Hướng dẫn điều trị sâu răng trẻ em

Sâu răng trẻ em được biết đến là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ em. Vậy tại sao trẻ em ăn kẹo lại bị sâu răng? Cách chữa sâu răng ở trẻ em như thế nào? Hãy cùng Docosan tìm hiểu về sâu răng trẻ em trong bài viết dưới đây nhé!

Định nghĩa sâu răng trẻ em

Sâu răng trẻ em là một vùng bị tổn thương vĩnh viễn trên răng. Chúng có thể xảy ra ở những chiếc răng đầu tiên (còn gọi là răng sữa của trẻ) và nếu vậy, khi nhổ chúng đi thì liệu trẻ có không còn bị sâu răng hay không? Tuy nhiên khoảng trống để lại sau khi nhổ răng của trẻ  không nên bị bỏ sót, vì đó chính là điều kiện thuận lợi để phát triển sâu răng trẻ em.

Điều gì gây ra sâu răng trẻ em?

Sâu răng xảy ra khi mảng bám trên răng tích tụ lây ngày, chúng ăn mòn men răng và gây ra một khoang trống. Mảng bám răng là một chất dính trên bề mặt răng, và nó hình thành khi vi khuẩn trong miệng kết hợp với thức ăn, nước bọt và acid dạ dày.

Bạn nên biết rằng đánh răng thường xuyên và dùng chỉ nha khoa có thể ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám, vì thế sâu răng thường phát triển khi trẻ đánh răng hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách.

Trẻ em cần đánh răng ít nhất 2 lần một ngày. Tuy nhiên, một số trẻ chỉ chải răng không quá một lần một ngày. Hoặc tệ hơn, chúng hoàn toàn quên đánh răng điều này là nguyên nhân cho hiện tượng sâu răng trẻ em.

Trẻ em đôi khi không thể tự chải răng cho đến khi 6 tuổi. Chính vì vậy, điều quan trọng là người lớn phải đánh răng cho trẻ hoặc giám sát việc đánh răng của trẻ cho đến khi chúng đủ lớn để thực hiện một cách thuần thục.

Ngoài ra, một số trẻ không biết xỉa răng hoặc dùng chỉ nha khoa không đúng cách. Sâu răng trẻ em cũng có thể phát triển khi mảng bám hoặc các mảnh thức ăn không được loại bỏ hoàn toàn khỏi kẽ răng. Dùng chỉ nha khoa có thể rất khó đối với trẻ em, vì vậy vai trò của cha mẹ rất quan trọng trong bước này.

sau-rang-tre-em
Nguyên nhân gây ra sâu răng trẻ em

Ngoài ra, hãy nhớ rằng vệ sinh răng miệng tốt cũng bao gồm cả việc khám răng thường xuyên. Tương tự như người lớn, khám nha sĩ 6 tháng một lần, bạn nên đặt lịch hẹn khám răng cho trẻ.

Vì răng sữa thường xuất hiện vào khoảng 6 tháng tuổi, hãy lên lịch cho con bạn đi khám nha khoa lần đầu tiên ngay sau khi chiếc răng sữa đầu tiên của chúng mọc.

Tuy nhiên, nguyên nhân duy nhất gây ra sâu răng trẻ em không chỉ có việc vệ sinh răng miệng kém, mà bên cạnh đó chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò quan trọng. Vì vậy, nguy cơ sâu răng trẻ em sẽ cao hơn nếu bé ăn nhiều thực phẩm ngọt, đường hoặc thậm chí là tinh bột (kem, bánh quy giòn, bánh ngọt, kẹo, khoai tây chiên, v.v.).

Và mặc dù cần nhiều bằng chứng hơn, một số nghiên cứu cho rằng có thể dễ bị sâu răng trẻ em do di truyền khiến men răng mỏng hơn.

Nhận biết sâu răng trẻ em

Không phải lúc nào sâu răng cũng gây đau, vì vậy có thể khó nhận biết sâu răng ở trẻ. Các dấu hiệu cho thấy có thể có sâu răng bao gồm:

  • Đốm đen hoặc trắng trên răng
  • Trẻ quấy khóc nhiều
  • Trẻ nhạy cảm với đồ uống hoặc thức ăn lạnh
  • Trẻ biếng ăn hoặc bỏ bữa
  • Sưng miệng
  • Lơ mơ, li bì.

Nếu trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ sâu răng, hãy liên hệ với nha sĩ nhi khoa. Họ có thể kiểm tra răng của con bạn để tìm dấu hiệu sâu và điều trị dựa trên mức độ sâu răng trẻ em.

Điều trị sâu răng trẻ em

Trám răng là một phương pháp điều trị phổ biến nhất cho sâu răng trẻ em, đặc biệt khi trẻ có một hoặc nhiều lỗ sâu răng. Bên cạnh răng sữa, trám răng có thể được thực hiện trên răng vĩnh viễn.

Trong quá trình trám răng, nha sĩ sẽ loại bỏ vết sâu răng và sau đó lấp đầy lỗ bằng vật liệu kim loại hoặc composite màu trắng. Việc lấp đầy một khoảng trống hình thành trên răng sữa có thể ngừa sâu răng và bảo tồn răng.

