Rối loạn ám ảnh nghi thức: Nguyên nhân và điều trị

Rối loạn ám ảnh nghi thức được đặc trưng bởi những suy nghĩ kéo dài, lặp đi lặp lại để thúc giục người bệnh bị ám ảnh bởi những hình ảnh, hành vi, qua đó thực hiện các nghi thức. Đôi khi khi thức này không cần thiết và người bệnh phải suy nghĩ và thực hiện quá nhiều lần. Bài viết dưới đây của Docosan sẽ giúp bạn rõ hơn về rối loạn ám ảnh nghi thức.

Rối loạn ám ảnh nghi thức là gì?

Rối loạn ám ảnh nghi thức (còn được gọi là OCD), là chứng gây ra những ý nghĩ, ám ảnh kéo dài dài, mang tính mãn tính khiến người mắc bệnh bắt buộc phải thực hiện một hành vi, nghi thức nào đó mà họ bị ám ảnh.

Sự ám ảnh về những hình ảnh, hành vi này xâm nhập vào tâm trí người bệnh và thôi thúc họ thực hiện. Nếu từ chối thực hiện, người bệnh sẽ cảm thấy nghẹt thở, sợ hãi, lo âu tột độ. Các nghi thức ép buộc quá mức, lặp đi lặp lại mà người bệnh cảm thấy họ phải làm để giảm bớt lo lắng do những ý nghĩ ám ảnh của họ.

Người bệnh rối loạn ám ảnh nghi thức thường có rối loạn trầm cảm hoặc rối loạn sử dụng rượu kèm theo. Điều đó làm tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần của họ bị ảnh hưởng nhiều hơn.

Rối loạn ám ảnh nghi thức
Rối loạn ám ảnh nghi thức: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nguyên nhân gây rối loạn ám ảnh nghi thức

Rối loạn ám ảnh nghi thức thường có xu hướng khởi phát âm thầm từ nhỏ, và diễn tiến tăng dần nhưng bệnh nhân thường cố gắng kiểm soát, cho đến khi vực ngoài khả năng. Theo các chuyên gia, những nguyên nhân chính gây ra rối loạn ám ảnh nghi thức bao gồm:

  • Di truyền: theo nhiều nghiên cứu, gia đình có ông bà, bố mẹ hay anh chị mắc rối loạn ám ảnh nghi thức thì con cháu có nguy cơ mắc cao gấp 4 lần bình thường. Chứng OCD phổ biến ở phụ nữ hơn so với nam giới.
  • Các chất dẫn truyền thần kinh: Sự rối loạn điều hòa serotonin, vasopressin và oxytocin được cho là có liên quan mật thiết đến chứng rối loạn ám ảnh nghi thức.
  • Vấn đề ở não: khi tiến hành nghiên cứu cơ chế gây bệnh qua hình ảnh não bộ, nếu chụp CT hoặc MRI thấy có thể bất thường tại thùy trán, các hạch đáy não (nhân đuôi). Đây cũng là một trong những yếu tố giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
  • Môi trường sống: sự ám ảnh tâm lý do bị áp bức thời thơ ấu hay sự căng thẳng lo lắng quá mức do áp lực cuộc sống làm tăng khả năng xuất hiện bệnh. Hơn 50% bệnh nhân rối loạn ám ảnh nghi thức có xu hướng khởi phát bệnh sau stress nặng.

Triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn ám ảnh nghi thức

Chủ đề nổi bật của những suy nghĩ ám ảnh có thể là nguy hại cho bản thân hoặc người khác, sợ nhiễm bẩn, nghi ngờ hoặc mất mát. Ví dụ, bệnh nhân có thể bị ám ảnh về việc bị nhiễm bẩn hoặc nhiễm vi trùng khiến khi họ rửa tay mỗi ≥ 2 giờ một ngày.

Các nghi thức là những hành vi quá mức, lặp đi lặp lại mà những người bị ảnh hưởng cảm thấy họ phải làm để ngăn ngừa và giảm bớt lo lắng do những ý nghĩ ám ảnh của họ. Những ví dụ là:

  • Rửa (ví dụ, rửa tay, tắm quá nhiều lần và quá lâu trong ngày),
  • Kiểm tra (ví dụ như kiểm tra bếp đã tắt, cửa đã khóa hay chưa)
  • Đếm (ví dụ, đếm đi đếm lại một số lượng nhất định)
  • Sắp xếp theo thứ tự (ví dụ, sắp xếp bộ đồ ăn hoặc mặt hàng không gian làm việc theo một thứ tự cụ thể)

Thông thường, các nghi thức cưỡng bức phải được thực hiện một cách chính xác theo các quy tắc cứng nhắc. Các nghi thức có thể hoặc không liên quan thực sự với sợ hãi. Ví dụ: người bệnh thực hiện lập đi lặp lại việc tắm hàng giờ mỗi ngày hoặc luôn kiểm tra bếp 30 lần trước khi ra khỏi nhà bà họ không nhận ra mình đang mắc chứng OCD.

