Ung thư lưỡi – 8 yếu tố khiến bệnh trở nên trầm trọng

Ung thư lưỡi là một trong những vị trí phổ biến nhất của khối u ác tính ở đầu và cổ. Những năm gần đây, số ca tử vong do ung thư lưỡi ngày càng gia tăng, hàng năm có khoảng 263.900 ca mắc mới và khoảng 128.000 ca tử vong trên toàn thế giới do ung thư lưỡi (theo dữ liệu của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ). Vậy ung thư lưỡi là gì? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết này. 

Ung thư lưỡi là gì?

Ung thư lưỡi là u ác tính thuộc loại ung thư vùng đầu cổ. Lưỡi có 2 phần, phần lưỡi, phần có thể nhìn thấy khi há miệng và phần gốc, là phần gần với họng. Trong khi phần lưỡi trong miệng (hai phần ba phần lưỡi trước) là một phần của khoang miệng thì phần gốc lưỡi (một phần ba lưỡi phía sau) là thành phần phụ của hầu họng. 

Ung thư nằm ở hai phần ba phía trước lưỡi thuộc nhóm ung thư khoang miệng. Ung thư nằm ở một phần ba phía sau lưỡi thuộc nhóm ung thư vòm họng. 90% các khối u trong khoang miệng là ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC), do đó, SCC là loại ung thư lưỡi thường gặp nhất. 

Các giai đoạn của ung thư lưỡi

Giai đoạn của bệnh ung thư cho biết khối u có kích thước lớn như thế nào và đã di căn chưa, phụ thuộc vào:

  • Mức độ của khối u (T): Khối u chính (nguyên phát) đã lớn như thế nào và đã lan đến các mô nào của khoang miệng hoặc hầu họng chưa. 
  • Sự di căn đến các tuyến bạch huyết lân cận (N): Ung thư có di căn đến các hạch bạch huyết gần đó không? Nếu có thì có bao nhiêu khối u đã di căn, có ở cùng hướng với khối u chính không và lớn như thế nào?
  • Sự di căn tới những vị trí ở xa (M): Ung thư có lan đến các cơ quan ở xa như phổi không?

Theo hệ thống TNM: Các số sau T, N và M cung cấp thêm chi tiết về từng yếu tố này, con số cao hơn có nghĩa là ung thư tiến triển hơn.

– Các mức độ:

  • T0: Khối u không xác định được trên lâm sàng
  • N0: Không có hạch
  • M0: Chưa có di căn xa
  • T1: Khối u ĐK < 2cm
  • N1: Xác định được hạch đơn cùng bên <3cm
  • M1 : Có biểu hiện di căn xa
  • T2 : 2cm < Khối u < 4cm
  • N2:
    • N2a: 3cm < Hạch đơn cùng bên < 6cm.
    • N2b: Nhiều hạch cùng bên nhưng không có hạch nào > 6cm.
    • N2c: Hạch hai bên đơn hoặc nhiều hạch nhưng không có hạch nào > 6cm.
  • T3: Khối u > 4cm
  • N3: Bất kỳ hạch đơn hoặc đa KT > 6cm

– Giai đoạn tương ứng với mức độ: 

Giai đoạn:Giai đoạn T N M:
IT1 N0 M0
IIT2 N0 M0
IIIT1 N1 M0
T2 N1 M0
T3 N0, N1 M0
IVT4 N0, N1 M0
Bất kỳT N2, N3 M0
Bất kỳT bất kỳ N M1

Giai đoạn ung thư có thể phức tạp, vì vậy hãy yêu cầu bác sĩ giải thích cho bạn theo cách bạn hiểu. 

Yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư lưỡi

Nguyên nhân dẫn đến ung thư lưỡi chưa được biết rõ, nhưng một số yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư lưỡi đã được xác định. Hai yếu tố nguy cơ phổ biến nhất của ung thư lưỡi là hút thuốc lá, uống rượu thường xuyên.

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ ít được biết đến hơn là nhiễm HPV, sử dụng trầu, tiếp xúc với bức xạ, suy giảm miễn dịch, vệ sinh răng miệng kém và yếu tố di truyền.

Các yếu tố nguy cơ sẽ gia tăng khả năng mắc ung thư nhưng không đồng nghĩa với việc chắc chắn sẽ mắc bệnh này. 

