6 nguyên do khiến bản thân có cảm giác bị coi thường

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn cảm thấy tự ti, ngại tiếp xúc, mở lòng với mọi người xung quanh. Một trong số đó là cảm giác bị coi thường.Tùy thuộc vào lý do khiến bạn cảm thấy bị coi thường, phớt lờ và cảm xúc ấy tác động như thế nào đến bạn mà chúng ta có nhiều cách để vượt qua cảm giác bị coi như người vô hình. Cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Các nguyên do khiến bản thân cảm thấy bị xem thường

Trong bất kỳ một mối quan hệ nào: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, người yêu…sự tôn trọng luôn được đặt lên hàng đầu. Nó là sợi dây để gắn kết, duy trì và phát triển các mối quan hệ đi lên. Nếu thiếu đi sự tôn trọng tình cảm sẽ rạn nứt, mâu thuẫn, mất đi sự tin tưởng, nghi ngờ lẫn nhau.

Trong thực tế, có rất nhiều người thường xuyên có thái độ xem thường, thiếu tôn trọng với người khác. Điều này khiến cho những đối tượng mà họ hướng đến bị cô lập, thiếu tự tin cũng như sống trong cảm giác bị xa lánh, bỏ rơi, nghi ngờ chính bản thân mình. Nhưng cũng có một số trường hợp, bản thân quá nhạy cảm, chỉ vì những hành vi nhỏ, vô tình của người xung quanh mà có cảm giác bị người khác coi thường dẫn đến những suy sụp tinh thần. 

Phải hiểu rõ rằng, không phải chỉ khi bạn yếu kém mới bị người khác coi thường. Những người tài giỏi, khéo léo vẫn có thể có cảm giác đó. Đó có thể do bản thân họ hướng đến sự hoàn hảo nên luôn quan tâm đến sự đánh giá của người xung quanh nhưng cũng có thể do những người xấu tính, vẫn thích thể hiện sự coi thường dù thua kém người ta.

Đôi khi sự coi thường không đến từ hành động, lời nói mà còn qua cách ứng xử tưởng chừng rất nhỏ hàng ngày. Lần một lần hai có thể vô tình nhưng lâu dần, sự coi thường ấy sẽ khiến người bị coi thường có những cảm xúc tiêu cực: buồn bã, chán nản, mệt mỏi, thiếu tự tin, hòa đồng với người khác. Trong một vài trường hợp sự phản kháng là có hiệu quả nhưng không phải lúc nào cũng được như mong đợi, nhất là với những người vốn đã nhút nhát. Vậy nguyên nhân nào khiến bạn có cảm giác bị người khác coi thường. Hãy cùng điểm qua một vài nguyên nhân sau nhé:

Định kiến ​​về chủng tộc hoặc giới tính

Người khác màu da so với số đông (ở một khu vực địa lý) đối mặt với định kiến ​​và thành kiến ​​góp phần tạo ra cảm giác bị coi thường. Sự phân biệt màu da, phổ biến nhất là da đen và da trắng, khiến cho những người khác biệt sẽ nhận lấy sự coi thường.

Sự coi thường có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Thái độ coi thường trực tiếp là trong hành động, lời nói. Ngay cả khi những người khác không trực tiếp hạ thấp bạn, những đánh giá và định kiến ​​trong tâm trí họ có thể khiến bạn có cảm giác thấp kém và tầm thường.

Sự coi thường có thể xuất hiện ở môi trường: trường học, công sở, nơi ở, khu vui chơi, giải trí…Bất kể ở nơi nào, sự khác biệt chủng tộc, giới tính cũng có thể khiến cho bạn bị người khác coi thường: không được trọng dụng, không được tham gia các hoạt động vui chơi, sinh hoạt, làm việc chung…Một số tình huống phổ biến có thể khiến bạn bị bỏ qua hoặc cảm thấy bị coi thường:

  • Bạn nhận được ít tiền thù lao hoặc sự công nhận hơn so với đồng nghiệp
  • Mọi người cho rằng chủng tộc của bạn các tập quán và phong tục nhất định, kém thông minh hơn hoặc có một bộ kỹ năng cụ thể. Hoặc có lẽ họ nói những điều như, “Bọn da vàng đứa nào cũng giống nhau (phần nhiều nói về đức tính xấu).”
  • Những đóng góp của bạn không được coi trọng, mặc dù môi trường làm việc mang tiếng “đa dạng” hoặc phán xét rằng giá trị của bạn chỉ có vậy.
  • Mọi người bác bỏ bản sắc cá nhân của bạn, không cần tìm hiểu và tôn trọng bản sắc ấy, cũng có thể họ cảm thấy phiền phức với bản sắc của bạn.
  • Người đồng tính cũng là một đối tượng bị coi thường. Ngày nay, việc coi thường, kỳ thị người đồng tính đã giảm bớt đi rất nhiều. Tuy nhiên, nó không hoàn toàn biến mất mà vẫn tồn tại ở một số bộ phận. Việc này khiến cho người ở giới tính thứ 3 ngại thể hiện mình cũng như công khai với mọi người xung quanh, khiến cho họ không tự tin, luôn có cảm giác bị người khác coi thường
coi thường
Sự coi thường xuất phát phần lớn từ định kiến màu da

