Ăn không tiêu là bệnh gì ? Cách điều trị ra sao

Ăn không tiêu là một tình trạng bất thường hệ tiêu hóa. Triệu chứng của bệnh rất đa dạng và thường gặp, dễ nhận biết. Vậy triệu chứng ăn không tiêu là gì? Cách chữa ăn không tiêu ra sao? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu ở bài viết dưới đây và đặt lịch khám tiêu hóa nhé.

Tổng quan

Ăn không tiêu, hay còn gọi là rối loạn tiêu hóa, chúng bao gồm các tình trạng như đau dạ dày, đầy hơi, ợ chua và các vấn đề tiêu hóa khác. Ăn không tiêu có thể gây khó chịu, và đôi khi, những triệu chứng này có thể báo hiệu tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn. Vì vậy, ngay khi nhận ra dấu hiệu của bệnh ăn không tiêu, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ đễ được điều trị kịp thời.

an-khong-tieu

Triệu chứng ăn không tiêu

Những dấu hiệu đầu tiên của ăn không tiêu sẽ liên quan nhiều đến đường tiêu hóa, chúng bao gồm một hoặc nhiều triệu chứng sau:

  • Chướng bụng, đầy hơi.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy
  • Ợ nóng, ợ chua.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Đau bụng

 Nguyên nhân ăn không tiêu

Nguyên nhân không bệnh lý

Có rất nhiều yếu tố về lối sống, ăn uống gây ra ăn không tiêu; những tác nhân này khác nhau ở mỗi người. Chúng có thể bao gồm:

  • Nhịn đi cầu.
  • Dùng quá nhiều NSAID.
  • Ăn khuya.
  • Ăn không đủ chất xơ.
  • Chia nhỏ bữa ăn.
  • Nhai không kỹ.
  • Uống quá nhiều đồ uống trong bữa tối.
  • Uống soda.
  • Nhai kẹo cao su.
  • Uống quá nhiều rượu.
  • Hút thuốc lá.
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng thường xuyên.

Nguyên nhân bệnh lý

Ăn không tiêu có thể gây ra bởi bất cứ tình trạng bất thường nào ở đường tiêu hóa. Các mức độ bệnh có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng. Một số vấn đề phổ biến bao gồm chứng ợ nóng, đau dạ dày, hội chứng ruột kích thích và không dung nạp lactose.

Bên cạnh đó, các bệnh tiêu hóa khác cũng có thể là nguyên nhân gây khó tiêu như sau:

  • Sỏi túi mật, viêm đường mật, túi mật
  • Bệnh lý thực quản, chẳng hạn như chít hẹp (hẹp), co thắt tâm vị và viêm thực quản
  • Bệnh lý dạ dày, bao gồm viêm dạ dày, loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori và ung thư
  • Bệnh lý về gan, chẳng hạn như viêm gan siêu vi B hoặc C, xơ gan, suy gan, viêm gan do rượu và viêm gan tự miễn.
  • Viêm tụy cấp/ mạn, nang giả tụy
  • Bệnh lý đại tràng, chẳng hạn như polyp và ung thư, nhiễm trùng, bệnh celiac, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, viêm túi thừa, kém hấp thu, hội chứng ruột ngắn và thiếu máu cục bộ đường ruột
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), bệnh loét dạ dày tá tràng và thoát vị hoành.

Chẩn đoán:

Các bác sĩ có thể bắt đầu cố gắng chẩn đoán chứng ăn khó tiêu bằng cách khám sức khỏe và đặt câu hỏi về các triệu chứng và tiền sử bệnh của một người. Ví dụ, bác sĩ có thể hỏi về:

  • Loại thuốc đang sử dụng.
  • Lối sống và chế độ ăn.
  • Các bệnh lý từng mắc, và đang mắc. Chúng có liên quan đến tiêu hóa không.
  • Có người thân mắc bệnh tiêu hóa không.

Sau đó, họ có thể yêu cầu một số xét nghiệm, chẳng hạn như:

  • Xét nghiệm máu, có thể giúp phát hiện thiếu máu, viêm hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng
  • Xét nghiệm phân, cũng có thể phát hiện viêm và kiểm tra vi khuẩn, kí sinh trùng trong đường ruột.
  • Bên cạnh đó, nội soi là 1 xét nghiệm khá quan trọng trong chẩn đoán bệnh về đường tiêu hóa, bao gồm việc bác sĩ đưa một camera nhỏ vào thực quản để kiểm tra đường tiêu hóa trên, hoặc vào trực tràng để kiểm tra đường tiêu hóa dưới
  • Xét nghiệm vi khuẩn Hp (trong bệnh viêm loét dạ dày).
  • Siêu âm bụng tổng quát, XQ bụng hoặc các xét nghiệm chuyên sâu hơn chụp CT.

Cách trị ăn không tiêu:

Điều trị không dùng thuốc:

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể tạo ra sự khác biệt lớn:

  • Cắt giảm thức ăn béo, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng.
  • Hạn chế đồ uống có ga.
  • Hạn chế đồ uống có cồn.
  • Ăn và uống từ từ. Chia ra nhiều bữa nhỏ, nhai kỹ khi ăn.
  • Từ bỏ hút thuốc.
  • Đừng nhai kẹo cao su.
  • Tập thể dục nhiều hơn. Giảm cân hoặc duy trì cân nặng ở mức hợp lí.
  • Tránh thức ăn gây đầy hơi.
  • Ưu tiên tiêu thụ đường từ trái cây tươi hơn là từ thực phẩm ngọt như bánh, kẹo, bánh donut….

