TOP 8 nước rửa vết thương giá rẻ, dễ mua tại các hiệu thuốc

Chắc hẳn ai trong chúng ta chưa từng bị thương trên da, nhưng có thể bạn chưa biết da là bộ phận lớn nhất, có chức năng bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Vì thế, bất kì một tổn thương nào trên da cũng cần được chăm sóc đúng cách. Trong đó, nước rửa vết thương là phương pháp làm sạch cần thiết và tiết kiệm chi phí nhất mà chúng ta có thể thực hiện. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau.

Định nghĩa và phân biệt các loại vết thương

Vết thương được định nghĩa là bất kì sự gián đoạn nào về tính toàn vẹn của da, màng nhầy hoặc mô cơ quan. Nó đặc trưng bởi sự tổn hại của da hoặc các cấu trúc bên dưới da làm mất chức năng các mô, bao gồm:

  • Vết thương cấp tính: là những vết thương có khả năng liền lại nhanh, thường sau 4 – 14 ngày, xảy ra do các chấn thương cơ học, nhiệt, hóa học hoặc do phẫu thuật,…
  • Vết thương mãn tính: là những vết thương mà khả năng liền lại rất lâu, có thể từ vài tháng đến vài năm. Nguồn gốc xảy ra từ các bệnh lý tiềm ẩn như đái tháo đường, suy tĩnh mạch hoặc động mạch mạn tính, bệnh miễn dịch, bệnh da liễu,…

Vết thương lớn, bạn nên tìm đến phòng khám uy tín để thực hiện:

Tiến trình liền vết thương

Khi da bị tổn thương, cơ thể sẽ kích hoạt một loạt các phản ứng phức tạp tự nhiên giúp cho vết thương được chữa lành. Tùy thuộc vào vị trí, độ rộng vết thương và thể trạng của mỗi người mà thời gian lành thương sẽ khác nhau. Tuy nhiên, quá trình hồi phục đều trải qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn cầm máu

Đây là giai đoạn xảy ra ngay khi vết thương mới xuất hiện. Các mạch máu phản ứng co lại lập tức để giảm lưu lượng máu và hạn chế mất máu. Sau đó, tiểu cầu kết hợp với các yếu tố đông máu tạo thành cục máu đông. Nếu vết thương không quá lớn, cục máu đông sẽ bịt chặt vị trí chảy máu, giúp máu ngừng chảy.

Giai đoạn viêm

Đây là giai đoạn đặc trưng với các triệu chứng như sưng, nóng, đỏ, đau và xảy ra đồng thời với giai đoạn cầm máu. Các tế bào bạch cầu được huy động đến vị trí vết thương để tiêu diệt và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Sau đó, các đại thực bào cũng tham gia quá trình này và làm sạch các mảnh tế bào vụn tại vết thương. 

Bên cạnh đó, đại thực bào còn giải phóng các cytokine tham gia vào quá trình sửa chữa các mô bị thương.

Giai đoạn tăng sinh

Ở giai đoạn này, vết thương sẽ phát triển mô hạt gốc bao gồm các tế bào sợi và mạng lưới mạch máu mới nhờ sự di chuyển và tăng sinh của các tế bào nội bì. Bên cạnh đó, các nguyên bào sợi còn kéo các mô về trung tâm, giúp vết thương liền miệng và hạn chế sẹo.

Giai đoạn tái tạo

Là giai đoạn cuối của quá trình liền thương, giúp khôi phục lại tính toàn vẹn và chức năng của mô.

Thay vì sửa vết thương tại nhà, bạn có thể lựa chọn rửa vết thương tại phòng khám:

Tầm quan trọng của nước rửa vết thương

Vết thương là con đường cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển. Do đó, nếu không được làm sạch đúng cách, nguy cơ nhiễm trùng sẽ rất cao và quá trình liền thương diễn ra lâu hơn.

