Đột quỵ – Những điều cần biết và cách phòng tránh

Theo thống kê Tổ chức Y tế thế giới, thì đột quỵ là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu thế giới, bên cạnh ung thư. Vậy đột quỵ là gì ? Làm thế nào để nhận biết được các triệu chứng của bệnh. Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ là hiện tượng vỡ mạch máu ở trong não, gây nên sự tắc nghẽn mạch máu. Điều này khiến cho máu không thể lưu thông lên não, lúc này não sẽ bị thiếu máu và thiếu oxy. Từ đó dẫn đến tình trạng đột quỵ của bệnh nhân. Nếu trong vòng vài phút không được cứu chữa kịp thời, các tế bào trong não sẽ chết, gây nguy hiểm tới tính mạng của bệnh nhân.

Do đó, để có thể điều trị kịp thời, chúng ta cần nhận biết được các dấu hiệu đột quỵ.

dot quy la gi
Các tụ máu đông ngăn chăn máu chảy lên não, gây ra đột quỵ

Dấu hiệu của đột quỵ

Khi phát hiện các dấu hiệu của đột quỵ càng sớm, thì cơ hội có thể cứu chữa cho bệnh nhân càng cao. Các dấu hiệu của bệnh đột quỵ bao gồm:

  • Cơ thể người bệnh bị tê liệt.
  • Tay, chân hoặc mặt của người bệnh bị tê
  • Gặp khó khăn trong việc nói chuyện hoặc nói những câu không rõ nghĩa
  • Giao tiếp lắp bắp, không tròn chữ
  • Xuất hiện những vấn đề về thị lực như mờ mắt, không thể nhìn rõ bằng một hoặt hai mắt, cảm giác hoa mắt.
  • Đi lại khó khăn, không thể giữ thăng bằng cơ thể
  • Xuất hiện những cơn chóng mặt, đau đầu dữ dội một cách đột ngột, không rõ nguyên nhân.

Đó là những triệu chứng chung của đột quỵ. Tuy vậy, giữa nam và nữ cũng có những dấu hiệu khác nhau. Theo nhiều chuyên gia y tế thì bệnh nhân nữ có nguy cơ tử vong vì đột quỵ cao hơn bệnh nhân nam. Đối với nữ, dấu hiệu của đột quỵ sẽ có thêm:

  • Có cảm giác buồn nôn
  • Thường hay gặp ảo giác
  • Thở gấp hoặc khó thở
  • Lên cơn co giật
  • Bị nhầm lẫn phương hướng, thường xuyên cảm thấy bị lạc đường
  • Tính cách thay đổi đột ngột, dễ bị kích động

Đối với nam, độ tuổi mắc bệnh sẽ trẻ hơn nữ. Tuy vậy thì nguy cơ tử vong của bệnh nhân nam sẽ thấp hơn bệnh nhân nữ. Những dấu hiệu của đột quỵ thường gặp của nam là:

  • Một bên mặt bị méo, hoặc cười không đều
  • Lời nói trở nên khó hiểu, hay nói ngọng, nói lắp
  • Cánh tay trở nên yếu ớt hoặc nửa bên của cơ thể

Có thể thấy rằng, bên cạnh những dấu hiệu chung, cả nam và nữ đều có những dấu hiệu khác nhau của bệnh đột quỵ. Bạn cần chú ý quan sát người thân của mình để có các biện pháp điều trị và phòng tránh kịp thời.