Hút thuốc lá

Thuốc lá là yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ung thư lưỡi. Tất cả các dạng thuốc lá, bao gồm thuốc lá điếu, xì gà, tẩu thuốc, thuốc lá nhai và thuốc hít đều làm tăng nguy cơ. Khói thuốc lá có chứa nitrosamine và hydrocarbon đa vòng là chất gây ung thư chủ yếu trong thuốc lá.

 Nguy cơ phát triển ung thư lưỡi ở những người hút thuốc cao hơn khoảng năm lần so với những người không sử dụng thuốc lá. Những người hút thuốc và cũng uống rượu phải đối mặt với nguy cơ phát triển ung thư đầu và cổ cao hơn 30 lần, kể cả ung thư lưỡi, so với những người trong dân số nói chung.

ung thư lưỡi
Thuốc lá là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất của ung thư lưỡi

Thường xuyên uống rượu

Rượu chuyển hóa thành acetaldehyde, ảnh hưởng đến quá trình sửa chữa DNA. Uống rượu nhiều và thường xuyên làm tăng nguy cơ ung thư lưỡi. Sử dụng rượu và cả thuốc lá cùng nhau càng làm gia tăng nguy cơ ung thư lên rất nhiều.

Một số yếu tố nguy cơ khác

Là nam giới

Đàn ông có nguy cơ phát triển ung thư lưỡi cao hơn phụ nữ. Điều này có thể do tỷ lệ sử dụng thuốc lá và rượu ở nam giới cao hơn ở nữ giới.

Độ tuổi 

Những người trên 45 tuổi có nguy cơ mắc ung thư lưỡi cao hơn. Điều này thường do nhiều năm sử dụng thuốc lá và rượu. Nam giới ở độ tuổi 45 trở lên càng có nguy cơ cao hơn. 

Di truyền 

Di truyền cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư lưỡi, trong gia đình từng có người mắc ung thư lưỡi thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn gấp nhiều lần bình thường.

Vệ sinh răng miệng kém

Chăm sóc răng miệng kém có thể góp phần gây ung thư lưỡi. Nguy cơ thậm chí còn cao hơn ở những người sử dụng rượu và thuốc lá. 

Vấn đề về hệ thống miễn dịch

Ung thư lưỡi có thể xảy ra nếu sử dụng thuốc để kiểm soát hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như cần sử dụng thuốc chống thải ghép sau khi ghép tạng, điều này khiến hệ miễn dịch suy yếu và dễ dẫn đến ung thư. Hệ miễn dịch kém cũng có thể gây ra bởi bệnh tật, chẳng hạn như nhiễm HIV.

Nhiễm HPV

HPV là viết tắt của Human Papilloma Virus, một tác nhân gây ra u nhú trên cơ thể người. HPV là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến, thông thường người nhiễm HPV sẽ không có triệu chứng và tự khỏi, nhưng đôi khi có thể gây bệnh nghiêm trọng. 

HPV bao gồm HPV nguy cơ thấp và HPV nguy cơ cao. HPV nguy cơ thấp gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục và không gây ung thư, HPV nguy cơ cao có thể gây bệnh nghiêm trọng bao gồm cả ung thư. Trong đó, HPV nguy cơ cao gây ra khoảng 60% ung thư vòng họng (bao gồm ung thư gốc lưỡi) khi sinh hoạt tình dục qua đường miệng. 

Ung thư lưỡi phổ biến ở những bệnh nhân nam lớn tuổi, có tiền sử sử dụng thuốc lá và rượu. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc ung thư biểu mô tế bào vảy ở miệng và đáy lưỡi ngày càng tăng đáng báo động trong những thập kỷ qua. Đặc biệt ở phụ nữ và bệnh nhân trẻ tuổi không có các yếu tố nguy cơ phổ biến như hút thuốc là và sử dụng rượu. Điều này được cho là có liên quan đến sự gia tăng đột biến ung thư biểu mô tế bào vảy vùng hầu họng (ung thư gốc lưỡi) liên quan đến HPV. 

Dấu hiệu ung thư lưỡi

Ban đầu, triệu chứng ung thư lưỡi có thể không xuất hiện. Tuy nhiên, ung thư lưỡi có thể được phát hiện bởi bác sĩ hoặc nha sĩ khi kiểm tra miệng để tìm các dấu hiệu ung thư trong quá trình kiểm tra sức khỏe. 

