Những điều bạn cần biết về rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một hình thức của rối loạn lo âu, chiếm 2% dân số thế giới (phổ biến hơn bệnh tâm thần, rối loạn lưỡng cực hay rối loạn hoảng sợ v.v.). Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích những điều bạn cần biết về chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

1. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế – COD là gì?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (hội chứng OCD) là một hội chứng đặc trưng bởi những suy nghĩ lặp đi lặp lại đến mức ám ảnh và có một sự thúc giục quá mức (phi lý) để thực hiện một số hành động (cưỡng chế) cụ thể.

Mặc dù những người mắc chứng OCD có thể biết rằng suy nghĩ và hành vi của họ không hợp lý, nhưng thường không thể ngăn chặn chúng.

2. Các loại rối loạn ám ảnh cưỡng chế – OCD

Có một số loại ám ảnh cưỡng chế (OCD) khác nhau, phổ biến nhất bao gồm:

  • Ám ảnh liên quan đến nỗi sợ dơ bẩn (vi trùng) với các hành vi cưỡng chế như làm sạch, giặt giũ v.v.
  • Nỗi ám ảnh liên quan đến tính đối xứng hoặc chủ nghĩa hoàn hảo.
ocd la gi
Người mắc chắc OCD liên tục thực hiện một hành vi nào đó

Theo Tiến sĩ Jill Stoddard, tác giả cuốn sách “Be Mighty: A Woman’s Guide to Liberation from Anxiety, Worry, and Stress Using Mindfulness and Acceptance”, những ám ảnh khác bao gồm:

  • Những suy nghĩ không mong muốn về tình dục.
  • Sợ làm hại bản thân hoặc người khác.
  • Sợ làm những hành động bốc đồng.
  • Liên tục kiểm tra, đếm, cầu nguyện lặp đi lặp lại, hoặc bệnh nhân có xu hướng tránh né (ví dụ như tránh các vật sắc nhọn).

3. Nguyên nhân gây ra rối loạn ám ảnh cưỡng chế – OCD

Nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng người bị OCD có một số khu vực của não có thể không phản ứng bình thường với serotonin – một chất hóa học mà một số tế bào thần kinh sử dụng để giao tiếp với nhau.

Ngoài ra, di truyền cũng góp phần gây ra OCD. Nếu bạn, cha mẹ hoặc anh chị em của bạn mắc chứng OCD, thì có khoảng 25% khả năng một thành viên khác trong gia đình cũng mắc bệnh này.

Các triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường trở nên tồi tệ hơn do căng thẳng, các vấn đề liên quan đến trường học, công việc, các mối quan hệ hoặc các sự kiện trong cuộc sống. Các chuyên gia cũng cho rằng OCD thường xảy ra cùng với các tình trạng khác, bao gồm:

  • Rối loạn tăng động, giảm chú ý ở người lớn (ADHD).
  • Hội chứng Tourette.
  • Trầm cảm nặng.
  • Rối loạn lo âu xã hội.
  • Rối loạn ăn uống.

4. Triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế – OCD

Suy nghĩ ám ảnh hoặc hành vi cưỡng chế liên quan đến OCD thường kéo dài hơn một giờ mỗi ngày và cản trở cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Sự ám ảnh

Những suy nghĩ hoặc hành động lặp đi lặp lại. Những người mắc chứng OCD có thể nhận ra hoặc không phân biệt được những suy nghĩ đó có đúng hay không. Họ cũng có thể phải kìm nén và chịu đựng quá mức sự lo lắng dẫn đến thực hiện những hành vi cưỡng chế để giảm bớt lo lắng.

am anh cuong che
Người bị OCD liên tục thực hiện một hành vi để giảm sự lo lắng

Xu hướng ép buộc

Những hành động lặp đi lặp lại để tạm thời giảm bớt căng thẳng và lo lắng do ám ảnh mang lại. Thông thường, những người mắc chứng cưỡng chế tin rằng những hành động này sẽ ngăn chặn điều gì đó không tốt xảy ra.

5. Điều trị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Kết hợp phương pháp sử dụng thuốc và trị liệu tâm lý sẽ giúp cho việc điều trị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế được hiệu quả nhất.

Sử dụng thuốc

Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) là một loại thuốc chống trầm cảm được sử dụng để giảm các hành vi ám ảnh và cưỡng chế.

Trị liệu tâm lý

Trò chuyện với chuyên gia tâm lý có thể giúp bạn thực hành kỹ năng thay đổi kiểu suy nghĩ và hành vi.

Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) và liệu pháp tiếp xúc, phản ứng là những loại liệu pháp trị liệu có hiệu quả đối với nhiều người mắc chứng OCD.

Liệu pháp “Tiếp xúc và phòng ngừa đáp ứng (ERP)” cũng thường được sử dụng nhằm mục đích cho phép một người bị OCD đối phó với sự lo lắng liên quan đến những suy nghĩ ám ảnh theo những cách khác, thay vì thực hiện các hành vi cưỡng chế.

6. Chuyên gia tâm lý và Trung tâm tư vấn uy tín

  • SHARE được thành lập từ năm 2008 – là một trong những trung tâm điều trị tâm lý đầu tiên tại Hà Nội.
  • Chuyên gia Trần Anh Vũ đã có 9 năm kinh nghiệm trong việc tham vấn và điều trị tâm lý.
  • Chuyên gia tâm lý Đoàn Thị Hương là một trong những Thạc sỹ tâm lý lâm sàng đầu tiên trong chương trình hợp tác đào tạo thạc sỹ lâm sàng giữa Trường Đại học giáo dục Hà Nội và Trường Đại học Vanderbilt Hoa Kỳ.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống thường ngày. Thông thường, trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc là 2 phương pháp hữu hiệu nhất để điều trị OCD.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: Healthline