Phát hiện sớm triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1 và type 2

Tiểu đường là căn bệnh mãn tính nguy hiểm với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Phát hiện sớm triệu chứng của bệnh tiểu đường là bước đầu tiên quan trọng để kiểm soát bệnh hiệu quả. Bài viết này cung cấp thông tin về các triệu chứng của bệnh tiểu đường như là một cảnh báo sớm, giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường, hay còn gọi là đái tháo đường, là một tình trạng rối loạn chuyển hóa mãn tính ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường (glucose). Glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể, được vận chuyển vào tế bào bằng insulin, một hormone do tuyến tụy sản xuất. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả, dẫn đến lượng đường huyết cao. Lượng đường huyết cao này thường làm xuất hiện những triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường

Những triệu chứng của bệnh tiểu đường này có thể nhẹ và thoáng qua đến mức bệnh nhân không chú ý đến chúng. Điều này đặc biệt đúng với trường hợp tiểu đường type 2. Khi các bệnh nhân phát hiện ra mình bị tiểu đường type 2 cũng là lúc họ đã nhận lại những biến chứng đáng kể do tác động của lượng đường cao lâu dài trong máu gây ra.

Với tiểu đường type 1, các triệu chứng của bệnh tiểu đường thường diễn ra nhiều, dữ dội. Chúng thường xuất hiện đột ngột ở trẻ em và thanh thiếu niên, với các triệu chứng như khát nước, đi tiểu nhiều, sụt cân nhanh, buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, yếu ớt.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường

Các triệu chứng chung

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2 tương tự nhau và thường có những triệu chứng chung như:

Mệt mỏi và đói

Cơ thể chuyển hóa thức ăn thành glucose, mà các tế bào sử dụng làm năng lượng. Các tế bào này cần insulin để hấp thụ glucose. Tuy nhiên nếu cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc các tế bào kháng insulin, glucose không thể vào được tế bào. Điều này ngoài gây ra đường huyết cao còn có thể làm cơ thể đói và mệt như là một triệu chứng của bệnh đái tháo đường.

Đi tiểu thường xuyên và khát nước hơn

Trung bình một người đi tiểu từ 4 đến 7 lần mỗi 24 giờ, nhưng người có triệu chứng của bệnh đái tháo đường có thể đi tiểu nhiều hơn thế. Thông thường, cơ thể sẽ tái hấp thu glucose khi nó đi qua thận. Nhưng khi bệnh tiểu đường làm đường huyết tăng cao, thận không thể đưa hết glucose trở lại máu. Điều này khiến cơ thể sản xuất nhiều nước tiểu hơn, dẫn đến mất nước.

Kết quả là bệnh nhân phải đi tiểu thường xuyên hơn và/hoặc đi tiểu nhiều hơn. Do đi tiểu quá nhiều nên bệnh nhân có thể bị rất khát. Ngoài ra, khi bệnh nhân uống nước nhiều hơn cũng sẽ đi tiểu nhiều hơn.

Khô miệng và ngứa da

Một trong những triệu chứng khác của bệnh tiểu đường là khô miệng và ngứa da. Do mất một lượng nước qua đường tiểu, thêm vào đó áp suất thẩm thấu cao trong máu có thể làm cơ thể bị mất nước và da khô, ngứa.

Mờ mắt

Sự thay đổi lượng chất lỏng trong cơ thể có thể khiến thủy tinh thể trong mắt sưng lên, thay đổi hình dạng và không thể tập trung.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2

Triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2

Triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2

Khi đường huyết ở mức cao trong thời gian dài, các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2 sau có thể xảy đến:

Nhiễm nấm

Cả nam giới và phụ nữ mắc bệnh tiểu đường đều có thể mắc phải những bệnh này. Nấm sử dụng glucose làm năng lượng nên có nhiều glucose sẽ giúp nấm phát triển mạnh. Nhiễm nấm có thể phát triển ở bất kỳ nếp gấp da ấm và ẩm nào, bao gồm: giữa ngón tay và ngón chân, dưới ngực, trong hoặc xung quanh cơ quan sinh dục.

Vết loét hoặc vết cắt lâu lành

Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu và gây tổn thương thần kinh khiến cơ thể khó lành vết thương.

Đau hoặc tê ở bàn chân hoặc bàn chân

Đây là một kết quả khác của tổn thương thần kinh do đường huyết cao trong thời gian dài.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1 sau có thể dễ dàng nhận thấy nếu gặp phải:

Giảm cân không chủ ý

 khi cơ thể bạn không thể lấy năng lượng từ thức ăn, nó sẽ bắt đầu đốt cháy cơ và mỡ để lấy năng lượng, làm sụt cân mặc dù chế độ sinh hoạt và ăn uống vẫn như bình thường

Buồn nôn và nôn mửa

Khi cơ thể bạn đốt cháy chất béo, nó sẽ tạo ra ceton. Chất này có thể tích lũy trong máu đến một mức mức nguy hiểm, một tình trạng có thể đe dọa tính mạng được gọi là nhiễm toan đái tháo đường. Ceton cao có thể gây ra buồn nôn và nôn mửa.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

Đường huyết cao trong thai kỳ thường không có triệu chứng của bệnh đái tháo đường. Người bệnh chỉ có thể cảm thấy khát hơn bình thường một chút hoặc phải đi tiểu thường xuyên hơn.

Tìm hiểu thêm: Mẹ bị tiểu đường có mang thai được không?

Khi nào cần gọi bác sĩ

Theo nguyên tắc chung, hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng của bệnh tiểu đường sau:

·       Cảm thấy đau bụng, yếu và rất khát

·       Đang đi tiểu nhiều

·       Bị đau bụng dữ dội

·       Thở sâu và nhanh hơn bình thường

·       Có hơi thở có mùi như nước tẩy sơn móng tay (đây là dấu hiệu của ceton rất cao.)

Gọi ngay cho bác sĩ nếu gặp phải những triệu chứng nguy hiểm.

Gọi ngay cho bác sĩ nếu gặp phải những triệu chứng nguy hiểm.

Nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh tiểu đường là vô cùng quan trọng. Việc phát hiện sớm dấu hiệu, triệu chứng của bệnh tiểu đường và điều trị hiệu quả có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, mù lòa, suy thận và cắt cụt chi.

Tham khảo:

1. Early Signs and Symptoms of Diabetes: How To Tell if You Have It (webmd.com)

2. What is diabetes? | Getting to know the basics | Diabetes UK

3. Diabetes – StatPearls – NCBI Bookshelf (nih.gov)