Bệnh tiểu đường nên ăn gì để cân đối dinh dưỡng?

Vấn đề bệnh tiểu đường nên ăn gì để cân đối dinh dưỡng là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh. 

Xem thêm: Gợi ý thực đơn bữa sáng cho người đái tháo đường

Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị đái tháo đường

Xây dựng thực đơn, bữa ăn hợp lý cho người bệnh tiểu đường là yếu tố then chốt cho tất cả bệnh nhân. Bên cạnh việc sử dụng thuốc uống hoặc thuốc tiêm, dinh dưỡng tiết chế là yếu tố quyết định sự thành công của quá trình điều trị người bệnh tiểu đường. Mặt khác, người bị tiểu đường nên ăn gì cũng là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh lẫn người chăm sóc.

Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, tránh được biến chứng như toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu máu, hạ đường huyết, tăng đường huyết khó kiểm soát. Ngoài ra, cân đối dinh dưỡng cũng giúp người bệnh duy trì cân nặng hoặc đạt được mục tiêu cân nặng mà bác sĩ đề nghị.

Xem thêm: Gợi ý thực đơn cho người già bị tiểu đường

Có những nhận định sai lầm rằng khi mắc bệnh tiểu đường cần phải kiêng tuyệt đối tinh bột, không được sử dụng đường để nêm nếm, đây là những quan niệm chưa phù hợp và không có căn cứ khoa học. Đường chính là dinh dưỡng, là nguồn năng lượng chính để não duy trì hoạt động. Kiêng khem đường bột không đúng cách có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết, đặc biệt đối với những bệnh nhân dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm.

Vậy bệnh tiểu đường nên ăn gì? Nguyên tắc chính trong xây dựng thực đơn cho người tiểu đường đó là gia giảm các thực phẩm chứa nhiều đường bột, các thực phẩm có chỉ số GI cao. Ưu tiên rau củ quả, các thực phẩm có chỉ số GI thấp.

Bệnh tiểu đường nên ăn gì để cân đối dinh dưỡng

Để biết người tiểu đường nên ăn gì, chúng ta cần dựa vào các chỉ số GI để lựa chọn nhóm thực phẩm có lượng đường thấp, đồng thời xây dựng thực đơn theo phương pháp plate. Phương pháp đĩa ăn (plate method) được Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) đề xuất để giúp người bệnh tiểu đường ước lượng tương đối cách phân chia các nhóm dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.

Phương pháp này giúp bạn nhận biết tương đối các trường hợp ăn nhiều hơn lượng đường bột cần thiết. Bạn có thể áp dụng phương pháp này để cân bằng lượng rau, protein và thực phẩm chứa đường bột trong bữa ăn sáng cho người tiểu đường.

Xem thêm: 5 kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường hiệu quả

Bệnh tiểu đường nên ăn gì nhiều trong mỗi bữa ăn

Xây dựng bữa ăn cho người bị tiểu đường cần tuân theo một số nguyên tắc sau:

  • Ăn nhiều rau củ, ví dụ như các loại rau xanh, các loại rau củ không chứa hoặc chứa ít tinh bột như bông cải xanh, rau chân vịt, các loại đậu, hạt,…
  • Hạn chế nêm nếm đường và hạn chế sử dụng các thực phẩm dưới dạng ngũ cốc đã qua chế biến, đóng hộp, không còn là dạng cám/nguyên hạt, chẳng hạn như bánh mì trắng, gạo trắng,…
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm đóng hộp, trái cây ngâm, nên ưu tiên các loại thực phẩm tươi, chưa qua chế biến, bảo quản.

Sau khi tiêu thụ các sản phẩm bột đường, lượng đường trong máu của chúng ta sẽ tăng lên. Tốc độ tăng đường máu phụ thuộc vào việc bạn ăn vào cái gì, cách ăn ra sao, ăn kèm với những món ăn gì.

Xem thêm: 5 chỉ số người đái tháo đường cần lưu ý

Cũng là trái cam nhưng nếu bạn ép nước uống thì lượng đường trong máu sẽ tăng nhanh hơn khi ăn bằng múi/tép cam vì lúc này bộ phận tiêu hóa sẽ cần thời gian để tiêu hóa cái múi cam ra. Ví dụ khác về việc ăn chuối, hàm lượng đường trong chuối chín đã qua chế biến sẽ khác với chuối thông thường, chuối càng chín lượng đường bên trong càng cao.  

Bên cạnh việc lựa chọn nhóm thức ăn, chúng ta cần để thêm về việc lựa chọn phương pháp chế biến, bảo quản các loại thực phẩm này. Hạn chế tẩm ướp gia vị là một nguyên tắc quan trọng để xây dựng bữa ăn cân đối cho người bệnh tiểu đường.

Xem thêm: Góc giải đáp: Người bị tiểu đường có nên ăn khoai lang không?

Các loại rau củ quả phù hợp cho người bệnh tiểu đường

  • Táo
  • Chuối
  • Lúa mạch
  • Đậu đen
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Cà rốt
  • Cherry
  • Cam tươi
  • Nho xanh
  • Việt quất
  • Kiwi

Hầu hết các loại rau củ đều có chỉ số GI (glycemic index) thấp, do đó đây chính là lời giải đáp cho câu hỏi người bị tiểu đường nên ăn gì và có thể ăn thường xuyên. Tuy nhiên, mỗi nhóm thức ăn đều có nhiều thành phần, do đó, người bệnh cần cân đối, giới hạn số lượng của từng loại thực phẩm trong ngày. Chúng có chỉ số GI thấp không đồng nghĩa với việc bạn có thể ăn số lượng thật nhiều trong ngày.

Bệnh tiểu đường cần xây dựng lối sống lành mạnh

Bên cạnh thiết lập chế độ ăn uống nghiêm ngặt, tuân thủ phác đồ điều trị, người bệnh tiểu đường cần xây dựng lối sống lành mạnh:

  • Hạn chế ăn dầu mỡ
  • Hạn chế ăn mặn
  • Hạn chế ăn ngọt
  • Không uống rượu bia
  • Không hút thuốc lá
  • Tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày

Để có thể nhận được những tư vấn cụ thể hơn, DiaB xin mời bạn đăng ký tham gia Chương trình “Sống khỏe cùng đái tháo đường. Chương trình sẽ giúp người bệnh đạt được những mục tiêu sau:

  • Giảm HbA1c, ổn định đường huyết
  • Phòng ngừa biến chứng
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống

6 lợi ích khi tham gia chương trình:

  • Giảm 1,2% HbA1c, giảm biến chứng
  • Giảm 3-5% cân nặng
  • Giảm 50% chi phí điều trị
  • 100% online
  • Đội ngũ bác sĩ và chuyên gia sát cánh
  • HLV sức khỏe – Cá nhân đồng

Nguồn tham khảo:

  1. https://glycemic-index.net/glycemic-index-of-fruits/