Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rối loạn giấc ngủ là một thuật ngữ chung dùng để chỉ các tình trạng ảnh hưởng đến khả năng có giấc ngủ ngon một cách thường xuyên. Việc thiếu ngủ có thể gây tác động tiêu cực đến năng lượng, tâm trạng, sự tập trung và sức khỏe. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tinh quan trọng về các loại rối loạn giấc ngủ, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.

1. Các loại rối loạn giấc ngủ khác nhau là gì?

Mất ngủ

Mất ngủ đề cập đến tình trạng khó có thể đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Mất ngủ có thể gây ra bởi tình trạng jet lag (hội chứng của cơ thể do thay đổi múi giờ mà không có sự đồng bộ), căng thẳng và lo lắng, nội tiết tố hoặc các vấn đề tiêu hóa. Loại rối loạn giấc ngủ này phổ biến nhất ở người lớn tuổi và phụ nữ.

Mất ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn, gây ra:

  • Phiền muộn.
  • Khó tập trung.
  • Cáu gắt.
  • Tăng cân.
  • Hiệu suất công việc hoặc học tập suy giảm.

Mất ngủ thường được phân thành ba loại:

  • Mãn tính: Chứng mất ngủ xảy ra thường xuyên trong ít nhất 1 tháng.
  • Không liên tục: Mất ngủ xảy ra theo chu kỳ.
  • Tạm thời: Chứng mất ngủ kéo dài chỉ vài đêm.
roi loan giac ngu la gi
Bài viết giải đáp câu hỏi rối loạn giấc ngủ là gì?

Chứng ngưng thở lúc ngủ

Đây là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng khiến cơ thể hấp thụ ít oxy hơn. Nó cũng có thể khiến bạn thức giấc vào ban đêm. Chứng ngưng thở lúc ngủ được chia thành hai loại:

  • Ngưng thở khi ngủ do luồng không khí bị tắc nghẽn, không gian trong đường thở quá hẹp.
  • Ngưng thở khi ngủ do nguyên nhân trung ương: Có vấn đề trong kết nối giữa não và các cơ kiểm soát hơi thở của bạn.

Bệnh mất ngủ giả (Parasomnias)

Parasomnias là một loại rối loạn giấc ngủ gây ra các cử động và hành vi bất thường trong khi ngủ, bao gồm:

  • Mộng du.
  • Nói mớ.
  • Rên rỉ.
  • Gặp ác mộng.
  • Đái dầm.
  • Nghiến răng hoặc nghiến chặt hàm.

Hội chứng chân không nghỉ (Restless Legs Syndrome – RLS)

Hội chứng chân không nghỉ (Restless Legs Syndrome – RLS) là một dạng rối loạn thần kinh, khiến cho người mắc phải cảm thấy đau nhói, khó chịu, ngứa ran ở chân v.v. và có nhu cầu quá mức bình thường để di chuyển chân. Các triệu chứng xảy ra phổ biến nhất vào ban đêm.

RLS thường liên quan đến một số tình trạng sức khỏe, bao gồm rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và bệnh Parkinson, tuy nhiên nguyên nhân chính xác vẫn chưa được kết luận.

Chứng ngủ rũ

Chứng ngủ rũ chỉ tình trạng mà bạn sẽ đột nhiên cảm thấy vô cùng mệt mỏi và ngủ thiếp đi mà không có dấu hiệu báo trước.

Rối loạn này cũng có thể gây tê liệt khi ngủ, khiến bạn không thể di chuyển ngay sau khi thức dậy. Chứng ngủ rũ có thể xảy ra một cách tự nhiên, nhưng cũng có thể liên quan đến một số rối loạn thần kinh nhất định, chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng.

2. Các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ

Các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và loại rối loạn giấc ngủ. 

