Tiêm filler bị bầm phải làm sao? – Chuyên gia trả lời

Tiêm filler là một thủ thuật tương đối an toàn được nhiều chị em làm đẹp lựa chọn. Tuy nhiên tình trạng tiêm filler bị bầm xảy ra khá phổ biến và có thể khiến bạn lo lắng. Nếu bạn có những băn khoăn về chủ đề này, hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

tiêm filler bị bằm

Sơ lược về tiêm filler

Tiêm filler (tiêm chất làm đầy) là một loại quy trình thẩm mỹ không phẫu thuật khá được ưa chuộng hiện nay. Tiêm filler có thể giúp làm đầy các nếp nhăn trên khuôn mặt, căng đầy các vị trí như rãnh cười và tạo hình một số điểm trên khuôn mặt như làm đầy môi hay làm đầy má,… Việc tiêm filler trở nên phổ biến vì có thể đem lại khuôn mặt trẻ trung nhanh chóng với chi phí thấp và hiệu quả kéo dài từ vài tháng đến một năm. Các tác dụng phụ thường gặp của phương pháp này là tiêm filler bị bầm, chảy máu, sưng và để lại vết kim trên da.

Hiện nay, chất được dùng để tiêm filler phổ biến nhất là acid hyaluronic (HA). Đây là một acid tự nhiên có trong cơ thể với khả năng giữ nước và tạo độ đàn hồi cho làn da, giữ cho làn da luôn căng bóng, khoẻ mạnh. Khi đến một độ tuổi nhất định, cơ thể có thể ngừng sản xuất HA khiến cho da mất đi độ căng bóng tự nhiên, do đó nhiều người chọn phương pháp này để duy trì khuôn mặt trẻ trung của mình.

Cũng có nhiều loại chất làm đầy khác đã được sử dụng trên thị trường như: Canxi hydroxylapatite, acid poly-L-lactic, polymethylmethacrylate,… Tùy vào vị trí tiêm và nhu cầu của bạn mà bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về loại filler phù hợp. 

 Dưới đây là một số trường hợp bạn có thể tiêm filler:

  • Giảm trũng vùng da dưới mắt (hốc mắt)
  • Làm đầy sẹo
  • Xóa nếp nhăn trên mặt
  • Làm đây môi, tạo hình môi và xóa rãnh môi 
  • Tiêm mũi thon gọn 
  • Tiêm làm đầy má, vành tai hay thái dương 
  • Tiêm tay để khắc phục tình trạng tay gầy guộc
  • Tiêm tạo hình cằm 
  • Làm căng những vùng da chảy xệ, bị lão hoá

Để hiểu rõ hơn bản chất của tiêm filler, hãy trao đổi với chuyên viên thẩm mỹ:

Tiêm filler là một phương pháp làm đẹp phổ biến
Tiêm filler là một phương pháp làm đẹp phổ biến

Nguyên nhân nào khiến tiêm filler bị bầm?

Dưới da luôn có nhiều mạch máu, đặc biệt là vùng da quanh rãnh mắt và ở môi. Khi thao tác đâm kim xuống dưới da để tiêm, các mạch máu có thể vô tình bị tổn thương, dẫn đến chảy máu dưới da và gây tình trạng tiêm filler bị bầm tím và sưng tấy. Tuy nhiên, vết bầm tím khi tiêm filler cũng tương tự những vết bầm tím như khi bạn tiêm chủng và xét nghiệm máu, nhìn chung những vết bầm này thường sẽ giảm dần và biến mất sau 5 – 7 ngày.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ngay cả những người có kinh nghiệm cũng có thể tiêm nhầm vào mạch máu và khiến vết tiêm filler bị bầm. Trong một khảo sát ở 52 bác sỹ có khoảng 10 năm kinh nghiệm ở 62 quốc gia, thì có 62% người trả lời rằng họ đã từng ít nhất một lần tiêm nhầm vào mạch máu. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân đều trải qua quá trình lành bệnh không có biến chứng.