Nước rửa vết thương là một phương thức tiết kiệm chi phí để thúc đẩy quá trình lành thương bằng cách loại bỏ các dị vật, giảm lượng vi khuẩn bám trên bề mặt vết thương và ngăn chặn hoạt động của màng sinh học vi khuẩn.

Màng sinh học vi khuẩn (màng biofilm) là màng chất nền nhầy do vi khuẩn trên bề mặt vết thương tăng sinh thành khối, chúng kích thích đáp ứng viêm mãn tính làm ngăn cản lành thương.

Bên cạnh đó, bề mặt thông thoáng nhờ nước rửa vết thương giúp đảm bảo tuần hoàn oxy giữa các mô, kích thích tái tạo da mới. Tuy nhiên, việc làm sạch quá thường xuyên cũng có thể loại bỏ các sản phẩm và mô mới cần thiết cho quá trình chữa lành thương như là biểu mô, các yếu tố tăng trưởng,…

Chính vì vậy, việc rửa vết thương cần cân nhắc giữa lợi ích làm sạch vết thương và nguy cơ tổn thương sự phát triển mô mới. Do đó, yêu cầu của một dung dịch rửa vết thương bao gồm:

  • Có khả năng thấm và làm sạch sâu vết thương.
  • Tiêu diệt được nhiều loại vi sinh vật, đặc biệt là phân hủy được màng biofilm của vi khuẩn tạo thành trên bề mặt vết thương.
  • Không gây độc cho cơ thể khi sử dụng trên diện rộng.
  • Không gây tổn thương mô lành và đau rát khi sử dụng.

Vết thương lớn, bạn nên tìm đến phòng khám uy tín để thực hiện:

Các loại nước rửa vết thương phổ biến hiện nay               

Nước muối – Nước rửa vết thương

Nước muối rửa vết thương là một dung dịch vô trùng được tạo thành từ nước cất và muối natri clorid ở nồng độ 0,9%. Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý thông thường được xem là an toàn nhất ở các loại vết thương khác nhau. 

Đây là dung dịch đẳng trương, không độc hại và không làm tổn thương các mô đang lành. Hơn hết, nó không gây ra các phản ứng dị ứng hoặc thay đổi hệ vi sinh vật bình thường của da. Dung dịch nước muối sinh lý rất phổ biến, được bán rộng rãi trên thị trường với giá thành khá rẻ (khoảng 10.000 đồng/chai 500ml). 

Tuy nhiên, nhược điểm của rửa vết thương bằng nước muối sinh lý là không làm sạch hiệu quả các vết thương bẩn hoặc vết thương bị hoại tử. Do không có đặc tính kháng khuẩn nên không thể loại bỏ được nguy cơ vết thương bị nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, hiện nay còn có rất nhiều bệnh nhân rửa vết thương bằng nước muối tự pha. Nước muối tự pha không đảm bảo được độ vô trùng và cũng như không đạt được nồng độ thích hợp. Do đó, sử dụng nước muối tự pha có thể gây ra tác động xấu đến vết thương như: biến dạng tế bào mô hay nhiễm trùng.

Cồn 70 độ – Nước rửa vết thương phổ biến

Cồn là một loại nước rửa vết thương có thành phần là ethanol, được biết đến là một dung dịch sát khuẩn phổ biến nhất trong y tế. Cồn có khả năng tiêu diệt tốt nhiều loại vi sinh vật trên bề mặt da như vi khuẩn, nấm, virus… thông qua việc biến tính protein của chúng.

Cồn càng cao độ thì khả năng diệt khuẩn càng tốt. Tuy nhiên, cồn cao độ lại có nhược điểm là thời gian bay hơi rất nhanh, do đó tác dụng diệt khuẩn trên vết thương cũng giảm. Chính vì vậy, cồn có khả năng diệt khuẩn từ 60 – 90 độ nhưng hiệu quả nhất là cồn 70 độ.

