Sỏi bàng quang và những điều cần biết

Sỏi bàng quang là một bất thường hệ tiết niệu tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề tới chức năng bài tiết nếu không được xử lý và điều trị kịp thời. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị thông qua hình thức tán sỏi bàng quang. Hãy cùng Docosan Team tìm hiểu về sỏi bàng quang, dấu hiệu nhận biết và phương thức điều trị tán sỏi bàng quang như thế nào trong bài viết này nhé!

Sỏi bàng quang là gì?

Sỏi bàng quang là hình thành từ sự tích tụ các khoáng chất, chất cặn bên trong bàng quang. Các khoáng chất có trong nước tiểu sẽ cô đặc, kết tinh từ đó hình thành sỏi. Sỏi có kích thước nhỏ có thể thải ra ngoài theo nước tiểu, tuy nhiên nếu sỏi có kích thước lớn có thể bị kẹt lại, tích tụ dần gây tắc nghẽn đường tiểu và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Sỏi bàng quang (vesical hay cystolith) thường có dạng hình tròn, hiếm khi xù xì góc cạnh. Sỏi bàng quang có nguồn gốc khá đa dạng, có thể rơi từ đường tiểu trên xuống như sỏi thận, sỏi niệu quản,…

Triệu chứng sỏi bàng quang

Các trường hợp sỏi nhỏ không gây bất kì sự tắc nghẽn nào mà được đào thải ra ngoài dễ dàng thì gần như không gây triệu chứng. Chỉ khi nào sỏi lớn, gây kẹt hoặc tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu, lúc này bệnh nhân mới cảm thấy có các triệu chứng. Sau đây là một số báo hiệu thường gặp có thể giúp phát hiện sớm một trường hợp có sỏi bảng quang, đa số là giai đoạn sớm:

  • Đau bụng hạ vị, đau vùng bụng dưới: có thể giải thích do sự di động qua lại của sỏi trong bàng quang, cơn đau thường được mô tả là âm ỉ hoặc dữ dội
  • Thay đổi màu sắc nước tiểu sang màu sậm, hoặc bất kì thay đổi nào mang tính kéo dài, có thể gây khó chịu
  • Đi tiểu kèm máu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm: tổn thương có thể xuất hiện ở thận hoặc do sỏi cọ sát niêm mạc bàng quang gây chảy máu
  • Thay đổi thói quen đi tiểu như số lần đi tiểu tăng lên
  • Tiểu khó, tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu són: do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu, khiến người bệnh đi tiểu khó khăn, dòng chảy nước tiểu bị gián đoạn
  • Trường hợp nhiễm trùng có thể có sốt nhẹ

Bất cứ khi nào bạn gặp phải các dấu hiệu bất thường trên, bạn cần phải đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kip thời. Việc để các triệu chứng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống kém và gây khó khăn cho việc điều trị.

Nguyên nhân gây ra sỏi bàng quang

soi-bang-quang
Nhịn tiểu là một trong những nguyên nhân gây sỏi bàng quang

Những nguyên nhân gây sỏi bàng quang thường gặp có thể kể đến là:

  • Nước tiểu ứ đọng lâu ngày ở bàng quang
  • Sỏi từ đường tiểu trên (sỏi thận, sỏi niệu quản) rơi xuống
  • Sử dụng thuốc lâu ngày gây kết tủa, lắng đọng một số thành phần, tạo thành sỏi
  • Uống nước không đủ lượng yêu cầu, sử dụng quá nhiều các thực phẩm có hàm lượng canxi, photsphate cao. Cơ thể không thể bài tiết toàn bộ lượng chất này khiến chúng lắng đọng, lâu ngày tích tụ thành sỏi bàng quang.
  • Túi thừa bàng quang, viêm (nhiễm trùng), u bàng quang khiến nước tiể bị ứ đọng, lâu dài dẫn đến sự hình thành sỏi bàng quang. Một cơ chế gây tắc nghẽn bàng quang khác có thể gặp đó là hiện tượng chít hẹp cổ bàng quang do khối u xơ tiền liệt tuyến. Những tình trạng này làm tắc nghẽn khiến nước tiểu bị ứ đọng từ đó hình thành sỏi bàng quang.
  • Thói quen lười vận động, không thường xuyên tập thể dục, thói quen nhịn tuổi khiến nước tiểu ứ đọng ở bàng quang. Các bệnh lý cũng có thể ảnh hưởng khác có thể kể đến như thoái hóa đốt sống thắt lưng, bại liệt, tai biến mạch máu não cũng có thể ảnh hưởng đến thói quen đi tiểu, là yếu tố nguy cơ gây sỏi bàng quang.