Trong trường hợp tiêm filler bị bầm kéo dài và vết bầm lan rộng hơn vùng được tiêm, hoặc kèm theo tình trạng đau nhức, khó chịu, xuất hiện dịch mủ trên da,… Đây có thể là những dấu hiệu của việc nhiễm trùng hoặc các biến chứng khác, do đó bạn cần lưu ý và đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác khi gặp những tình trạng trên:

Tiêm filler bị bầm
Hình ảnh tiêm filler bị bầm

Những yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ tiêm filler bị bầm

Một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ tiêm filller bị bầm bao gồm:

Trình độ chuyên môn và tay nghề của bác sĩ

Mặc dù tiêm filler không phải là một phẫu thuật thẩm mỹ có nhiều rủi ro mà chỉ là một thủ thuật đơn giản, tuy nhiên để tránh vết tiêm filler bị bầm tím thì cần một bác sĩ có chuyên môn cao thực hiện. Trong tiêm filler, việc hiểu rõ về giải phẫu, vị trí các dây thần kinh, động mạch và tĩnh mạch là rất quan trọng. Đồng thời cũng phải đảm bảo được các điều kiện khác như độ chính xác, độ sâu mũi tiêm,… để tránh gây vỡ mạch máu.

Do đó, nếu thủ thuật này được thực hiện bởi một bác sĩ không có kinh nghiệm sẽ làm tăng nguy cơ vết tiêm filler bị bầm tím hơn.

Loại filler 

Loại filler là một yếu quyết định hiệu quả của việc tiêm filler cũng như các biến chứng có thể xảy ra. Với một loại filler không chính hãng, hiệu quả khi tiêm sẽ giảm, đi kèm với đó là nguy cơ tiêm filler bị bầm và các loại biến chứng khác như đau, sưng tấy lâu ngày hay mưng mủ cũng cao hơn. Nặng hơn, bệnh nhân có thể gặp tình trạng đào thải khi dùng loại filler kém chất lượng..

Thông thường, loại filler chất lượng sẽ có thành phần chính là HA hoặc collagen với hiệu quả kéo dài từ 8 – 12 tháng. Những dòng filler có tuổi thọ cao hơn sẽ chứa một số thành phần tổng hợp khác như silicon dạng lỏng, những loại này sẽ có nhiều khả năng gặp biến chứng khi tiêm hơn.

Tiêm filler quá liều lượng cho phép

Việc dùng filler quá mức liều an toàn cũng là một nguyên nhân tăng nguy cơ tiêm filler bị bầm do gây chèn ép các mạch máu xung quanh. Bên cạnh đó, việc tiêm quá liều lượng cho phép cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như khiến cho vùng da bị căng quá mức, biến dạng hoặc sưng tấy lâu ngày,… 

Chăm sóc sau khi tiêm không đúng cách

Dù chỉ là một vết tiêm nhỏ nhưng nếu chăm sóc không đúng cách cũng có thể khiến vết tiêm tiếp xúc với nhiều vi khuẩn, bụi bẩn, làm vết tiêm filler bị bầm tím nặng hơn, sưng đau kéo dài và nhiễm trùng,… Thông thường, trong khoảng 24 giờ đầu khi vết thương chưa khép miệng thì bạn nên vệ sinh da sạch sẽ để tránh những hậu quả trên. 

Để biết thêm các nguyên nhân khác, bạn nên trao đổi với chuyên gia để biết thông tin chi tiết:

Nên làm gì khi tiêm filler bị bầm?

Trong ngày đầu, việc chườm lạnh bằng túi nước đá  5 – 10 phút mỗi giờ ở khu vực tiêm filler có thể gúp giảm sưng và bầm tím khi tiêm, nguyên nhân là do nhiệt độ lạnh giúp co mạch và hạn chế chảy máu dưới da, từ đó làm làm giảm tình trạng tiêm filler bị bầm. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần tránh gây nhiễm trùng ở khu vực tiêm khi chườm lạnh và không chườm liên tục quá 10 – 15 phút.

Ngoài ra, cần tránh tác động tì đè tại vùng được tiêm filler vì có thể lamf xê dịch vị trí chất làm đầy so với ban đầu, đồng thời tăng nguy cơ nhiễm trùng ở vết tiêm. Bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân nằm ngủ ở tư thế kê cao vùng được tiêm và hạn chế các môn thể thao vận động mạnh trong 1 – 2 ngày đầu sau khi tiêm để giảm tình trạng tiêm filler bị bầm.

