Tổng quan về rối loạn nhân cách phân liệt (ScPD)

Rối loạn nhân cách phân liệt là một tình trạng tâm lý, trong đó người mắc phải chứng rối loạn này luôn né tránh các hoạt động xã hội và tương tác với người khác. Họ cũng khá hạn chế khi biểu lộ cảm xúc, thiếu mong muốn hoặc kỹ năng cần thiết để xây dựng các mối quan hệ cá nhân thân thiết. Người khác thường nhìn nhận họ là những người cô độc và không quan tâm đến người khác hoặc những gì đang diễn ra xung quanh. Cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Các triệu chứng rối loạn nhân cách phân liệt

Người mắc chứng rối loạn nhân cách phân liệt có thể có các dấu hiệu sau:

  • Thích ở một mình và thực hiện nhiều hoạt động một mình.
  • Không thích các mối quan hệ thân thiết.
  • Gần như không có ham muốn quan hệ tình dục.
  • Cảm thấy như bạn không thể cảm nhận niềm vui.
  • Khó thể hiện cảm xúc và có những phản ứng thích hợp trong các tình huống nhất định.
  • Tỏ ra thờ ơ hoặc lạnh nhạt với người khác.
  • Có thể thiếu động lực và mục tiêu trong cuộc sống.
  • Không phản ứng với những lời khen ngợi hoặc nhận xét chỉ trích từ người khác.
rối loạn nhân cách phân liệt
Thích ở một mình và thực hiện nhiều hoạt động một mình

Rối loạn nhân cách phân liệt thường bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn đầu tuổi trưởng thành sớm khiến bạn gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động trường lớp, làm việc. Tuy nhiên, bạn có thể làm khá tốt công việc của mình nếu bạn chủ yếu làm việc một mình.

Rối loạn nhân cách phân liệt và tâm thần phân liệt

Mặc dù có một số triệu chứng tương đồng như khả năng kết nối xã hội bị hạn chế nghiêm trọng và thiếu biểu hiện cảm xúc, rối loạn nhân cách phân liệt và tâm thần phân liệt là hai bệnh lý khác nhau. Những người mắc chứng rối loạn nhân cách phân liệt không gặp tình trạng hoang tưởng và ảo giác, họ vẫn kết nối với hiện thực mặc dù không có nhiều sự biểu lộ cảm xúc.

Nguyên nhân gây ra rối loạn nhân cách phân liệt

Nhân cách hình thành thông qua sự tương tác giữa các yếu tố di truyền, suy nghĩ, cảm xúc, hành vi và môi trường. Nguyên nhân gây ra sự phát triển của rối loạn nhân cách phân liệt vẫn chưa được kết luận, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường (đặc biệt là trong thời thơ ấu) có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển chứng rối loạn này.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển chứng rối loạn nhân cách phân liệt bao gồm:

  • Cha mẹ hoặc người thân khác mắc chứng rối loạn nhân cách phân liệt hoặc tâm thần phân liệt.
  • Cha mẹ bỏ bê hoặc không quan tâm đến con cái.
rối loạn nhân cách phân liệt
Cha mẹ bỏ bê hoặc không quan tâm đến con cái có thể khiến con trẻ bị rối loạn nhân cách phân liệt

Chẩn đoán rối loạn nhân cách phân liệt

Bạn có thể trao đổi với các bác sĩ để loại trừ khả năng mắc các bệnh lý thể chất hoặc tâm lý khác. Bạn cũng có thể gặp chuyên gia tâm lý để trao đổi về các triệu chứng, các bệnh lý trong quá khứ dựa trên DSM-5 (Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần).

rối loạn nhân cách phân liệt
Chẩn đoán rối loạn nhân cách phân liệt

Điều trị rối loạn nhân cách phân liệt

Các phương pháp điều trị rối loạn nhân cách phân liệt bao gồm:

  • Liệu pháp trò chuyện (tâm lý trị liệu): Hình thức trị liệu hành vi nhận thức có thể giúp bạn xây dựng và phát triển các mối quan hệ thân thiết hơn, giúp bạn thay đổi niềm tin và hành vi gây ra vấn đề. Một chuyên gia tâm lý giỏi sẽ cho bạn một không gian an toàn, lắng nghe và hướng dẫn bạn mà không khiến bạn cảm thấy bị thúc ép.
  • Trị liệu nhóm: Bạn có thể tương tác với những người khác cũng đang thực hành các kỹ năng tiếp xúc xã hội.
  • Sử dụng thuốc: Mặc dù không có loại thuốc đặc trị chứng rối loạn nhân cách phân liệt, nhưng một số loại thuốc có thể giúp giải quyết các vấn đề liên quan như lo lắng hoặc trầm cảm.
rối loạn nhân cách phân liệt
Điều trị rối loạn nhân cách phân liệt bằng thuốc kê đơn

Chuyên gia tâm lý và Trung tâm tư vấn uy tín

  • SHARE được thành lập từ năm 2008 – là một trong những trung tâm điều trị tâm lý đầu tiên tại Hà Nội.
  • Chuyên gia Trần Anh Vũ đã có 9 năm kinh nghiệm trong việc tham vấn và điều trị tâm lý.
  • Chuyên gia tâm lý Đoàn Thị Hương là một trong những Thạc sỹ tâm lý lâm sàng đầu tiên trong chương trình hợp tác đào tạo thạc sỹ lâm sàng giữa Trường Đại học giáo dục Hà Nội và Trường Đại học Vanderbilt Hoa Kỳ.

Với phương pháp điều trị thích hợp và một chuyên gia tâm lý giỏi có thể giúp bạn có những thay đổi đáng kể và cải thiện chất lượng cuộc sống của mình.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Schizoid personality disorder – mayoclinic