Khi bị tiêu chảy nên ăn gì và điều trị như thế nào?

Bài viết được tham khảo từ các Bác sĩ Sản khoa Trần Quang Đại và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com


Tiêu chảy là hiện tượng phân lỏng, nhiều nước khi bạn đi tiêu từ ba lần trở lên trong 1 ngày. Tình trạng này thường kéo dài không quá vài ngày và có thể nhanh chóng hồi phục bằng những phương pháp điều trị tại nhà như nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn những thực phẩm phù hợp.

Chế độ ăn uống và bệnh tiêu chảy có mối liên hệ mật thiết với nhau, cho dù hiện tượng tiêu chảy chỉ thỉnh thoảng xảy ra do những tình trạng mãn tính như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn v.v. hay do dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm. Những thực phẩm bạn ăn vào hoặc tránh có vai trò rất quan trọng để giúp bạn phục hồi nhanh hơn.

1. Bị tiêu chảy nên ăn gì

Bạn nên chọn những loại thực phẩm không làm nặng thêm hệ tiêu hóa và giúp làm săn chắc phân, đồng thời bổ sung chất lỏng để cơ thể có đủ lượng nước và và thay thế lượng chất lỏng mà bạn đang mất đi.

  • Ngũ cốc nấu chín.
  • Nước ép táo.
  • Nước dùng trong (nước dùng gà hoặc nước dùng bò đã loại bỏ dầu mỡ).
  • Nước tăng cường điện giải (cố gắng tránh những loại có nhiều đường).
  • Các loại trà không chứa caffein.
tieu chay
Người bị tiêu chảy nên tăng cường bổ sung chất lỏng

2. Thực phẩm nên tránh

Bạn nên tránh những loại thực phẩm có thể kích hoạt hệ thống tiêu hóa hoạt động mạnh và làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy, bao gồm:

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa (bao gồm cả đồ uống protein làm từ sữa).
  • Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ.
  • Thức ăn cay.
  • Thực phẩm chế biến, đặc biệt là những thực phẩm có phụ gia.
  • Thịt lợn và thịt bê.
  • Cá mòi.
  • Rau sống.
  • Cây đại hoàng.
  • Hành.
  • Ngô.
  • Các loại trái cây như dứa, anh đào, quả mọng có hạt, quả sung, quả lý chua, nho, tất cả các loại trái cây họ cam quýt.
  • Rượu.
  • Cà phê, soda và đồ uống có ga.
  • Thực phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo.

3. Phương pháp điều trị và khắc phục bệnh tiêu chảy

Hiện nay chưa có thuốc trị tiêu chảy nào để chữa riêng cho căn bệnh này. Trong hầu hết các trường hợp, đau bụng tiêu chảy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn (tiêu chảy cấp) và nhanh chóng hồi phục khi áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà, như thay đổi chế độ ăn uống, uống nhiều nước và sử dụng các loại thuốc không kê đơn.

Trong một số trường hợp, tiêu chảy do ký sinh trùng hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra có thể cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nên kết hợp cùng với uống men vi sinh nhằm giúp ngăn ngừa những phản ứng bất lợi (nếu có) từ thuốc kháng sinh bằng cách đưa vi khuẩn lành mạnh trở lại hệ tiêu hóa. Men vi sinh cũng giúp ngăn ngừa tiêu chảy trong tương lai.

Trường hợp tiêu chảy nghiêm trọng, bạn có thể phải nhập viện để truyền dịch qua đường tĩnh mạch.

tieu chay
Trường hợp tiêu chảy nặng có thể phải nhập viện để truyền dịch

4. Khi nào nên đến gặp bác sĩ

Mặc dù nhiều trường hợp tiêu chảy có thể được điều trị tại nhà bằng các biện pháp sử dụng thuốc không kê đơn, nghỉ ngơi và ăn kiêng tạm thời, nhưng nếu tình trạng này kéo dài hơn hai ngày mà không cải thiện hoặc bạn bị mất nước, hãy liên hệ liên hệ với bác sĩ.

Trường hợp bệnh nhân mất nước và đi cùng với các triệu chứng sau, ngay lập tức đến phòng cấp cứu để được điều trị kịp thời.

  • Phân đen hoặc có máu 
  • Đau bụng dữ dội 
  • Sốt từ 39 ° C trở lên 

Đối với tình trạng tiêu chảy ở trẻ, các dấu hiệu sau có thể cảnh báo trẻ bị mất nước và cần phải được điều trị chuyên môn bởi bác sĩ:

  • Tiêu chảy không cải thiện sau 24 giờ
  • Trẻ sơ sinh không tiểu hoặc đi ngoài trong vòng 3 giờ.
  • Sốt từ 38,5 độ trở lên.
  • Bé bị khô miệng hoặc lưỡi.
  • Khóc nhưng không ra nước mắt.
  • Bụng, má hoặc mắt trũng xuống.
  • Phân đen hoặc có máu.

Điều quan trọng khi bạn bị tiêu chảy đó là hãy nghỉ ngơi, uống nhiều nước, không làm các hoạt động thể chất nặng sau vài giờ, có chế độ ăn uống hợp lý. Sau một hoặc hai ngày, bạn có thể bắt đầu bổ sung những thực phẩm như thịt gà nạc xay và trứng bác. Tuân thủ chế độ ăn uống này có thể giúp bạn phục hồi nhanh hơn, sau đó bạn có thể quay trở lại với những món ăn mà bạn yêu thích.

5. Bác sĩ điều trị tiêu chảy

BSCKII. Lê Kim Sang đã có hơn 30 năm kinh nghiệm điều trị trong lĩnh vực nội soi và nội tiêu hóa.

ThS. BS. Trần Quang Đại tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TP HCM và đã có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị Ngoại tổng hợp.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare là một trong những trung tâm khám bệnh chất lượng cao và đáng tin cậy tại TP. HCM.

Nếu việc điều trị tại nhà không khả quan, bạn cần liên hệ bác sĩ để tìm ra nguyên nhân tiêu chảy, được hướng dẫn và có cách điều trị thích hợp nhất cho tình trạng cụ thể của bản thân.


Docosan là nền tảng đặt lịch hẹn khám bệnh với các bác sĩ và phòng khám đầu ngành tại Việt Nam.

Nguồn tham khảo: Webmd

Contact Me on Zalo
Call Now Button