Sự bỏ bê hoặc lạm dụng tình cảm thời thơ ấu

Nếu cha mẹ dành cho bạn ít sự quan tâm khi bạn còn nhỏ cho đến khi trải qua tuổi dậy thì, cảm giác bị phớt lờ sẽ đeo đuổi bạn đến tuổi trưởng thành.

Có thể cha mẹ bạn đã dùng các cách nuôi dạy con cái khắc nghiệt, thực hiện các nguyên tắc nghiêm khắc và không sẵn lòng xem xét các nhu cầu của con cái. Thông thường, thay vì lắng nghe, trò chuyện để tìm hiểu nguyên nhân thì bố mẹ luôn trách mắng, xem nhẹ lời nói của con cái. Có những bậc cha mẹ xem thường khả năng của con mình, dẫn đến lời nói, ứng xử bộc lộ rất rõ ràng.

Tuy nhiên, cách cư xử của cha mẹ không nhất thiết là lý do khiến tâm hồn non nớt khi bé của bạn cảm thấy bản thân là người thừa hoặc không được yêu thương. Có lẽ khi bé, bạn có ấn tượng rằng ba mẹ quan tâm đến những việc khác nhiều hơn quan tâm đến bạn, hoặc không quan tâm lắm đến việc bạn có ở đó hay không. Bất kỳ trải nghiệm nào trong số này đều có thể khiến bạn lớn lên và cố gắng để lại ấn tượng trong gia đình càng nhỏ càng tốt.

Những lúc như vậy bạn cảm thấy khả năng tàng hình của bản thân thật tốt, bởi vì cư xử như thể người vô hình lúc ấy khiến bạn cảm thấy an toàn. Nhưng một khi bạn kết nối với những người khác, những người trân trọng bạn, cảm giác bị coi thường kéo dài khiến bạn cảm thấy trống rỗng.

Chính vì sự cô đơn, lạc lõng trong chính gia đình, những người thân thuộc, khiến cho bạn khi ra ngoài xã hội cũng mang theo tâm lý ấy, luôn có cảm giác bị người khác coi thường, xem nhẹ mình. Tất nhiên, không phải ai trong hoàn cảnh gia đình như vậy cũng sẽ mang theo tâm lý ấy, có những người vẫn rất tự tin, tạo dựng được giá trị cho bản thân khiến người khác tôn trọng, không dám xem thường.

coi thường
Cha mẹ thường xuyên cãi cọ khiến con trẻ có cảm giác bị tàng hình

Bị bắt nạt cũng là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy bị coi thường 

Bị bạn đồng trang lứa xa lánh là một trong nhiều cách mà trẻ con bắt nạt nhau. Nếu bạn bị phớt lờ và là kẻ ngoài cuộc trong suốt tuổi vị thành niên, bạn có thể tiếp tục bị coi thường khi trưởng thành, lo sợ bị sa thải và từ chối thêm nữa – ngay cả khi bạn khao khát được chấp nhận.

Nhiều học sinh da màu cũng cảm thấy bản thân như vô hình trước giáo viên- người mà rõ ràng cống hiến nhiều thời gian và tâm sức hơn, cho học sinh da trắng. Những thông điệp thẳng thắn và ám chỉ như thế này gây sự chèn ép nội tâm, từ đó khiến bạn cảm thấy vô vọng và bất lực, mất tự tin vào năng lực bản thân.

Bị bắt nạt không chỉ ở môi trường học đường mà ở cả môi trường công sở, khi bạn đã trưởng thành. Nếu ở trường học bạn bị cô lập, xa lánh, bị đánh hội đồng, trêu chọc…thì ở nơi làm việc, bạn sẽ bị chơi xấu, không được tham gia vào những nhóm hay những buổi tụ tập, bị sai khiến…

coi thường
Trẻ thường xuyên bị bạn bè bắt nạt thường có hiện tượng bị coi thường

Hiền quá bị coi thường

Nhút nhát có nghĩa là bạn thường cảm thấy khó mở lòng với những người mới. Biểu hiện của sự nhút nhát là đợi người khác thực hiện động thái đầu tiên, lo lắng mọi người nghĩ gì về bạn và tránh nói chuyện với bất kỳ ai trừ khi họ đến gần bạn. Sự nhút nhát, thụ động khiến bạn cảm thấy mình làm gì cũng sai, luôn lo sợ, suy nghĩ về những điều mà người khác nghĩ về mình. Chính tâm lý đó khiến bạn cảm thấy bị xem thường bởi những người xung quanh.