Mặc khác, nhược điểm của cồn gây đau rát khi sử dụng cho vết thương hở thậm chí còn ảnh hưởng trên cả tế bào mô lành, khiến cho vết thương lâu hồi phục hơn.

Giá hiện nay: 5.000 đồng/chai 60ml.

Nước oxy già

Nước oxy già rửa vết thương là dung dịch hydro peroxide có nồng độ 1,5% – 3%. Khi sử dụng, dung dịch oxy già có tác dụng oxy hóa tạo ra oxy sinh bọt trên bề mặt, giúp loại bỏ các vi sinh vật và làm sạch vùng vết thương. Tương tự như cồn, nước oxy già cũng có khả năng phá hủy các mô lành gây cảm giác đau rát và kéo dài thời gian hồi phục vết thương nếu sử dụng nhiều lần.

Giá hiện nay: 5.000 đồng/chai 60ml.

Thuốc tím

Thuốc tím là một hợp chất có công thức kali pemanganat (KMnO4). Với khả năng oxy hóa, thuốc tím có tác dụng diệt khuẩn trên bề mặt vết thương, tuy nhiên hiệu quả còn yếu và hạn chế trên tác nhân virus, nấm.

Do rất dễ bị oxy hóa nên thuốc tím khó bảo quản được lâu, gây bất tiện trong việc sử dụng khi phải tự pha theo nồng độ hướng dẫn từ bột thuốc mà không có dung dịch pha sẵn dùng ngay. Ngoài ra, thuốc tím còn có nguy cơ gây kích ứng da và niêm mạc. Chính vì thế, mặc dù khá rẻ (khoảng 2.000 đồng/gói), song thuốc tím ngày càng ít được sử dụng hơn trước.

Thuốc đỏ – Nước rửa vết thương giá rẻ

Thuốc đỏ là một loại dung dịch sát khuẩn vết thương lâu đời nhất. Với công thức là merbromin, thuốc đỏ có khả năng diệt khuẩn khá hiệu quả. Tuy nhiên, thành phần thuốc đỏ có chứa thủy ngân – hoạt chất độc hại gây nguy hiểm với cơ thể con người. Do đó hiện nay thuốc đỏ không còn được sử dụng rộng rãi mà đã được thay thế bằng những loại nước rửa vết thương cải tiến tốt hơn.

Giá hiện nay: 5.000 đồng/chai 15ml.

Nước rửa vết thương Povidone iodine

Povidone iodine là một phức hợp hóa học ổn định của polyvinylpyrrolidone và iodine, rất hữu ích cho các vết thương hở cấp tính. Đây là một loại nước rửa vết thương có phổ rất rộng nhờ khả năng tiêu diệt được cả vi khuẩn, virus và nấm.

Cơ chế tác dụng do iodine sau khi được giải phóng từ phức hợp làm biến đổi các enzym và protein của vi sinh vật, từ đó bất hoạt chúng và giúp giảm tỷ lệ nhiễm trùng ở vết thương.

Tuy nhiên, iodine có thể gây ra tác dụng phụ khi hấp thu vào cơ thể nhất là những người có bệnh lý về thận hoặc tuyến giáp. Ngoài ra, nước rửa vết thương povidine iodine còn gây cảm giác đau rát trên da khi sử dụng.

Giá hiện nay: 10.000 đồng/chai 20ml.

Nước rửa vết thương Chlorhexidine

Nước rửa vết thương Chlorhexidine tồn tại dưới dạng muối như là Chlorhexidine gluconate, Chlorhexidine acetate. Cơ chế hoạt động của nó là một cation thu hút các tế bào vi sinh vật mang điện tích âm từ đó tạo thành một phức hợp bền vững và phá hủy màng tế bào của chúng. Vì thế, Chlorhexidine có phổ tác dụng rộng trên cả vi khuẩn, nấm và các virus ưa lipid.