Bệnh nhân cũng có thể kiêng một số thực phẩm có thể khiến tình trạng bầm tím và sưng tấy nặng hơn như các loại đồ nếp, hải sản, thịt gà, thịt bò và rau muống. Nên uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh,  tránh sử dụng các chất kích kích như rượu bia, thuốc lá…

Một số dữ liệu chỉ ra rằng bôi arnica, bromelain và/hoặc vitamin K liều cao tại chỗ có thể làm giảm sự hình thành vết bầm máu và tăng tốc độ tái hấp thu. Tuy nhiên phương pháp này thường không phổ biến và ít khi được các bác sĩ chỉ định. Thay vào đó, bạn có thể hỏi bác sĩ về việc sử dụng một số thuốc giảm đau, kháng viêm dạng bôi nếu thấy cần thiết.

Hầu hết các trường hợp tiêm filler bị bầm sẽ khỏi sau vài ngày. Nếu tình trạng kéo dài và có những dấu hiệu bất thường khác thì bạn có thể nghĩ đến một biến chứng thẩm mỹ. Khi đó bạn cần tới gặp bác sĩ để được thăm khám và nhận hướng dẫn xử lý an toàn:

Chườm lạnh giúp giảm tình trạng tiêm filler bị bầm
Chườm lạnh giúp giảm tình trạng tiêm filler bị bầm

Địa chỉ tiêm filler đáng tin cậy, hạn chế tiêm filler bị bầm

  • Oracle Beauty Clinc Vietnam – Quận 3, TPHCM: Phòng khám đang áp dụng nhiều công nghệ thẩm mỹ và làm đẹp được hỗ trợ bởi các thiết bị máy móc tân tiến có chứng nhận từ Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Liên minh Châu Âu CE. Trực tiếp thăm khám và thực hiện tiêm filler cho khách hàng là đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm đến từ Việt Nam và Hàn Quốc.
  • Rohto Aohal Clinic – Chi nhánh Quận 3, TPHCM: ROHTO AOHAL CLINIC chuyên cung cấp các dịch vụ điều trị – chăm sóc da & dịch vụ thẩm mỹ không phẫu thuật với chất lượng và tiêu chuẩn Nhật Bản. ROHTO AOHAL CLINIC chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ thẩm mỹ nội khoa và kiến thức chăm sóc làn da Châu Á.
  • Belas Beauty Clinic – Quận 1, TPHCM: Là một trong những viện thẩm mỹ làm đẹp có tiếng tại TPHCM. Trải qua nhiều năm hoạt động, phòng khám đã được nhiều tín đồ làm đẹp lựa chọn.

Phòng ngừa tiêm filler bị bầm

Lưu ý khi uống bất kỳ loại thuốc nào

Có một số loại thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu và do đó khiến tình trạng tiêm filler bị bầm dễ xảy ra và xảy ra nặng nề hơn bình thường. Do đó, trước khi tiêm filler, bạn cần hỏi bác sĩ về việc nên ngừng uống loại thuốc nào nếu cần. 

Các thuốc phổ biến gây bầm tím là các thuốc như aspirin, warfarin, dabigatran, enoxaparin, ticlopidine, dipyridamole và một số thuốc tim mạch. Trong hầu hết trường hợp, các thuốc này được kê đơn khi bạn có nguy cơ cao gặp các biến cố tim mạch nghiêm trọng nên bác sĩ thẩm mỹ sẽ không thể yêu cầu ngừng thuốc được. Tuy nhiên, khi đó bạn cần biết rằng nguy cơ tiêm filler bị bầm hay chảy máu của bạn sẽ cao hơn.

Trong trường hợp aspirin không cần thiết về mặt y tế thì bạn có thể tạm dừng sử dụng thuốc này trong một tuần trước khi thực hiện tiêm filler. Ngoài ra bạn cũng nên tránh sử dụng các thuốc kháng viêm viêm không steroid trong 5 ngày trước bất kỳ thủ thuật nào.

Bên cạnh thuốc thì các thực phẩm chức năng hay viên uống bổ sung vitamin cũng nên được lưu ý  do có một số loại cũng làm tăng nguy cơ tiêm filler bị bầm tím. Trong số đó, vitamin E liều cao, bạch quả, hoa cúc hay tỏi,… là những thành phần đã có các báo cáo chứng minh làm tình trạng chảy máu và/hoặc bầm tím tăng lên. Do đó một số bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên ngừng dùng các sản phẩm này hai tuần trước khi thực hiện bất kỳ thủ thuật nào.