Sự nhút nhát thường kéo theo một số xung đột. Bạn có thể muốn không được chú ý vì bạn cảm thấy không thoải mái khi tương tác với người khác, nhưng bạn vẫn muốn kết nối và hình thành tình bạn.

Khi mọi người đã quen với sự im lặng của bạn, khi bạn đột nhiên lên tiếng, mọi người sẽ vô tình không chú ý đến bạn. Từ đó bạn có thể cảm thấy mình hiền quá bị coi thường.

Nếu như được coi trọng, mỗi khi bạn nói chuyện, phát biểu người khác sẽ chú ý, quan tâm đến lời nói, thái độ, cảm xúc của bạn. Tuy nhiên, khi họ phớt lờ, không tập trung, xem nhẹ lời nói của bạn thì chứng tỏ bạn đang bị coi thường.

Các triệu chứng sức khỏe tâm thần

Cảm giác bản thân như người vô hình có thể có nhiều tầng nghĩa khi nói đến các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần. Đôi khi, bạn cảm giác người khác coi thường mình nhưng thực tế không phải như vậy. Đó là cảm giác thiếu tự tin, nghi ngờ năng lực của bản thân, cho rằng mình làm sai, yếu kém, không đóng góp được gì cho tập thể. Chính sự nghi ngờ đó khiến bạn quan tâm quá mức tới việc người khác đánh giá về mình và có cảm giác bị coi thường.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bị ảnh hưởng tâm thần cũng là nguyên do khiến người khác coi thường và bạn cảm nhận được điều đó.

Những mối quan tâm về sức khỏe tâm thần như trầm cảm hoặc lo âu xã hội có thể khiến bạn tránh dành thời gian cho người khác. Cuối cùng, bạn bè và những người thân yêu có thể phản hồi nhu cầu lẩn tránh của bạn và ngừng tiếp cận.

Hơn thế nữa, sức khỏe tâm thần là một căn bệnh vô hình. Những người thân yêu của bạn không nhận ra nỗ lực trải qua từng ngày của bạn. Họ có thể đưa ra những nhận xét thiếu tế nhị nhằm giảm thiểu phiền muộn của bạn. Bạn cũng có thể cảm thấy bị coi thường, thậm chí là vô hình, khi bạn không thể nhận được sự hỗ trợ hoặc điều trị mà bạn cần.

coi thường
Con trẻ có thể bị trầm cảm nếu bị coi thường

Cha mẹ, thầy cô và những người thân yêu có thể khiến bạn cảm thấy bản thân không được coi trọng khi họ:

  • Bác bỏ các triệu chứng bất thường về sức khỏe tâm thần ở bạn
  • Cho rằng bạn phiền muộn vì bạn muốn thế, cảm thấy bạn đang giả vờ để được quan tâm, chăm sóc, gây sự chú ý, đồng cảm của người khác.
  • Nói những câu như: ” ai chẳng từng trải qua cảm giác này” hay ” con chỉ cần cố gắng hơn để vượt qua”
  • Không muốn chia sẻ, giúp đỡ bạn trong trò chuyện,công việc, sinh hoạt, vui chơi…hàng ngày

Khuyết tật hoặc tổn thương có thể thấy được

Nếu bạn sống chung với tình trạng khuyết tật có thể nhận biết được hoặc có các dấu hiệu bệnh tật đáng chú ý khác, chẳng hạn như bệnh da liễu hoặc hói đầu sau khi hóa trị, bạn có thể cảm thấy mình bị soi mói lẫn bị coi thường.

Mọi người có thể nhìn chằm chằm, hỏi những câu hỏi thiếu tế nhị hoặc thiếu suy nghĩ hoặc tập trung vào tình trạng khuyết tật hoặc sức khỏe của bạn thay vì bạn là ai. Họ cũng có thể đưa ra giả định về những gì bạn có thể làm thay vì dành thời gian để hỏi.

Bạn có thể có ấn tượng rằng họ chỉ chú ý đến khuyết tật hoặc sự khác biệt của bạn, thay vì công nhận bạn là một người có giá trị theo đúng nghĩa của bạn.

Vì sao nên nói chuyện với chuyên gia tâm lý?