Khi ung thư lưỡi xảy ra trong miệng, dấu hiệu đầu tiên thường là vết loét trên lưỡi không lành. Dấu hiệu ung thư lưỡi này có thể bao gồm đau, chảy máu trong miệng hoặc nổi cục trên lưỡi. 

Khi ung thư lưỡi xảy ra ở vòm họng, dấu hiệu đầu tiên có thể là nổi hạch ở cổ. Các triệu chứng khác có thể bao gồm ho ra máu, sụt cân, đau tai hoặc một khối u ở phía sau miệng, cổ họng hoặc cổ. 

Các triệu chứng ung thư lưỡi khác bao gồm:

  • Cảm giác khó chịu hoặc đau dai dẳng ở lưỡi và/hoặc hàm
  • Mảng trắng hoặc đỏ trên lưỡi lâu biến mất
  • Cảm giác nóng rát ở lưỡi
  • Tê lưỡi
  • Chảy máu lưỡi không do chấn thương
  • Đau họng hoặc cảm giác mắc cổ họng
  • Khó nuốt hoặc nhai
  • Khó di chuyển lưỡi hoặc hàm
  • Khó nói
  • Hôi miệng
  • Giảm cân
  • Mệt mỏi
ung thư lưỡi
Loét miệng lâu lành là dấu hiệu của ung thư lưỡi (nguồn: verywellhealth.com)

Điều trị ung thư lưỡi

Phương pháp điều trị ung thư lưỡi phụ thuộc vào kích thước khối u và tình trạng di căn (giai đoạn bệnh). Ngoài ra, phương pháp điều trị ung thư lưỡi còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và đáp ứng trị liệu của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị ung thư lưỡi chính bao gồm phẫu thuật cắt bỏ vùng tổn thương, xạ trị, hoá trị, riêng lẻ hoặc kết hợp các phương pháp.  

Điều trị ung thư lưỡi còn phụ thuộc vào phần nào của lưỡi bị ảnh hưởng. Bác sĩ sẽ sử dụng các hệ thống đánh giá giai đoạn khác nhau. Hệ thống đánh giá giai đoạn dựa vào tình trạng ung thư xuất phát từ lưỡi hay gốc lưỡi. Nếu xuất phát từ lưỡi sẽ được điều trị như ung thư miệng, nếu từ gốc lưỡi sẽ được điều trị như ung thư hầu họng. 

Biện pháp phòng ngừa ung thư lưỡi 

Tránh các yếu tố nguy cơ

Không hút thuốc lá, sử dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia, ăn trầu, tiếp xúc phóng xạ, hóa chất…

Bảo vệ sức khỏe răng miệng

Dùng chỉ nha khoa, đánh răng thường xuyên để có sức khỏe răng miệng tốt, hạn chế nhiễm bệnh. Khám nha khoa định kỳ kết hợp với các phương pháp sàng lọc giúp bạn phát hiện các dấu hiệu ung thư như: xuất hiện vết loét lâu ngày, màu trắng hoặc đỏ ở hai bên lưỡi…

ung thư lưỡi
Khám nha khoa định kỳ giúp phát hiện sớm ung thư lưỡi

Phòng ngừa HPV 

Bộ Y tế khuyến nghị nữ giới từ 11 đến 26 tuổi nên tiêm phòng vắc xin HPV. Tiêm vắc-xin sau khi tiếp xúc với vi-rút HPV không có tác dụng bảo vệ nhưng có thể bảo vệ chống lại nhiễm trùng mới. Hạn chế số lượng bạn tình, sinh hoạt tình dụng an toàn, sử dụng bao cao su,… cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc virus. 