Các nghi thức như rửa tay hoặc kiểm tra ổ khóa có thể quan sát được, nhưng một số nghi thức về tinh thần, chẳng hạn như đếm lặp đi lặp lại trong im lặng hoặc những câu nói lẩm bẩm trong hơi thở, thì không thể quan sát được.

Hầu hết những người mắc chứng rối loạn ám ảnh nghi thức đều nhận ra rằng niềm tin của họ không thực tế, nhưng họ không có cách nào ngăn cản bản thân thực hiện những nghi thức đó. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp, người bệnh rối loạn ám ảnh nghi thức hoàn toàn thiếu sự bị thuyết phục rằng hành vi nghi thức của họ là hợp lý.

Rối loạn ám ảnh nghi thức
Rối loạn ám ảnh nghi thức: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn ám ảnh nghi thức có ảnh hưởng gì không?

Ở bệnh nhân rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức, bận tâm về trật tự, chủ nghĩa hoàn hảo, và kiểm soát bản thân và các tình huống ảnh hưởng đến sự linh hoạt, tính hiệu quả và sự cởi mở.

Người bệnh thường che giấu sự ám ảnh và nghi thức của mình, bởi vì những người có rối loạn này sợ sự làm bối rối hoặc sự kỳ thị. Điều đó làm họ càng bị cô lập hơn, các mối quan hệ thường bị xấu đi, và kết quả học tập, làm việc bị giảm sút. Ngoài ra, việc không thể chia sẻ với những người xung quanh làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm thứ phát.

Chẩn đoán rối loạn ám ảnh nghi thức

Bác sĩ chẩn đoán rối loạn ám ảnh nghi thức dựa vào tiêu chuẩn lâm sàng theo DSM-5. Bệnh nhân phải có một hình thái dai dẳng bận tâm về về hình ảnh, hành vi, nghi thức lập đi lập lại và có những điều sau đây:

  • Sự bận tâm về chi tiết, quy tắc, lịch trình, tổ chức và danh sách.
  • Một nỗ lực để làm điều gì đó lập đi lập lại mà không quá cần thiết.
  • Sự tận tâm, tính khắt khe và thiếu linh hoạt quá mức liên quan đến các vấn đề trong cuộc sống.
  • Tính cứng nhắc và bướng bỉnh

Điều trị rối loạn ám ảnh nghi thức

Rối loạn ám ảnh nghi thức thường có xu hướng mãn tính và không hề dễ dàng để chữa khỏi. Tùy vào tình trạng bệnh tình mà các bác sĩ sẽ kết hợp các phương pháp như trị liệu tâm lý, dùng thuốc và thay đổi lối sống để điều trị OCD.

Liệu pháp tiếp xúc và ngăn ngừa nghi thức

Liệu pháp tiếp xúc và ngăn ngừa nghi thức thường có hiệu quả tốt, giúp người bệnh dần tiếp cận với các tình huống hoặc những người mà làm khởi phát những nỗi ám ảnh gây thôi thúc thực hiện hành vi nghi thức.

Liệu pháp này giúp giảm sự lo lắng thông qua thói quen, sự cải thiện dần các hành vi. Hiệu quả điều trị thường mất vài năm, đặc biệt là ở những bệnh nhân tuân thủ tốt theo điều trị của bác sĩ.

Thuốc SSRI hoặc clomipramine

Một số thuốc chống trầm cảm, bao gồm SSRIs và clomipramine (thuốc chống trầm cảm ba vòng có tác động đến serotonergic) thường rất hiệu quả. Nhiều chuyên gia cho rằng việc kết hợp liệu pháp tiếp xúc và phòng ngừa nghi thức với liệu pháp sử dụng thuốc là tốt nhất, đặc biệt đối với các trường hợp rối loạn ám ảnh nghi thức mức độ nặng.

Các biện pháp thay đổi lối sống

Bên cạnh trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc, người mắc rối loạn ám ảnh nghi thức nên áp dụng thêm một số biện pháp cải thiện để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh với những thực phẩm sạch, các loại rau xanh, củ quả, thịt, cá nhiều vitamin, khoáng chất. Hạn chế những món ăn chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, các món ăn nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ.

Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao (khoảng 30 phút mỗi ngày) để có được sức khỏe tốt, cân bằng cảm xúc, tâm lý ổn định. Tập luyện những bài đơn giản, nhẹ nhàng như chạy bộ, bơi lội, đạp xe đạp, yoga, thiền,….

Không lạm dụng rượu bia, các chất kích thích, thuốc lá.

Ngủ đủ giấc, tập thói quen ngủ trước 23 giờ mỗi ngày để tinh thần được thoải mái.

Thăm khám sức khỏe tổng quát 6 tháng/ lần để biết được những vấn đề của bản thân.

Rối loạn ám ảnh nghi thức
Rối loạn ám ảnh nghi thức: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tóm lại, đối với chứng rối loạn ám ảnh nghi thức cần được phát hiện, chẩn đoán và điều trị, tránh để lâu ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe và những sinh hoạt trong cuộc sống. Điều trị rối loạn ám ảnh nghi thức có thể mất một khoảng thời gian dài, bạn cần tuân thủ theo điều trị của bác sĩ để có kết quả tốt nhất.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.