Bất kể lý do gì khiến bạn cảm thấy mình không được nhìn nhận, chuyên gia trị liệu tâm lý có thể đưa ra hướng dẫn và hỗ trợ. Các chuyên gia tâm lý cung cấp một không gian an toàn để bạn giải phóng cảm giác làm người vô hình được giấu kín bấy lâu. Họ cũng giúp bạn nhận thức rõ hơn về những nguyên nhân có thể gây ra cảm giác ấy.

Các bác sĩ, chuyên gia tâm lý là người có đầy đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng để đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, từ đó đề xuất phương pháp trị liệu. Việc trị liệu có phương pháp, giúp người bệnh có hướng điều trị khoa học, hợp lý giúp tình trạng có cảm giác bị coi thường được gỡ rối cũng như được giải tỏa hơn.

coi thường
Cha mẹ cần tìm đến sự hỗ trợ từ phía chuyên gia tâm lý

Một nhà trị liệu cũng có thể giúp bạn:

  • Điều hướng những ảnh hưởng của chấn thương trong quá khứ
  • Khám phá các triệu chứng sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến các mối quan hệ cá nhân
  • Giải quyết những khó khăn khi bày tỏ suy nghĩ hoặc cảm xúc
  • Rèn luyện kỹ năng giao tiếp lành mạnh

Tốt nhất bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ sớm hơn là muộn khi cảm giác bị coi thường kéo dài khiến bạn cảm thấy tuyệt vọng hoặc chán nản hoặc bắt đầu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn. Bấm nút đặt lịch chuyên gia tâm lý Phạm Thị Bích Phượng ngay bên dưới.

Khi có cảm giác bị coi thường, bạn nên làm gì?

Khi có cảm giác bị coi thường, bên cạnh việc tìm kiếm sự hỗ trợ của bác sĩ, chuyên gia tâm lý, bạn cũng có thể áp dụng một trong những cách sau:

  • Nếu bị bắt nạt một cách nặng nề, thô bạo ở trường học, nơi làm việc…bạn có thể tìm sự giúp đỡ từ người lớn, người có chức quyền hơn như:  thầy cô, phụ huynh, cấp trên…để có hướng giải quyết.
  • Trong các mối quan hệ, nếu cảm giác bị coi thường, bạn có thể trao đổi thẳng thắn với người đó để họ điều chỉnh hành động, lời nói cho phù hợp. Có một vài người, sự vô tâm của họ khiến bạn bị tổn thương, hãy nói lại với họ để họ chú ý hơn còn với những người cố tình, đó cũng như một lời nhắc nhở. Trao đổi thẳng thắn, nhẹ nhàng, tránh cãi vã, nặng lời vì có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
  • Bị coi thường đồng nghĩa với việc họ sẽ sai khiến, bắt nạt bạn trong mọi hoàn cảnh và cho rằng sự giúp đỡ của bạn là điều hiển nhiên. Thay vì thỏa hiệp, bạn hãy học cách từ chối trong trường hợp bạn không muốn hoặc không thoải mái. 
  • Trong trường hợp việc nói chuyện, trao đổi không đạt được hiệu quả mong muốn.Thay vì phải sống và làm việc trong một môi trường độc hại, luôn có cảm giác bị coi thường bạn hãy chấm dứt mối quan hệ đó, thay đổi môi trường làm việc, môi trường sống…
  • Tự tin, tài giỏi chính là chìa khóa giúp bạn thoát khỏi cảm giác bị coi thường. Hãy luôn nâng cấp bản thân mình mỗi ngày, từ ngoại hình, ứng xử, kiến thức…, tôn trọng, yêu thương chính bản thân mình, đừng quan tâm đến phán xét của những người xung quanh.
  • Không nên nhẫn nhịn quá mức trong các mối quan hệ, hãy thẳng thắn trao đổi, đề xuất, đóng góp ý kiến không chỉ giúp bạn tự tin mà còn nâng cao giá trị trong mắt mọi người. Lần đầu có thể bị đánh giá nhưng những lần sau, với sự tự tin quan điểm của bạn sẽ được ghi nhận.

Cảm giác bị coi thường khiến bạn luôn sống trong tâm trạng lo lắng, chán nản, không muốn chia sẻ hay giao lưu với những người xung quanh. Cảm giác ấy còn khiến bạn tự dằn vặt bản thân vì cho rằng mình chưa đủ tốt, mình luôn sai và luôn quan tâm đến cái nhìn, đánh giá của người khác. Vượt qua cảm giác bị coi thường không chỉ khiến bạn tự tin, hòa đồng, vui vẻ hơn mà còn khiến mọi người có nhìn nhận khác về khả năng, giá trị của bạn.

  • How to be seen or heard when you’re feeling invisible – Psychcentral
Contact Me on Zalo
Call Now Button