Tuy nhiên, các triệu chứng chung của rối loạn giấc ngủ bao gồm:

  • Khó đi vào giấc ngủ.
  • Mệt mỏi vào ban ngày.
  • Buồn ngủ nhiều trong ngày.
  • Cách thở bất thường.
  • Cảm thấy cáu kỉnh hoặc lo lắng.
  • Suy giảm hiệu suất tại nơi làm việc hoặc trường học.
  • Thiếu tập trung.
  • Phiền muộn.
  • Tăng cân.
chung roi loan giac ngu
Chứng rối loạn giấc ngủ cũng có thể gây tăng cân

3. Nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ

Có rất nhiều tình trạng, bệnh lý và rối loạn khác có thể gây ra rối loạn giấc ngủ.

Dị ứng và các vấn đề về hô hấp

Dị ứng, cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có thể khiến bạn bị khó thở vào ban đêm.

Đi tiểu thường xuyên

Tiểu đêm hoặc đi tiểu thường xuyên có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn và khiến bạn thức giấc vào ban đêm. Sự mất cân bằng nội tiết tố và các bệnh về đường tiết niệu có thể đóng vai trò vào sự phát triển của tình trạng này.

Hãy ngay lập tức liên hệ bác sĩ nếu bạn gặp tình trạng đi tiểu thường xuyên kèm theo chảy máu hoặc đau đớn.

Cơn đau mãn tính

Các cơn đau liên tục có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, hoặc thậm chí đánh thức bạn sau khi bạn chìm vào giấc ngủ. Một số nguyên nhân phổ biến nhất của cơn đau mãn tính bao gồm:

  • Viêm khớp.
  • Hội chứng mệt mỏi mãn tính.
  • Đau cơ xơ hóa.
  • Bệnh viêm ruột.
  • Nhức đầu dai dẳng.
  • Đau lưng liên tục.

Trong một số trường hợp, cơn đau mãn tính thậm chí có thể trầm trọng hơn do rối loạn giấc ngủ. 

Căng thẳng và lo lắng

Căng thẳng và lo lắng thường có tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ. Bạn có thể khó đi vào giấc ngủ hoặc không ngủ được. Các cơn ác mộng, nói mớ hoặc mộng du cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.

4. Điều trị rối loạn giấc ngủ

Điều trị rối loạn giấc ngủ có thể khác nhau tùy thuộc vào loại rối loạn và nguyên nhân gây ra.

Điều trị y tế

Điều trị y tế cho rối loạn giấc ngủ có thể bao gồm:

  • Thuốc ngủ.
  • Bổ sung melatonin.
  • Thuốc dị ứng hoặc cảm lạnh.
  • Thiết bị thở hoặc phẫu thuật (thường dùng cho chứng ngưng thở khi ngủ).
  • Dụng cụ bảo vệ răng (khi bệnh nhân hay nghiến răng).

Thay đổi lối sống

Điều chỉnh lối sống có thể cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ, đặc biệt là khi được thực hiện cùng với các biện pháp điều trị y tế. 

  • Kết hợp nhiều rau và cá vào chế độ ăn uống, giảm lượng đường.
  • Giảm căng thẳng và lo lắng bằng cách tập thể dục thường xuyên.
  • Tuân theo một lịch trình ngủ nghỉ đều đặn.
  • Uống ít nước trước khi đi ngủ.
  • Hạn chế lượng caffein, đặc biệt là vào buổi chiều muộn hoặc buổi tối.
  • Giảm sử dụng thuốc lá và rượu.
  • Ăn các bữa ăn ít carbohydrate hơn trước khi đi ngủ.
  • Duy trì cân nặng hợp lý dựa trên khuyến nghị của bác sĩ.
  • Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày.

5. Chuyên gia tâm lý và Trung tâm tư vấn uy tín

Rối loạn giấc ngủ là một tình trạng khá phổ biến và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, làm việc và các mối quan hệ của người bệnh. Việc kết hợp điều trị y tế và thay đổi lối sống có thể giúp bạn chữa khỏi chứng rối loạn giấc ngủ một cách hiệu quả.


Bài viết được tham khảo từ Chuyên gia tâm lý Trần Anh Vũ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com.

Nguồn tham khảo: Healthline