Tuy nhiên, Chlorhexidine có khả năng gây kích ứng cao trên da do liên kết với protein có trong mô của người bệnh. Do đó, chỉ sử dụng theo đúng hướng dẫn cho từng đối tượng cụ thể.

Giá hiện nay: 150.000 đồng/chai 500ml.

Nước rửa vết thương Betaine/ Polyhexanide

Nước rửa vết thương Betaine/ Polyhexanide gồm sự phối hợp giữa 2 hoạt chất:

  • Chất diện hoạt Betaine dễ dàng thấm sâu vào trong mô, giúp làm sạch vết thương, loại bỏ các dị vật, thậm chí là cả màng sinh học biofilm tạo ra của vi khuẩn trên bề mặt, qua đó tăng cường hiệu quả của Polyhexanide.
  • Polyhexanide là chất có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, có khả năng tiêu diệt nhanh các vi sinh vật như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng,… Cơ chế hoạt động của nó là phá hủy màng tế bào đồng thời ngăn cản quá trình tổng hợp protein cho sự phát triển của vi sinh vật.

Nhờ đó, nước rửa vết thương Betaine/ Polyhexanide có tác dụng sát trùng mạnh, hiệu quả nhanh và có khả năng loại bỏ được màng sinh học biofilm – khả năng mà các nước rửa vết thương khác không có.

Thêm vào đó, hoạt chất Polyhexanide còn kích thích sự phát triển của mô hạt, hỗ trợ quá trình lành thương nhanh hơn mà không gây ra tình trạng đau rát, kích ứng da non mới hình thành.

Tuy nhiên, nước rửa vết thương này có nguy cơ gây độc tính trên tế bào sụn khi tiếp xúc với vết thương ở khớp và độc tính trên thần kinh nếu tiếp xúc với màng não và màng nhĩ khi dùng rửa tai. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Giá hiện nay: 400.000 đồng/chai 350ml.

Cách lựa chọn nước rửa vết thương phù hợp

Đối với các vết thương, vết mổ sạch, được khâu kín có thể dùng tất cả các loại nước rửa vết thương khác nhau.

Trường hợp vết thương có mủ, áp xe, nghi ngờ nhiễm trùng ưu tiên dùng các nước rửa vết thương có khả năng diệt khuẩn tốt như povidon iod, oxy già, Betaine/ Polyhexanide,…

Trường hợp vết thương hở lớn, vết phỏng hoặc vết loét mãn tính thì nước rửa Betaine/ Polyhexanide là lựa chọn tốt hơn khi cần sát trùng vết thương. 

Địa chỉ rửa vết thương tại phòng khám

Đối với các vết thương lớn, bị nhiễm trùng hoặc có khả năng nhiễm trùng cao, bệnh nhân cần đi đến bệnh viện hoặc phòng khám để rửa vết thương. Dưới đây là một số địa chỉ:

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Victoria Healthcare – Quận 7, TPHCM

Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare là một địa chỉ y tế uy tín nằm tại quận 7 và một số quận khác ở TPHCM. Được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ và chuyên nghiệp, phòng khám này là nơi gửi gắm sức khỏe của bạn với lòng tin tuyệt đối.

Với tầm nhìn nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng, phòng khám Victoria Healthcare cơ sở Nguyễn Văn Linh đã xây dựng một môi trường y tế tận tâm và chuyên nghiệp. Đội ngũ bác sĩ tận tâm và giàu kinh nghiệm luôn sẵn lòng lắng nghe và đồng hành cùng bạn trên hành trình bảo vệ và cải thiện sức khỏe.

Phòng khám Bác sĩ Gia đình 115 An Tâm – Bình Chánh, TPHCM

Phòng khám Bác sĩ Gia đình 115 An Tâm đã nhanh chóng vươn lên để trở thành một điểm đáng tin cậy trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe tại khu vực phía Nam nói riêng và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung.

