Phù nề dạ dày là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm phù nề dạ dày là bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam, một đất nước có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori khá cao. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngoài việc chịu đừng cơn đau dạ dày nhiều ngày người bệnh có thể gặp các biến chứng như thủng dạ dày, ung thư dạ dày. Mời bạn đọc cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về phù nề dạ dày qua bài viết sau đây.

Bệnh viêm phù nề dạ dày là gì?

Bệnh viêm phù nề dạ dày là gì?
Bệnh viêm phù nề dạ dày là gì?

Viêm phù nề dạ dày còn được gọi là viêm loét dạ dày, là tình trạng niêm mạc dạ dày sung huyết do phản ứng viêm xảy ra do các nguyên nhân khác nhau, hầu hết do vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori). Đây được cho là nguyên nhân chính khiến cho người Việt Nam mắc phải bệnh viêm phù nề dạ dày.

Căn bệnh này có thể xuất hiện ở mọi giới tính và mọi độ tuổi. Bệnh phổ biến ở đối tượng nam giới hơn do thói quen hút thuốc, uống rượu bia thường xuyên… Độ tuổi mắc bệnh phù nề dạ dày trung bình từ 40 – 50 tuổi, tuy nhiên tỷ lệ nam giới mắc bệnh có khuynh hướng ngày càng trẻ hóa. Bệnh mặc dù không nguy hiểm, tuy nhiên có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hằng ngày hoặc tệ hơn gây nên các biến chứng khó lường nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh phù nề dạ dày

Nguyên nhân chính gây viêm nhiễm niêm mạc dạ dày và đóng vai trò quan trọng trong phát triển bệnh phù nề dạ dày chính là vi khuẩn Helicobacter pylori hay còn gọi là vi khuẩn HP. Vi khuẩn Helicobacter pylori có khả năng xâm nhập vào niêm mạc dạ dày và gây tổn thương. Trong số những người mắc vi khuẩn HP, khoảng 10 – 20% trong đó sẽ tiến triển thành loét dạ dày – tá tràng, đau dạ dày. Vi khuẩn này cũng liên quan đến nguy cơ ung thư dạ dày, chiếm tỷ lệ 1 – 2%. Bên cạnh đó, gần 1% người nhiễm vi khuẩn HP có nguy cơ mắc ung thư hạch MALT.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng viêm phù nề dạ dày như:

  • Tinh thần căng thẳng do suy nghĩ nhiều, sau chấn thướng thương, sau mổ, sau sanh con hoặc sau một cú sốc tinh thần lớn.
  • Một số thuốc có thể dẫn đến tình trạng phù nề dạ dày như Aspirine, Corticoides, NSAIDs và một số phương pháp trị liệu chống ung thư cũng có thể gây hại đến dạ dày.
  • Rượu bia cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng trên, liều gây độc cho dạ dày có thể từ 1g rượu mỗi Kg trọng lượng cơ thể trở lên.
  • Ngoài Helicobacter Pylori, các vi trùng và siêu khác cũng có thể dẫn đến viêm phù nề dạ dày như E.Coli, Staphylococcus, Shigella trong ngộ độc thức ăn, CMV. Các vi sinh vật trên gây thương tổn dạ dày thường kèm theo thương tổn ruột.
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn uống thiếu điều độ, ăn không đúng giờ, bỏ bữa, ăn quá no hoặc ăn quá nhiều đồ cay, nóng, thực phẩm khô cứng…
  • Ngoài ra còn một số nguyên nhân hiếm gặp như: dị ứng, viêm dạ dày tăng eosinophils, viêm dạ dày do các chất ăn mòn do tự tử hay sơ suất uống nhầm, viêm dạ dày sau chiếu xạ.

Trên đây là các nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng viêm dạ dày, tuy nhiên vi khuẩn Helico bacter và stress là hai nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến tình trạng phù nề dạ dày. Bệnh có thể gây nên biến chứng nghiêm trọng như viêm loét, thủng dạ dày hoặc thậm chí là ung thư dạ dày. Do đó người bệnh cần phải thận trọng nếu như gặp phải các vấn đề về dạ dày kéo dài không giải thích được.

