Hướng dẫn xử lý và điều trị táo bón

Hầu hết mọi người đều gặp phải tình trạng táo bón vài lần trong đời và sẽ có nhiều người chủ quan xem thường đây là triệu chứng không quan trọng. Tuy nhiên nếu táo bón bị kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày và nguy cơ dẫn đến các biến chứng bệnh lý. Cùng tìm hiểu cách điều trị táo bón trong bài viết dưới đây.

Bệnh táo bón là gì ?

Táo bón là tình trạng đi đại tiện khó khăn bất thường, cảm giác đau lúc mót rặn và đi ngoài không được trọn vẹn. Có thể kèm theo phân khô, cứng và nhỏ. 

Tuy có nhiều biểu hiện khác nhau nhưng để nói một người bị táo bón thì dựa vào số lần đi đại tiện là dễ xác định nhất, táo bón là khi đi ngoài dưới 3 lần trong một tuần.

Biến chứng nguy hiểm của táo bón

Nếu tình trạng táo bón bị kéo dài và ngày càng nặng thêm mà không được xử lý hay điều trị phù hợp thì có thể dẫn đến các bệnh lý như:

  • Bệnh trĩ: tác nhân chính gây trĩ nội hay trĩ ngoại chính là táo bón. Nếu ra sức rặn khi đi ngoài sẽ gây tăng áp lực ổ bụng trực tiếp dồn lượng máu vào các búi tĩnh mạch trĩ của hậu môn gây bệnh trĩ, có thể tiêu ra phân kèm máu tươi.
  • Nhiễm độc đường tiêu hóa: nếu đi ngoài không được thì phân sẽ bị ứ đọng lại và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn đường ruột phát triển và sinh ra nhiều loại độc tố gây hại niêm mạc ruột. 
  • Tắc ruột: nếu phân bị tích trữ lại ở được trực tràng nhiều ngày sẽ tạo thành một khối phân cứng chắc gây hiện tượng bán tắc hay tắc ruột hoàn toàn. Đây có thể là một cấp cứu ngoại khoa, đặc biệt gặp ở trẻ em và người già.
  • Ung thư hậu môn – trực tràng: đây được xem là biến chứng nặng nề nhất của bệnh táo bón. Khi phân nằm trong hậu môn – trực tràng quá lâu làm tăng thời gian tiếp xúc với niêm mạc gây giải phóng nhiều yếu tố tiền ung thư.
dieu tri tao bon
Táo bón kéo dài sẽ gây nhiều biến chứng cho đường ruột

Hướng dẫn xử lý táo bón tại nhà

Uống nhiều nước 

Cơ thể chúng ta rất cần nước và nước sẽ rất quan trọng đối với người bị bệnh táo bón. Nếu uống đầy đủ nước tối thiểu là 2 lít mỗi ngày thì sẽ có tác dụng làm mềm và ẩm phân, từ đó hỗ trợ tốt quá trình tống phân ra khi đi đại tiện.

Ăn nhiều chất xơ 

Việc cung cấp các loại thức ăn nhiều chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày của người bị bệnh táo bón tuy đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích. Chất xơ giúp đường ruột hoạt động co bóp đẩy phân thuận lợi hơn và cải thiện tình trạng táo bón.

Bổ sung nhiều loại Vitamin

Vitamin C và vitamin B có thể làm thuyên giảm các triệu chứng của táo bón như đau hậu môn, phân khó ra. Đồng thời bổ sung nhiều loại vitamin còn giúp tăng sức đề kháng và giải độc cho đường ruột.

Luyện tập thể dục thể thao 

Việc tập luyện không những giúp cơ thể khỏe mạnh tăng sức đề kháng mà còn tác động đến đường tiêu hóa tạo được nhu động ruột đầy đủ để lưu thông và đẩy phân ra ngoài khi đi đại tiện. 

Sử dụng dầu mỡ hợp lý 

Chế độ dinh dưỡng chứa nhiều loại dầu tự nhiên tốt như dầu ô liu, dầu dừa có thể giúp bôi trơn hiệu quả niêm mạc đường ruột và giúp phân di chuyển dễ dàng ra ngoài hơn. 

Đồng thời nên giảm sử dụng các loại dầu xấu như dầu động vật vì chúng sẽ gây tăng các khó chịu do táo bón gây ra.

Cung cấp thực phẩm hỗ trợ đường ruột

Đối với người bị táo bón thì hệ sinh thái vi khuẩn đường ruột cân bằng sẽ giúp cải thiện tốt chức năng tiêu hóa thức ăn và thải trừ phân ra ngoài. Vì vậy việc cung cấp các loại thực phẩm chức Probiotic có thể làm tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột, vừa giúp xử lý vừa ngăn ngừa táo bón xảy ra. 

cach chua tri tao bon
Cung cấp thực phẩm hỗ trợ đường ruột

Điều trị bệnh táo bón 

Phương pháp đông y

Uống trà thảo mộc 

Đã từ rất lâu thì các loại trà thảo mộc đã được xem là liều thuốc nhuận tràng tự nhiên giúp ngăn ngừa và điều trị táo bón hiệu quả. Thành phần chứa nhiều loại hoạt chất tự nhiên trong trà thảo mộc giúp làm mềm mịn và ẩm ướt phân sẽ giúp người bị táo bón giảm triệu chứng và dần khỏi bệnh.

Tốt hơn là trà thảo mộc rất thích hợp với nhiều đối tượng, cả trẻ em và người già. Các loại trà tốt cho người bệnh táo bón gồm:

  • Trà Atiso 
  • Trà xanh 
  • Trà gừng 
  • Trà bạc hà 
  • Hồng trà.

Bài thuốc nhân gian

  • Nhuận tràng hoàn 
  • Ma nhân hoàn 
  • Ngũ nhân hoàn. 

Phương pháp tây y 

Thăm khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá để xác định mức độ và nguyên nhân bị táo bón, từ đó kê các loại thuốc phù hợp. 

Một số loại thuốc nhuận tràng giúp làm giảm triệu chứng táo bón như: Forlax, Duphalac, các loại thuốc xổ, … 

Kết luận

Táo bón là tình trạng thường gặp và có thể gây biến chứng nguy hiểm khi người bệnh chủ quan không xử lý và điều trị. Vì vậy các bạn hãy quan tâm chú ý đến việc đi đại tiện của bản thân và phát hiện kịp thời bệnh táo bón rồi áp dụng các phương pháp chữa trị tại nhà hoặc đến gặp bác sĩ khi bệnh dai dẳng kéo dài.


Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.