Điều trị dùng thuốc:

Nếu bạn bị ăn không tiêu, bên cạnh việc thay đổi lối sống thì sử dụng thuốc có thể hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị.

  • Thực phẩm bổ sung lactase: giúp bạn tiêu hóa lactose (đường chính trong thực phẩm từ sữa) và giảm đầy hơi.
  • Alpha-galactosidase: giúp phân hủy loại đường hoặc tinh bột phức tạp gây ra đầy hơi, như các loại đậu, bông cải xanh và bắp cải. Thận trọng với những người có tình trạng di truyền galactosemia. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến một số loại thuốc đái tháo đường như acarbose hoặc miglitol.
  • Simethicone (Mylicon): Uống những chất lỏng hoặc viên nén này có thể làm giảm đầy hơi khó chịu và ăn không tiêu.
  • Men tiêu hóa: Những chất bổ sung này chứa vi khuẩn “thân thiện” có thể giúp tiêu hóa. Ngoài ra các loại thực phẩm như sữa chua, và dưa cải cũng có chứa men vi sinh.
  • Antacid: Chúng giúp trung hòa axit trong dạ dày và làm dịu chứng ợ chua nhẹ. Một số ngăn ngừa trào ngược axit dạ dày, ngăn ngừa loét dạ dày. Bên cạnh đó thuốc antacid có thể gây táo bón và tiêu chảy. Không dùng thuốc kháng axit với magiê nếu bạn bị bệnh thận mãn tính.
  • Thuốc chẹn H2: giúp giảm và ngăn ngừa chứng ợ nóng thường xuyên bằng cách giảm lượng axit trong dạ dày của bạn. Các tác dụng phụ phổ biến nhất là táo bón, tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Chất ức chế bơm proton (PPI): Chúng hoạt động bằng cách giảm lượng axit trong dạ dày của bạn. Thông thường, chúng hoạt động tốt hơn thuốc chẹn H2. Các tác dụng phụ của PPIs là tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn và nôn ói, đau bụng.
  • Prokinetics (thuốc điều hòa nhu động ruột): giúp dạ dày của bạn trống rỗng nhanh hơn, do đó bạn sẽ có ít axit hơn. Prokinetics có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng hơn PPI hoặc thuốc chẹn H2, như lo âu, trầm cảm, tiêu chảy, buồn ngủ, mệt mỏi, cáu gắt, buồn nôn, rối loạn nhu động ruột.
  • Thuốc nhuận tràng tạo khối: uống những chất bổ sung chất xơ này với nước để tạo khối lượng lớn trong phân, có thể kích hoạt ruột đẩy phân ra ngoài. Một số loại thuốc nhuận tràng phổ biến là methylcellulose, polycarbophil, psyllium và dextrin lúa mì.
  • Chất bôi trơn, như dầu khoáng: Chúng bao phủ bề mặt ruột và ngăn nước hấp thụ từ phân, giúp phân dễ dàng đi qua hơn.
  • Thuốc tăng thẩm thấu: Những chất này giúp giữ nhiều nước hơn trong ruột, có thể mở rộng ruột và kích thích nhu động ruột. Thuốc thẩm thấu không dành cho một số người lớn tuổi và những người bị suy tim hoặc thận.
  • Chất làm mềm phân: Bằng cách thêm chất lỏng vào phân, chất làm mềm phân giúp bạn tránh đầy bụng và dễ đi ngoài hơn.
  • Thuốc đạn hoặc thuốc xổ: Một số thuốc nhuận tràng có dạng có thể được đưa vào trực tràng. Những thuốc này rất hữu ích khi bạn phải tránh căng thẳng, chẳng hạn như sau khi phẫu thuật hoặc sinh con.

Chú ý: Điều trị ăn không tiêu rất đa dạng và còn tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây ra nó, vì vậy các loại thuốc trên chỉ mang tính tham khảo, bạn không nên tự ý sử dụng mà không có sự tham vấn từ bác sĩ hay các chuyên gia y tế.

Các bác sĩ điều trị ăn không tiêu

Thao khảo từ Danh sách các bác sĩ tiêu hóa giỏi ở TPHCM, tiêu biểu nhất là các bác sĩ:

  • BSCKII Lê Kim Sang với hơn 30 năm chuyên môn Nội tiêu hóa
  • ThS BS Hứa Thúy Vi – 14 năm kinh nghiệm Nội soi tiêu hóa và Nội tiêu hóa
  • BSCKI Trần Kinh Thành – 16 năm kinh nghiệm Nội tiêu hóa và Nội soi tiêu hóa

Kết luận:

Tóm lại, ăn không tiêu được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nếu không được điều trị sớm, tình trạng này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của bạn. Nhận biết được những triệu chứng của bệnh để có thể liên hệ với các bác sĩ kịp thời sẽ giúp bạn có được phương hướng điều trị cụ thể và ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.