Nguyên nhân gây đột quỵ

Nguyên nhân gây nên tình trạng đột quỵ phụ thuộc vào loại đột quỵ mà bệnh nhân mắc phải. Có 3 loại đột quỵ thường gặp là: đột quỵ do thiếu máu cục bộ, đột quỵ do thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) và đột quỵ xuất huyết não

  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA): bệnh xảy ra khi động mạch cảnh dẫn lên não bị tắc nghẽn tạm thời, do xơ vữa bám lên thành mạch. Sự tắc nghẽn này sẽ tạo ra một cục máu đông ngay trong động mạch, ngăn cản máu lưu thông lên các mô của não, gây nên tình trạng não không có đủ lượng máu và oxy cần thiết, dẫn đến đột quỵ. Tình trạng này có thể xảy ra trong vòng vài phút đến vài tiếng.
  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: cũng giống như thiếu máu cục bộ thoáng qua, nguyên nhân gây bệnh chính là sự cản trở lưu thông máu lên não, do các xơ vữa tích tụ ở các thành mạch máu gây ra. Dẫn đến tình trạng thiếu máu và oxy ở não, gây nên đột quỵ.
  • Đột quỵ xuất huyết não: tình trạng này xảy ra khi các mạch máu xung quanh não bị vỡ ra, máu thấm vào các mô của tế bào não. Máu sẽ gây áp lực và làm tổn thương não, dẫn tới đột quỵ.

Một số yếu tố gia tăng nguy cơ đột quỵ

Một số yếu tố gia tăng nguy cơ đột quỵ ở một số người bao gồm:

  • Tăng huyết áp
  • Rối loạn lipid máu
  • Tiểu đường
  • Tăng đông
  • Phình mạch trong sọ
  • Viêm mạch
  • Mắc bệnh tim
  • Cơ thể kháng chất Insulin
  • Một số thói quen không tốt: lạm dụng rượu bia, lười tập thể dục, hút thuốc lá nhiều, chế độ ăn uống không lành mạnh
  • Gặp phải một số vấn đề về tâm lý như căng thẳng, trầm cảm

Ngoài ra, một số yếu tố gây đột quỵ không thể thay đổi được là:

  • Từng bị đột quỵ trước đó
  • Có người thân trong gia đình có tiền sử đột quỵ
  • Tuổi tác

Cách phòng tránh đột quỵ

Đột quỵ là một căn bệnh cấp tính, việc điều trị sẽ cực kì khó khăn nếu trình trạng bệnh trở nên nguy cấp. Do đó, cách tốt nhất chính là ngăn ngừa và phòng tránh bệnh từ sớm. Để ngăn chặn đột quỵ, bạn cần phải:

  • Từ bỏ ngay việc hút thuốc: việc này sẽ làm giảm nguy cơ mắc đột quỵ .
  • Sử dụng đồ uống có cồn một cách vừa phải: nếu bạn sử dụng đồ uống có cồn sẽ làm tăng huyết áp.
  • Duy trì trọng lượng của bạn ở mức vừa phải: nguy cơ xảy ra đột quỵ cũng tỉ lệ thuận với trọng lượng của cơ thể. Do đó, bạn cần phải kiểm soát cân nặng của mình
    • Ăn nhiều trái cây và rau xanh hơn
    • Ăn ít thức ăn ít cholesteron và chất béo
    • Tích cực tập luyện thể dục để duy trì cân nặng vừa phải, điều này sẽ làm giảm huyết áp và làm cân bằng lượng cholesteron trong cơ thể của bạn.
  • Bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát định kì 6 tháng một lần để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình.

Các bác sĩ chuyên khoa Thần Kinh bạn có thể tham vấn

Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Quỳnh Nga

Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Mai Thy

Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Trọng Nghĩa

Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến việc nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, nếu cảm thấy bản thân hoặc người thân của mình có những triệu chứng đáng ngờ, bạn cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa Thần Kinh gần nhất để được tư vấn hỗ trợ kịp thời.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập website Docosan, hoặc tải ứng dụng Docosan trên điện thoại để đặt lịch hẹn với bác sĩ gần nhất.

DIAVIT là sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe hàng đầu dành cho người đái tháo đường. Với công thức tiên tiến chứa 7 vitamin và 3 khoáng chất thiết yếu, DIAVIT hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ biến chứng như bệnh tim mạch, thần kinh ngoại biên và suy thận. Sản phẩm giúp người bệnh năng động hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn.


Nguồn tài liệu tham khảo: Healthline.com, NHS.uk

Contact Me on Zalo
Call Now Button