Lựa chọn thẩm mỹ viện uy tín

Việc lựa chọn một cơ sở thẩm mỹ uy tín với bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao và quy trình thao tác chuẩn đảm bảo góp phần rất nhiều trong việc giảm nguy cơ tiêm filler bị bầm cũng như các biến chứng khác có thể xảy ra. 

Về mặt chuyên môn, các bác sĩ có tay nghề cao sẽ tiêm chính xác vào vị trí cần thiết và tránh được tối đa việc tiêm nhầm vào mạch máu. Về mặt kỹ thuật, tốc độ tiêm cần chậm vừa phải, đồng thời có thể thay việc sử dụng đầu kim tiêm thông thường bằng các ống thông rất nhỏ có đầu tù để giảm gây tổn thương đến mạch máu. Ngoài ra, một số cơ sở cũng có thể trang bị thiết bị làm mát tại chỗ để giảm chảy máu và bầm tím, cũng như có các quy trình chăm sóc sau khi tiêm cho khách hàng để tránh biến chứng.

Tránh thuốc lá và các chất kích thích

Thuốc lá hay rượu bia có thể gây giãn mạch máu. Ngay cả khi chỉ dùng một lượng nhỏ thì các chất này vẫn làm tăng nguy cơ tiêm filler bị bầm. Do đó nên tránh sử dụng các chất này trước và sau khi tiêm filler ít nhất 24 giờ. 

Hạn chế căng thẳng và vận động mạnh

Căng thẳng hay vận động mạnh làm tăng nhịp tim, tăng lưu thông máu và do đó dễ dẫn đến tụ máu, bầm tím, hình thành sẹo hay các đường nét bất thường ở vùng tiêm. Do đó bạn nên hạn chế vận động mạnh, hãy nghỉ ngơi và thư giãn trước khi tiêm cũng như 1 – 2 ngày sau khi tiêm.

Một mẹo nhỏ có thể giúp bạn giảm căng thẳng là nghĩ tới đồ ăn trước và ngay sau khi tiêm. Thông thường, khi nghĩ nghĩ đến những thứ liên quan đến thức ăn, hệ thần kinh sẽ tự động giảm sự co mạch máu dưới da để tập trung cho sự co mạch máu tại hệ thống tiêu hóa, do đó có thể giúp bạn giảm được nguy cơ tiêm filler bị bầm.

Hạn chế vận động giúp giảm tình trạng tiêm filler bị bầm
Hạn chế vận động giúp giảm tình trạng tiêm filler bị bầm

Câu hỏi thường gặp

Tại sao bị bầm sau khi tiêm filler?

Tiêm filler mũi bị bầm hay tiêm filler môi bị bầm là tình trạng phổ biến mỗi khi thực hiện những thủ thuật này. Nguyên nhân chủ yếu là do khi tiêm, hệ thống mạch máu dưới da bị tổn thương dẫn đến chảy máu, tụ máu và bầm tím.

Bầm tím nặng sau khi tiêm filler có bình thường không?

Như đã nói ở trên, tiêm filler bị bầm là một tình trạng bình thường. Tuy nhiên khi bầm tím nặng và lan rộng, kèm theo sưng đau kéo dài hay mưng mủ,… bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để loại trừ các chứng nguy hiểm cũng như để kịp thời xử lý.

Tiêm filler cằm bị bầm tím có nguy hiểm không?

Tiêm filler cằm bị bầm tím là tình trạng thường xuyên xảy ra và hầu hết không nguy hiểm nếu được chăm sóc đúng cách.

Làm thế nào để hết thâm sau khi tiêm filler?

Để giảm vết thâm hoặc vết bầm sau khi tiêm filler, bạn nên chườm lạnh, trành tì đè, ngủ cao đầu, hạn chế vận động và uống nhiều nước trong những ngày đầu sau khi tiêm filler. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm dạng bôi ngoài da để giảm tình trạng này.


Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng thể và khách quan về tình trạng tiêm filler bị bầm cũng như biết được một số biện pháp để phòng tránh và khắc phục tình trạng này. 

Bài viết được tham khảo từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Nếu bạn có nhu cầu thăm khám và thực hiện thủ thuật này, xin vui lòng đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn trên docosan.com.

Contact Me on Zalo
Call Now Button