Chất lượng luôn là ưu tiên hàng đầu, cũng chính vì vậy mà phòng khám cam kết duy trì chất lượng dịch vụ y tế và cấp cứu đạt tiêu chuẩn cao nhất, để đảm bảo sự hài lòng và tin tưởng từ phía bệnh nhân và gia đình. Một trong những dịch vụ nổi bật của phòng khám là rửa vết thương, thay băng và cắt chỉ tại nhà.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare – Tân Bình, TPHCM

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare là phòng khám đa khoa tư nhân đạt tiêu chuẩn quốc tế với đa dạng chuyên khoa, được người dân địa phương và nước ngoài tin tưởng gửi gắm sức khỏe.

Đã và đang công tác tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare là đội ngũ y bác sĩ có thâm niên lâu năm trong nghề. Nhiều bác sĩ còn có khoảng thời gian tu nghiệp ở nước ngoài. Đa phần các bác sĩ của phòng khám đều được đánh giá cao trình độ chuyên môn, số năm kinh nghiệm và thái độ. Cũng chính vì điều đó mà phòng khám này được nhiều bệnh nhân lựa chọn và tin tưởng gửi gắm sức khỏe.


Câu hỏi thường gặp

Nên rửa vết thương mấy lần 1 ngày?

Tần suất làm sạch vết thương phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại vết thương, mức độ nghiêm trọng của vết thương, loại nước rửa vết thương được sử dụng,… và nên thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Đối với những vết thương nghiêm trọng, cần được rửa vết thương thường xuyên hơn để duy trì quá trình lành thương và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Thông thường, bác sĩ khuyến cáo làm sạch vết thương từ 1 – 2 lần/ ngày.

Cồn 90 độ rửa vết thương được không?

Cồn 90 độ không nên sử dụng để rửa vết thương. Mặc dù tính kháng khuẩn của cồn 90 độ khá cao, nhưng nó gây đau rát khi sử dụng và làm tổn thương các mô tế bào. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình lành thương lâu hơn.

Vết thương khô rồi có nên rửa nước muối?

Khi vết thương đã khô, không cần rửa vết thương bằng nước muối hay bất kì dung dịch nào khác. Rửa vết thương đã khô có thể tác động tiêu cực đến quá trình lành thương. Thay vào đó, có thể sử dụng các loại kem phù hợp giữ ẩm cho vùng da đó và bảo vệ chúng khỏi các tác nhân có hại, thúc đẩy quá trình liền thương nhanh hơn.

Cồn 70 độ rửa vết thương được không?

Cồn 70 độ có thể được sử dụng để rửa vết thương nhờ khả năng sát khuẩn tốt của nó thông qua cơ chế làm biến tính protein của vi sinh vật. Tuy nhiên, hạn chế của cồn 70 độ có thể gây ra tổn thương cho mô, gây cảm giác đau rát khi sử dụng và ngăn cản quá trình lành thương. Tùy vào tình trạng và mức độ vết thương mà bác sĩ có thể chỉ định sử dụng cồn 70 độ cho bệnh nhân hay không.

Rửa vết thương bằng oxy già có tốt không?

Oxy già là dung dịch có tính oxy hóa cao, nhờ đó nó có khả năng sát trùng vết thương hiệu quả. Tuy nhiên, đối với vết thương hở, rửa vết thương bằng oxy già có thể làm tổn thương mô lành, gây đau rát và thậm chí trì hoãn quá trình lành thương. Do đó, cần có sự chỉ định và hướng dẫn của nhân viên y tế khi sử dụng oxy già rửa vết thương.


Hy vọng qua bài viết này, mọi người sẽ có thêm thông tin đáng tin cậy về các loại nước rửa vết thương hiện nay trên thị trường. Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sĩ và các nguồn tin cậy trong và ngoài nước. 

Tuy nhiên, Doctor có sẵn khuyến khích mọi người tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn cụ thể hơn.