Tổng quan về bệnh rối loạn ngôn ngữ

Ngôn ngữ là cách thức để một người thể hiện sự liên hệ giữa bản thân với môi trường xung quanh. Rối loạn ngôn ngữ được nhận định là một khiếm khuyết do tổn thương hệ thần kinh trung ương. Bài viết sau đây sẽ cung cấp bạn đọc những thông tin mà bạn cần biết về rối loạn ngôn ngữ.

1. Rối loạn ngôn ngữ là gì?

Những người bị rối loạn ngôn ngữ gặp khó khăn trong việc thể hiện bản thân và hiểu những gì người khác đang nói (không liên quan đến các vấn đề về thính giác). Rối loạn ngôn ngữ trước đây được gọi là rối loạn ngôn ngữ tiếp thu-diễn đạt thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiễn vẫn có những trường hợp rối loạn ngôn ngữ ở người lớn.

roi loan ngon ngu o tre em
Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em là phổ biến hơn cả, tuy nhiên vẫn có trường hợp rối loạn ngôn ngữ ở người lớn

2. Triệu chứng rối loạn ngôn ngữ

Các triệu chứng rối loạn ngôn ngữ bao gồm:

  • Ít vốn từ vựng so với những đứa trẻ khác cùng tuổi.
  • Khả năng đặt câu hạn chế.
  • Suy giảm khả năng sử dụng từ và kết nối các câu để giải thích hoặc mô tả điều gì đó.
  • Giảm khả năng trò chuyện.
  • Bỏ từ.
  • Nói các từ sai thứ tự.
  • Lặp lại một câu hỏi trong khi nghĩ về câu trả lời.

Trẻ có thể bị rối loạn ngôn ngữ nếu một số vấn đề trong số trên kéo dài và không cải thiện. Một khía cạnh quan trọng không kém của chứng rối loạn này là khó hiểu người khác khi họ nói. Điều này có thể dẫn đến khó khăn khi làm theo chỉ dẫn ở nhà và trường học. Nếu trẻ được 30 tháng tuổi, trẻ không trả lời câu hỏi bằng lời nói hoặc bằng cách gật đầu/ lắc đầu thì đó có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn ngôn ngữ.

Sự chậm phát triển ngôn ngữ cũng có thể liên quan đến:

  • Vấn đề về thính giác.
  • Chấn thương sọ não.
  • Tổn thương hệ thần kinh trung ương (CNS).

Đôi khi, rối loạn ngôn ngữ có thể đi kèm với các vấn đề phát triển khác, chẳng hạn như:

  • Mất thính lực.
  • Tự kỷ ám thị.
  • Khuyết tật học tập.

Rối loạn ngôn ngữ không nhất thiết liên quan đến sự kém thông minh.

3. Điều trị rối loạn ngôn ngữ

Rối loạn này thường được điều trị thông qua nỗ lực của cha mẹ, giáo viên, chuyên gia tâm lý và bác sĩ.

Kiểm tra sức khỏe

Kiểm tra sức khỏe toàn diện thường xuyên giúp loại trừ hoặc chẩn đoán các tình trạng khác, chẳng hạn như vấn đề về thính giác hoặc các suy giảm cảm giác khác.

Liệu pháp ngôn ngữ

Phương pháp điều trị phổ biến cho rối loạn ngôn ngữ là liệu pháp ngôn ngữ. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của con bạn cũng như nguyên nhân và mức độ của tình trạng này.

Cha mẹ có thể làm gì?

Dưới đây là một số mẹo mà cha mẹ có thể thực hiện cùng với con:

  • Nói rõ ràng, chậm rãi và ngắn gọn khi đặt câu hỏi cho con bạn.
  • Kiên nhẫn chờ đợi khi trẻ hình thành phản ứng.
  • Giữ bầu không khí thoải mái để giảm bớt lo lắng.
  • Yêu cầu trẻ diễn đạt hướng dẫn của bạn bằng lời của chúng sau khi đưa ra lời giải thích hoặc mệnh lệnh.

Liệu pháp tâm lý

Gặp khó khăn trong việc hiểu và giao tiếp với người khác có thể gây khó chịu và gây ra hành động không chuẩn mực. Người bị rối loạn ngôn ngữ cần được tư vấn để giải quyết các vấn đề về cảm xúc hoặc hành vi.

4. Chuyên gia tâm lý và Trung tâm tư vấn uy tín

  • SHARE được thành lập từ năm 2008 – là một trong những trung tâm điều trị tâm lý đầu tiên tại Hà Nội.
  • Chuyên gia Trần Anh Vũ đã có 9 năm kinh nghiệm trong việc tham vấn và điều trị tâm lý.
  • Chuyên gia tâm lý Đoàn Thị Hương là một trong những Thạc sỹ tâm lý lâm sàng đầu tiên trong chương trình hợp tác đào tạo thạc sỹ lâm sàng giữa Trường Đại học giáo dục Hà Nội và Trường Đại học Vanderbilt Hoa Kỳ.

Rối loạn ngôn ngữ có thể được chữa khỏi bằng việc thực hiện những phương pháp điều trị thích hợp. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý trước khi có những quyết định về phương pháp điều trị cho trẻ.


Bài viết được tham khảo từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước cùng tham vấn y khoa từ Bác sĩ Trần Bảo NgọcBài viết mang tính chất tham khảo và Docosan khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.