Biến chứng của sỏi bàng quang nếu không được phát hiện sớm

Sỏi bàng quang cần phải được phát hiện kịp thời, từ đó bác sĩ điều trị mới có thể tiến hành can thiệp và lựa chọn điều trị thích hợp. Sỏi bàng quang nếu nằm cư ngụ quá lâu sẽ làm tổn thương lớp niêm mạc của bàng quang. Dưới tác động co thắt của các cơ ở bàng quang, viên sỏi sẽ được cọ xát liên tục vào thành bàng quang. Điều này khiên lớp niêm mạc bị viêm, loét, chảy máu…

Sỏi bàng quang nếu được phát hiện sớm sẽ hạn chế các yếu tố nguy cơ khác. Biến chứng xảy ra khiến việc điều trị trở nên khó khăn, triệu chứng trầm trọng hơn và kéo dài. Trong đó có kể đến biến chứng dò bàng quang, thấy thoát thước nước tiểu vào tầng sinh môn (ở phụ nữ) . Cấu trúc của hệ cơ quan sinh dục nữ khiến họ dễ mắc phải nhiễm trùng đường tiểu ngược dòng gây suy thận nếu sỏi bàng quang không được can thiệp sớm.

Chẩn đoán sỏi bàng quang

Những phươn thức chẩn đoán thường được dùng trên lâm sàng để xác định một bệnh nhân có mắc sỏi bàng quang hay không bao gồm:

  • Khám bụng vùng hạ vị, đánh giá xem có sự phì đại nào không hay bụng có bị căng trướng bất thường ở vị trí bàng quang hoặc tuyến tiền liệt không
  • Tổng phân tích nước tiểu kiểm tra xem có tiểu máu hay không, đồng thời đánh giá phần nào hệ thống nước tiểu
  • Siêu âm là một trong những phương pháp có thể chỉ định để kiểm tra xem ở bụng dưới có sỏi bàng quang hay không.
  • Chụp X – quang và CT-scan giúp xác định vị trí chính xác của sỏi bàng quan từ đó giúp cho việc điều trị dễ dàng hơn. .
soi-bang-quang
Sỏi bàng quang trên phim chụp X – quang

Điều trị sỏi bàng quang

Mổ mở bàng quang lấy sỏi : dùng trong trừng hợp sỏi quá to. Đối với trường hợp hẹp cổ bàng quang, các phương pháp có thể sử dụng là xẻ cổ bàng quang qua nội soi, mổ hở. Bệnh nhân có bướu tuyến tiền liệt: cắt bướu tuyến tiền liệt qua nội soi hoặc phương pháp mổ hở.

Các trường hợp sỏi không quá to, chưa ghi nhận các bất thường hay bán chứng nhất thì : ESWL, tán sỏi bằng laser là một tronng những phương pháp được sử dụng nhiều trong những năm gần đây hoặc tán sỏi cơ học.

Kết luận

Sỏi bàng quang là một bất thường hệ tiết niệu thường gặp, bạn có thể ngăn ngừa tình trạng này bằng cách xây dưng một lối sống lành mạnh, hạn chế các yếu tố nguy cơ tạo sỏi bàng quang. Ngay khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ bạn cần phải đến ngay các cơ sở khám bệnh uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp.


Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu về “Sỏi bàng quang và những điều cần biết” tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có
chuyên môn tại Docosan để được tư vấn một cách đầy đủ.

  • Sỏi bàng quang, Sức khỏe đời sống.
  • Contact Me on Zalo
    Call Now Button