Uống Vitamin E bao nhiêu là đủ cho người tiểu đường?

Vitamin E là một chất chống oxy hóa tự nhiên phổ biến. Vậy vitamin E đem lại những lợi ích gì cho người tiểu đường? Vậy uống Vitamin E bao nhiêu là đủ cho người tiểu đường? Thân mời quý bạn đọc cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây cùng Docosan nhé!

Vai trò của vitamin E trong việc quản lý bệnh tiểu đường

Vitamin E nổi tiếng với khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin E có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho người bệnh tiểu đường, cụ thể:

  • Giảm stress oxy hóa: Đường huyết cao làm tăng các gốc oxy hóa, gây hỏng tế bào và mô. Vitamin E sẽ loại bỏ gốc tự do, giảm stress oxy hóa, từ đó bảo vệ tế bào mô và cơ thể không bị phá hủy, giúp nâng cao sức khỏe cho người bệnh.
  • Kiểm soát đường huyết hiệu quả: Vitamin E giúp tăng sự nhạy cảm của tế bào với insulin, kích thích tế bào hấp thu glucose tốt hơn, từ đó kiểm soát tốt lượng đường trong máu của người tiểu đường.
  • Giảm nguy cơ mắc biến chứng đái tháo đường: Các gốc oxy hóa tích tụ do tiểu đường có nguy cơ gây viêm mạn tính, về lâu dài có thể dẫn đến một số bệnh lý như tim mạch, đột quỵ và tổn thương thần kinh. Và vitamin E là một chất chống oxy hóa tự nhiên có khả năng giảm nguy cơ mắc các biến chứng này.
  • Cải thiện chức năng nội mô: Lớp nội mô trong cơ thể có thể bị hỏng do bệnh tiểu đường, ảnh hưởng đến chức năng tim mạch và khả năng lưu thông máu. Nguyên nhân là do các gốc tự do gây viêm tác động lên lớp tế bào này. Do vậy, bổ sung chất chống oxy hóa như vitamin E sẽ làm giảm đáng kể tình trạng viêm, cải thiện chức năng nội mô.
Vitamin E giúp trung hòa gốc tự do gây viêm ở người tiểu đường
Vitamin E giúp trung hòa gốc tự do gây viêm ở người tiểu đường

Uống Vitamin E bao nhiêu là đủ cho người tiểu đường?

Theo các nghiên cứu, bổ sung vitamin E khoảng 500 – 1300mg/ngày giúp giảm đáng kể chỉ số HbA1c ở người tiểu đường. Còn nếu bạn mong muốn cải thiện chỉ số đường huyết lúc đói, bạn cần tiêu thụ khoảng 400 – 700mg vitamin E một ngày. Bạn có thể bổ sung vitamin E qua chế độ ăn hằng ngày hoặc thực phẩm. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều vitamin E (>1300mg/ngày) có thể dẫn đến những tác dụng phụ không đáng có.

Theo các nghiên cứu, bổ sung vitamin E khoảng 500 – 1300mg/ngày giúp giảm đáng kể chỉ số HbA1c
Theo các nghiên cứu, bổ sung vitamin E khoảng 500 – 1300mg/ngày giúp giảm đáng kể chỉ số HbA1c

Cách bổ sung vitamin E cho người tiểu đường

Sử dụng viên uống bổ sung

Bạn có thể sử dụng thực phẩm chức năng hoặc dùng viên uống bổ sung vitamin E MEDICRAFTS 400IU. Liều vitamin E được khuyến nghị là khoảng 500 – 1300mg/ngày. Thế nhưng, bạn cần cẩn trọng tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng vì vitamin E có thể tương tác với một số loại thuốc và liều dùng vitamin E có thể khác nhau tùy theo từng người.

Bổ sung vitamin E qua chế độ ăn

Bổ sung vitamin E qua chế độ ăn là phương pháp an toàn, hiệu quả. Một số loại thực phẩm chứa hàm lượng cao vitamin E như:

  • Dầu hướng dương, dầu đậu nành.
  • Hạt hướng dương, hạnh nhân, đậu phộng.
  • Rau cải xanh, rau chân vịt.
  • Ớt chuông, măng tây.
  • Bí ngô, xoài, bơ.
Vitamin E có nhiều trong các loại hạt, rau củ, trái cây, dầu thực vật
Vitamin E có nhiều trong các loại hạt, rau củ, trái cây, dầu thực vật

Lưu ý khi sử dụng vitamin E

Vitamin E đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người tiểu đường. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một số điểm sau khi sử dụng vitamin E:

  • Thận trọng với liều lượng: Sử dụng liều cao vitamin E có thể dẫn đến các tác dụng không mong muốn như buồn nôn, tiêu chảy, chảy máu. Vì vậy, bạn nên tuân theo hướng dẫn liều lượng của bác sĩ khi dùng vitamin E.
  • Tương tác thuốc: Vitamin E đã được chứng minh là gây tương tác với một số thuốc như thuốc chống đông (warfarin) và thuốc ức chế miễn dịch (cyclosporin). Do đó, hãy trao đổi với bác sĩ về các thuốc đang uống để giảm nguy cơ bị tác dụng phụ do vitamin E gây ra.
  • Kiểm soát đường huyết: Phối hợp bổ sung vitamin E và theo dõi đường huyết thường xuyên giúp quản lý tốt bệnh đái tháo đường. Hãy đo đường huyết định kỳ và thông báo với bác sĩ nếu có gì bất thường bạn nhé.

Lối sống lành mạnh để quản lý bệnh tiểu đường

Lối sống lành mạnh giúp cải thiện đáng kể sức khỏe cho tất cả mọi người, đặc biệt là người tiểu đường. Bạn có thể tham khảo một vài gợi ý dưới đây để cải thiện chế độ sinh hoạt:

  • Ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn hằng ngày ảnh hưởng rất lớn đến đường huyết của bạn. Bạn nên ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và uống sữa không đường, đồng thời, hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Đặc biệt, bạn hãy cố gắng duy trì lượng đường hấp thu mỗi ngày ở mức vừa phải, đồng nhất khi đang uống thuốc trị tiểu đường hoặc tiêm insulin.
  • Tập thể dục thường xuyên: Bạn có thể vận động nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, tập gym,… 30 phút/ ngày. Tập thể dục giúp cải thiện đáng kể đường huyết, cân nặng, giảm stress và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Bệnh tiểu đường có nguy cơ cao gây biến chứng lên thần kinh, tim, gan, thận, bàn chân và mắt. Vì vậy, bạn hãy đi khám bệnh định kỳ để kiểm tra lại các chỉ số như cholesterol máu, HbA1c, huyết áp, thị lực, thần kinh,…
  • Kiểm soát stress: Stress có thể làm tăng đường huyết. Lo âu, lo lắng kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị tiểu đường như quên uống thuốc, quên tập thể dục, ăn uống không kiểm soát,… Vậy nên, bạn hãy thử hít thở sâu, tập yoga để cải thiện tình trạng căng thẳng.
  • Không hút thuốc lá: Nhiều biến chứng nghiêm trọng có thể xuất hiện khi bạn không quản lý tốt bệnh tiểu đường và hút thuốc lá có thể làm trầm trọng thêm những biến chứng này.
  • Hạn chế uống rượu bia: Rượu bia có thể làm tăng hoặc hạ đường huyết khó kiểm soát. Tăng đường huyết hay hạ đường huyết quá mức đều là những hiện tượng không mong muốn khi điều trị tiểu đường. Do đó, bạn không nên uống rượu bia quá nhiều. Nữ giới chỉ nên uống 1 ly 1/ngày, còn nam giới chỉ nên uống 2 ly/ngày.
Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện đáng kể đường huyết
Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện đáng kể đường huyết

Xem thêm:

Người tiểu đường nên thường xuyên bổ sung vitamin E để cải thiện hiệu quả điều trị bệnh. Tuy nhiên, bạn nên bổ sung một lượng vitamin E vừa đủ, tránh quá liều và hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Hãy chia sẻ bài viết đến người thân và bạn bè để cùng tìm hiểu nhé!

Tài liệu tham khảo:

1. Effect of vitamin E intake on glycemic control and insulin resistance in diabetic patients: an updated systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials

  • Link tham khảo: https://nutritionj.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12937-023-00840-1
  • Ngày tham khảo: 9/11/2024

2. Vitamin E

  • Link tham khảo: https://nutritionsource.hsph.harvard.edu/vitamin-e/
  • Ngày tham khảo: 9/11/2024

3. 6 Lifestyle Changes to Control Your Diabetes

  • Link tham khảo: https://www.webmd.com/diabetes/diabetes-lifestyle-tips
  • Ngày tham khảo: 9/11/2024

4. Vitamin E, Its Beneficial Role in Diabetes Mellitus (DM) and Its Complications

  • Link tham khảo: https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC3552190/
  • Ngày tham khảo: 9/11/2024

5. Pharmacologic doses of vitamin E improve insulin action in healthy subjects and non-insulin-dependent diabetic patients

  • Link tham khảo: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8480681/
  • Ngày tham khảo: 9/11/2024
Contact Me on Zalo