Câu hỏi thường gặp 

u003cstrongu003eUng thư lưỡi sống được bao lâu?u003c/strongu003e

Thời gian sống của từng bệnh nhân khác nhauu003cstrongu003e u003c/strongu003etùy vào từng giai đoạn và tình trạng bệnh. Tỉ lệ sống sau 5 năm của từng giai đoạn là: giai đoạn I là 57 – 84 %, giai đoạn II là 49 – 70 %, giai đoạn III là 25 – 59 % và giai đoạn IV là 7 – 47 %.

u003cstrongu003eUng thư lưỡi có chữa được không?u003c/strongu003e

Bệnh ung thư lưỡi có chữa khỏi không còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn tiến triển, thể trạng bệnh nhân, mức độ đáp ứng điều trị,… Ung thư lưỡi ở giai đoạn sớm, khi khối u còn nhỏ thì có thể chữa tốt. Vì vậy nên sàng lọc để phát hiện sớm.

u003cstrongu003eKhám ung thư lưỡi ở đâu TPHCM?u003c/strongu003e

Một số bệnh viện uy tín về ung thư nói chung và bệnh hầu họng nói riêng ở TP HCM như: u003cbru003e- Bệnh Viện Ung bướu TP HCMu003cbru003e- Bệnh Viện Đại học Y Dược TPHCMu003cbru003e- Trung tâm Ung bướu – Bệnh viện Chợ Rẫyu003cbru003e- Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM 

u003cstrongu003eXét nghiệm ung thư lưỡi ở đâu?u003c/strongu003e

u003cstrongu003e- u003c/strongu003eViện Pasteuru003cbru003e- Bệnh Viện Ung bướu TP HCMu003cbru003e- Bệnh Viện Đại học Y Dược TPHCMu003cbru003e- Trung tâm Ung bướu – Bệnh viện Chợ Rẫyu003cbru003e- Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM 

u003cstrongu003eUng thư lưỡi có di truyền không?u003c/strongu003e

Ung thư lưỡi có thể do di truyền, trong gia đình từng có người mắc ung thư lưỡi có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn gấp nhiều lần bình thường.

u003cstrongu003ePhác đồ điều trị ung thư lưỡiu003c/strongu003e

– Nguyên tắc: Phẫu thuật cắt bỏ rộng tổn thương ung thư phối hợp với nạo vét hạch vùng cổ. Có thể phối hợp với xạ trị và hóa trị liệu.u003cbru003e- Phẫu thuậtu003cbru003e+ Phẫu thuật cắt rộng lấy bỏ toàn bộ tổn thương ung thư tới mô lành.u003cbru003e+ Phẫu thuật nạo vét lấy bỏ hạch vùng cổ. u003cbru003e+ Tái tạo vùng khuyết hổng bằng vạt phần mềm và/ hoặc xương có cuống mạch  hoặc vạt từ xa với nối mạch vi phẫu.u003cbru003e- Xạ trị: Thường áp dụng xạ trị để hỗ trợ điều trị ung thư lưỡi sau phẫu thuật.u003cbru003e- Hóa trị liệu: Có thể sử dụng trước phẫu thuật và phối hợp điều trị sau phẫu thuật.

u003cstrongu003eUng thư lưỡi phát triển bao lâu?u003c/strongu003e

Tùy đáp ứng điều trị, thể trạng của bệnh nhân mà ung thư lưỡi phát triển theo các thời gian khác nhau.

u003cstrongu003eCác giai đoạn ung thư lưỡiu003c/strongu003e

Gồm 3 giai đoạn: u003cbru003eu003cemu003eGiai đoạn đầu:u003c/emu003e các triệu chứng thường không rõ ràng nên rất dễ bị bỏ qua.u003cbru003eu003cemu003eGiai đoạn toàn phát: u003c/emu003eGiai đoạn này được phát hiện do đau khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói, nuốt. Người bệnh có thể sốt do nhiễm khuẩn, không ăn được nên cơ thể suy sụp rất nhanh.u003cbru003eu003cemu003eGiai đoạn tiến triểnu003c/emu003e: Ở giai đoạn này, thể loét chiếm ưu thế, loét sâu lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới, gây đau đớn, gây bội nhiễm, có mùi hôi, rất dễ chảy máu, thậm chí có thể gây chảy máu trầm trọng.

u003cstrongu003eUng thư lưỡi bao nhiêu tuổi?u003c/strongu003e

Ung thư lưỡi thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi, tuy nhiên ung thư lưỡi có thể gặp ở bất kì độ tuổi nào.


Trên đây là những thông tin tổng quan về ung thư lưỡi, các yếu tố nguy cơ, dấu hiệu, giai đoạn bệnh cũng như các biện pháp điều trị ung thư lưỡi. Hy vọng bạn đọc sẽ nắm rõ những thông tin cần thiết qua bài viết.