Triệu chứng phù nề dạ dày

Triệu chứng phù nề dạ dày
Triệu chứng phù nề dạ dày

Bệnh viêm phù nề dạ dày thường xuất hiện triệu chứng kéo dài, từ nhẹ đến nặng. Do đó trong những giai đoạn đầu người bệnh sẽ không để ý đến những dấu hiều thầm kín hoặc đôi khi bỏ qua bởi nó không đáng kể, cho đến khi triệu chứng trở nên rầm rộ và họ không thể chịu đựng được những cơn đau dai dẳng, kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày. Một số triệu chứng thường gặp của người bệnh viêm phù nề dạ dày như:

  • Đau thượng vị là triệu chứng thường gặp nhất, mới đầu cơn đau âm ỉ, đau quanh rốn và thường hết ngay sau khi ăn, tuy nhiên những cơn đau về sau càng ngày càng dữ dội và dai dẳng, ngay cả khi ăn người bệnh cũng không thể giảm được cơn đau, lúc này họ thường tìm đến các thuốc bên ngoài giúp hỗ trợ giảm đau mà chưa tìm đến bác sĩ để điều trị.
  • Cảm giác ợ hơi, ợ chua sau khi ăn, đôi khi cảm giác nóng rác sau xương ức.
  • Tình trạng kéo dài lâu ngày sẽ khiến người bệnh có cảm giác chán ăn, buồn nôn, thể trạng suy sụp, thiếu máu.
  • Nặng hơn có thể dẫn đến nôn ra máu hoặc tiêu phân đen, khi đó dạ dày bị xuất huyết, người bệnh có thể tử vong nếu như máu không được cầm. Đây là một tình huống nguy hiểm, cần được cấp cứu ngay.
  • Cơn đau dạ dày đột ngột, dữ dội cần được lưu ý, khi đó có thể xuất hiện tình trạng thủng dạ dày, thức ăn sẽ tràn ra ổ bụng gây viêm phúc mạc. Cấp cứu ngoại khoa tiến hành may dạ dày là cần thiết lúc này.

Điều trị viêm phù nề dạ dày

Điều trị viêm phù nề dạ dày
Điều trị viêm phù nề dạ dày

Người bệnh thường đến với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa bởi những than phiền trên. Khi đó bác sĩ có thể cho điều trị thử thuốc và hẹn tái khám lần sau để đánh giá đáp ứng của thuốc, đồng thời có thể nội soi sinh thiết dạ dày để khẳng định nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên các trường hợp cấp cứu sẽ có cách xử lý khác nhau nhằm đưa bệnh nhân ra khỏi cơn nguy kịch. Do đó, người bệnh không được chủ quan nếu gặp phải các bất thường trên kéo dài.

Tùy theo nguyên nhân, triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cách chữa phù nề dạ dày một cách phù hợp. Một số loại thuốc trị phù nề dạ dày có thể được kê đơn là:

  • Thuốc giảm tiết axit dạ dày: Mục đích chính là hạn chế axit trong dịch vị dạ dày nhằm ngăn chặn các tổn thương phát sinh.
  • Thuốc trung hòa axit dịch vị: Nhiệm vụ chính là trung hòa axit, tạo điều kiện cho lớp niêm mạc bị tổn thương bình phục lại.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng trong trường hợp dạ dày phù nề do vi khuẩn Hp gây ra.
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày trước những tác nhân gây tổn thương.

Ngoài ra bạn có thể dùng thuốc đông y phối hợp với thuốc tây y để giảm triệu chứng bệnh nhanh hơn. Một số bài thuốc đông y (ví dụ như bột nghệ- mật ong) cũng giúp cải thiện tình trạng viêm dạ dày và giảm triệu chứng đau dạ dày.

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bạn cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống: Tránh ăn những thực phẩm gây kích thích dạ dày như đồ cay, chua, chất béo, thức uống có cồn và cafe. Thay vào đó, hãy ăn những thực phẩm nhẹ nhàng như các loại ngũ cốc, trái cây và rau xanh. Tập thói quen uống đủ nước hàng ngày để giữ cho dạ dày luôn ẩm và giảm tác động tiêu cực. Tránh để tinh thần căng thẳng và lo lắng, tìm hiểu và thực hành các phương pháp giảm căng thẳng như yoga, thiền định hoặc tập thể dục để giúp cơ thể thư giãn.

Dinh dưỡng cho người bị phù nề dạ dày

Ngoài các phương pháp điều trị được bác sĩ kê đơn, người bệnh có thể áp dụng cách sử dụng thực phẩm khoa học tốt cho sức khỏe của hệ tiêu hóa nói riêng và cơ thể nói chung. Vậy phù nề dạ dày nên ăn gì thì mới an toàn cho sức khỏe? Dưới đây một số thức phẩm và lối sống được bác sĩ khuyên để điều trị viêm phù nề dạ dày là:

  • Sử dụng các loại rau xanh: Rau không những chứa lượng lớn xenlulozo giúp nhuận trường mà còn cung cấp các chất dinh dưỡng vi lượng tốt cho cơ thể như vitamin A, C, E, K, axit folic, sắc và canxi. Đặc biệt các loại rau có màu xanh đậm nên được thêm vào bữa ăn hàng ngày.
  • Thực phẩm nhiều protein, ít chất béo: Các loại thức ăn nhiều protein nhưng ít chất béo cũng tốt cho bệnh nhân phù nề dạ dày. Thành phần protein có thể giúp bạn phục hồi các vết sẹo trong dạ dày tá tràng.
  • Thức phẩm không chiên xào, dầu mỡ: Các loại thức phẩm không chiên xào, dầu mỡ cũng rất tốt cho sức khỏe của dạ dày, đặc biệt là các bệnh nhân viêm phù nề dạ dày. Đồng thời thành phần của protein có thể giúp phụ hồi các vết sẹo do viêm loét dạ dày lâu ngày. Một số thực phẩm có thể tham khảo như thịt nạc, cá, gia cầm, đậu nành, sữa ít béo,…
  • Thực phẩm giàu flavonoid: Các nghiên cứu cũng chỉ ra sử dụng nhiều thực phẩm giàu flavonoid cũng có nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. Những thực phẩm chứa thành phần flavonoid có tác dụng giúp ngăn ngừa và chữa lành vết loét và viêm dạ dày. Bạn có thể lựa chọn một số loại thực phẩm như cần tây, nam việt quất, táo, trà xanh, quả việt quất, anh đào, ớt chuông,…
  • Thực phẩm giàu Omega 3: Khi bị phù nề ở dạ dày, người bệnh rất cần bổ sung các hoạt chất chống viêm để tăng khả năng kháng bệnh tự nhiên. Trong đó omega-3 là một trong những dưỡng chất quan trọng giúp cơ thể tăng cường các tế bào kháng viêm chống lại bệnh tật. Ngoài ra, Omega-3 cũng mang lại nhiều lợi ích cho não bộ, tim mạch và là một trong những chất giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư. Bạn có thể tìm thấy Omega 3 trong các loại cá, dầu oliu, hạnh nhân, hạt óc chó…
  • Không sử dụng rượu bia: rượu bia là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng phù nề dạ dày. Hàm lượng rượu bia nếu vượt qua 1g/1Kg trọng lượng cơ thể có thể gây hại nghiêm trọng đến dạ dày nói riêng và các cơ quan khác.
  • Thoải mái tinh thần, tập thiền định, hít thở giúp cơ thể giảm stress, đẩy lùi bệnh viêm phù nề dạ dày.

Cách đề phòng bệnh phù nề dạ dày

Để đề phòng bệnh phù nề dạ dày, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng chất béo cao, thức ăn nhanh, đồ chiên rán, đồ ngọt, đồ cay nóng và đồ uống có gas. Thay vào đó, tăng cường ăn các loại rau, quả tươi, thực phẩm giàu chất xơ và chất dinh dưỡng.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích: Tránh thuốc lá, cà phê, rượu và các loại đồ uống có chứa cafein vì chúng có thể làm tăng nồng độ acid dạ dày ở mức cao nhất. Ngoài ra nhóm thức uống này cũng gây kích thích lưu thông máu và gây bào mòn thành niêm mạc dạ dày.
  • Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng có thể gây ra cảm giác chậm tiêu hóa và làm tăng nguy cơ phát triển bệnh phù nề dạ dày. Hãy thực hiện các phương pháp giảm căng thẳng như yoga, meditate, tập thể dục thể chất, ngủ đủ giấc và duy trì lối sống cân bằng.
  • Tránh ăn quá no và ăn quá nhanh: ăn quá nhanh và ăn quá no có thể tạo áp lực lên dạ dày, khiến cho dạ dày và ruột tăng thêm gánh nặng, làm giảm hiệu quả của quá trình tiêu hóa.

Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh phù nề dạ dày

u003cstrongu003ePhù nề dạ dày có nguy hiểm không?u003c/strongu003e

Phù nề dạ dày (hay phù nề bao tử) là bệnh lý khá phổ biến, mặc dù bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị phù hợp có thể gây biến chứng như thủng dạ dày, ung thư dạ dày…

u003cstrongu003eViêm phù nề xung huyết dạ dày là gì?u003c/strongu003e

Viêm phù nề xung huyết dạ dày hay viêm loét dạ dày, là một bệnh lý ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, gây viêm và loét. Viêm phù nề xung huyết dạ dày thường được gây ra bởi nhiễm trùng do vi khuẩn Helicobacter pylori hoặc sử dụng lâu dài các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như aspirin hoặc ibuprofen.

u003cstrongu003eThuốc điều trị phù nề dạ dày?u003c/strongu003e

Một số loại thuốc trị phù nề dạ dày có thể được kê đơn là: Thuốc giảm tiết axit dạ dày, thuốc trung hòa axit dịch vị, thuốc kháng sinh và thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày trước những tác nhân gây tổn thương.

    Ngày nay, viêm phù nề dạ dày tuy trở thành một trong những bệnh phổ biến nhưng nền y học phát triển hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn nếu như người bệnh tuân thủ theo y lệnh của bác sĩ. Do đo, nếu gặp phải các triệu chứng thường găp như trên, người bệnh cần đến thăm khám tại bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.


    Xem thêm:

    Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.