời sẽ tăng khả năng được điều trị hoàn toàn căn bệnh nguy hiểm này. Hãy liên hệ với bác sĩ phụ sản hoặc phòng khám uy tín nếu bạn có những nghi ngờ về việc mắc phải ung thư vú.


Bài viết được tham khảo từ các bác sĩ Trần Bảo Ngọc các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com

Docosan là nền tảng đặt lịch hẹn khám bệnh với các bác sĩ và phòng khám đầu ngành tại Việt Nam.