Việc nhổ răng sữa đúng lúc rất quan trọng vì mất răng sữa sớm có thể khiến răng vĩnh viễn mọc không đúng cách. Răng sữa cũng giúp con bạn nhai và nói. Các nha sĩ thực hiện trám răng cho trẻ em và trẻ mới biết đi, đôi khi là trẻ 1 hoặc 2 tuổi.

Trong trường hợp sâu răng trẻ em nặng, nha sĩ có thể khuyên bậc phụ huynh nên bọc mão răng cho trẻ, thường có màu bạc.

Nếu sâu răng trẻ em gây hư hỏng nặng hoặc nhiễm trùng, trẻ có thể cần phải được nhổ răng sữa. Sau khi nha sĩ nhổ răng, họ sẽ giữ cho khoảng trống được mở bằng một loại chất duy trì khoảng trống nhằm giúp răng vĩnh viễn mọc đúng cách.

Thông thường, làm thủ thuật nha khoa trên đối tượng trẻ nhỏ luôn là một thách thức. Vì thế một số nha sĩ sẽ sử dụng N2O hoặc khí cười để giúp trẻ thư giãn trong quá trình phẫu thuật.

Các nha sĩ vẫn phải tiêm thuốc để làm tê nướu, nhưng khí cười thường làm cho việc này dễ dàng hơn nhiều. Nha sĩ cũng có thể cho con bạn uống thuốc an thần trước khi làm thủ thuật trong 1 số trường hợp đặc biệt.

Nếu con bạn bị sâu răng nhiều lần, bạn nên tái khám nhiều lần hơn thay vì điều trị tất cả trong 1 lần duy nhất. Mặc dù điều này có nghĩa trẻ phải gặp nha sĩ nhiều hơn, nhưng nó có thể giúp con bạn cảm thấy thoải mái vì chúng không phải ngồi trên ghế nha khoa trong một thời gian dài.

sau-rang-tre-em
Điều trị sâu răng trẻ em

Nha sĩ có thể khuyên bạn nên cho con bạn ngủ để điều trị nha khoa. Đây được gọi là gây mê toàn thân và thường được khuyến nghị khi trẻ còn rất nhỏ, nếu trẻ bị sâu răng và nếu trẻ khó nằm yên.

Bên cạnh các thủ thuật can thiệp, nha sĩ có thể sử dụng thuốc bôi sâu răng cho trẻ em chứa gel fluoride hoặc phết lên răng của bé một lớp thuốc để bịt kín chỗ bị sâu ở những trường hợp sâu răng nhẹ.

Phòng ngừa sâu răng trẻ em

Cách tốt nhất để ngăn ngừa sâu răng ở trẻ là dạy cách vệ sinh răng miệng tốt. Điều quan trọng là phải giám sát kỹ trẻ khi chúng đánh răng và dùng chỉ nha khoa. Đảm bảo rằng chúng thực hiện đúng kỹ thuật và chải răng đủ thời gian.

Trẻ nên đánh răng hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày. Thứ tự thích hợp được khuyến cáo là dùng chỉ nha khoa trước khi đánh răng. Ngoài ra, nên thăm khám nha khoa cho trẻ đúng hẹn 6 tháng 1 lần.

Đối với cha mẹ có con nhỏ: Đừng quên chăm sóc răng miệng cho trẻ sơ sinh! Ngay cả khi trẻ chưa mọc răng, miệng của chúng vẫn có vi trùng.

Vì vậy, hãy lau nướu của chúng bằng khăn mềm sau mỗi lần bú và chải răng nhẹ nhàng hai lần một ngày bằng kem đánh răng chứa fluoride dành cho trẻ nhỏ, với lượng kem bằng khoảng hạt đậu.

Nếu trẻ thích ăn ngọt, hãy cung cấp các thực phẩm thay thế lành mạnh hơn để giải tỏa cơn thèm ăn và duy trì sức khỏe răng miệng tốt. Các lựa chọn thay thế cho bánh ngọt, kem, bánh quy hoặc kẹo bao gồm:

  • Trái cây có chỉ số GI thấp (quả mâm xôi, quả việt quất)
  • Sữa chua
  • Các loại hạt
  • Chuối đông lạnh
  • phô mai que
  • Nước ép táo không đường
  • Trái cây sấy khô không thêm đường
  • Cà rốt
  • Yến mạch
sau-rang-tre-em

Phòng nha điều trị sâu răng trẻ em

Kết luận

Sâu răng trẻ em là vấn đề rất phổ biến trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé. Vì vậy, điều quan trọng là nhận ra các dấu hiệu ban đầu của sâu răng để liên hệ kịp thời với nha sĩ nhi khoa. Việc trám răng có thể ngăn ngừa sâu răng trở nên tồi tệ hơn, giúp bảo vệ răng của trẻ. Đồng thời chú ý cho trẻ ăn thực phẩm ít đường và vệ sinh răng miệng tốt, có thể giúp bảo vệ răng của trẻ, do đó ngăn ngừa khả năng bị sâu răng trong tương lai.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu những hướng dẫn điều trị sâu răng ở trẻ em tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.
Đoạn


Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có
chuyên môn tại Docosan để điều trị.