10 loại thực phẩm của thực đơn cho người rối loạn tiêu hóa

Vai trò thực đơn cho người rối loạn tiêu hóa là vô cùng quan trọng, có liên quan trực tiếp đến hiệu quả điều trị cũng như ổn định sức khỏe tổng trạng cho bệnh nhân. Vậy thực đơn cho người rối loạn tiêu hóa gồm các loại thực phẩm gì? Công dụng của chúng ra sao? Hãy cùng Docosan tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về vấn đề rối loạn tiêu hóa

Những vấn đề phổ biến về tiêu hóa mà bạn có thể gặp phải bao gồm: đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, táo bón và tiêu chảy. Ngoài ra, những bệnh lý mạn tính khác như Hội chứng ruột kích thích, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, bệnh Crohn hay bệnh viêm túi thừa đại tràng cũng khiến bạn gia tăng nguy cơ trải qua những vấn đề nghiêm trọng hơn về đường tiêu hóa. 1 trong những nguyên nhân chính liên quan đến hầu hết các vấn đề về tiêu hóa là chế độ ăn thiếu chất xơ, nhiều dầu mỡ.

Top 10 thực phẩm trong thực đơn cho người rối loạn tiêu hóa

Yogurt

thực đơn cho người rối loạn tiêu hóa

Yogurt có thành phần giàu men vi sinh, cung cấp rất nhiều lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa người dùng, ngoài ra loại thực phẩm này còn giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và nâng cao sức đề kháng cho hệ đường ruột. Loại men tiêu hóa Probiotic còn có công dụng hỗ trợ giải quyết những vấn đề tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón. Lưu ý là không phải hầu hết yogurt đều có chứa men vi sinh, bạn cần xem kỹ thành phần dinh dưỡng trước khi mua.

Táo

Táo – 1 trong số các loại quả được xem là nguồn chứa pectin. Pectin là 1 chất xơ hòa tan, có công dụng giữ nước, gia tăng khối lượng của phân và thúc đẩy sự lưu thông của phân trong đường ruột, có vai trò thiết yếu trong điều trị bệnh táo bón và cả tiêu chảy. Hàm lượng Pectin trong táo còn được chứng minh có thể hỗ trợ giảm nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, cũng như trong bệnh viêm đại tràng.

Rau thì là

Rau thì là theo dân gian là một loại rau được dùng như một gia vị nêm nếm làm tăng thêm mùi hương cho món ăn. Ngoài ra, lượng chất xơ có trong rau thì là còn hỗ trợ phòng ngừa táo bón và cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa. Đồng thời, rau thì là còn có chứa 1 chất chống co thắt đường ruột, giúp hỗ trợ các cơ trơn đường ruột giãn ra, cải thiện những triệu chứng chướng bụng, đầy hơi.

Nấm Kefir

thực đơn cho người rối loạn tiêu hóa

Nấm Kefir (hay còn gọi là nấm sữa) là 1 loại thức uống lên men có chứa vi sinh vật có lợi giống yogurt, nó có công dụng hỗ trợ tiêu hóa chủ yếu thực phẩm đường sữa. Nhiều nghiên cứu cũng đã khẳng định rằng nấm kefir giúp gia tăng lợi khuẩn đường ruột, giúp nâng cao sức khỏe của đường tiêu hóa bệnh nhân và tiêu diệt những vi sinh vật gây hại. Ngoài ra nó còn có tác dụng giúp giảm viêm niêm mạc đường ruột, tăng cường và thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.

Hạt chia

Hạt chia được xem là một nguồn chất xơ tuyệt vời cho những người bị rối loạn tiêu hóa. Khi được đưa vào cơ thể, hạt chia chuyển thành một dạng tương tự gelatin ở trong dạ dày. Dạng này của hạt chia hoạt động như một tiền men tiêu hóa, giúp hỗ trợ sự sinh sôi và phát triển của hệ lợi khuẩn đường ruột. Ngoài ra lượng chất xơ có trong hạt chia còn giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, lưu thông của phân trong đường ruột thuận lợi hơn.

Trà Kombucha

thực đơn cho người rối loạn tiêu hóa

Trà Kombucha là 1 loại trà đặc biệt – trà lên men. Nó được sản xuất bằng cách lên men, qua việc bổ sung thêm những chủng lợi khuẩn đường ruột, men và đường vào trà xanh hoặc trà đen có sẵn. Quá trình lên men trà có thể kéo dài từ 1 tuần trở lên. Hàng loạt các lợi khuẩn sinh học được tạo ra từ quá trình lên men sẽ góp phần hỗ trợ cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, trà Kombucha còn có 1 công dụng khác đó chính là có khả năng làm lành những vết loét và tổn thương ở dạ dày.

Đu đủ

Đu đủ là 1 trong các loại trái cây thơm ngon của vùng khí nhiệt đới, nó có chứa 1 loại enzyme tiêu hóa tên là papain. Papain có vai trò hỗ trợ quá trình tiêu hóa thông qua khả năng phá vỡ các liên kết giữa các chuỗi protein với nhau. Ngoài ra, Papain còn có thể giúp làm giảm những triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích (táo bón, đau bụng và đầy hơi).

Các loại ngũ cốc nguyên hạt

thực đơn cho người rối loạn tiêu hóa

Các loại ngũ cốc nguyên hạt phổ biến bao gồm: bánh mì nguyên cám, yến mạch, quinoa,… Để được công nhận là ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm được yêu cầu phải chứa đủ 100% nhân bao gồm cả mầm, cám và nội phôi nhũ. Ngoài ra, các loại ngũ cốc này còn cung cấp 1 lượng chất xơ dồi dào có thể giúp cải thiện các triệu chứng tiêu hóa theo hai cơ chế sau:

Thứ nhất, một lượng lớn chất xơ được bổ sung vào phân, giúp giữ nước, tăng khối lượng phân và giúp phân lưu thông dễ dàng hơn trong đường ruột, góp phần làm giảm táo bón.

Thứ hai, một số loại ngũ cốc hoạt động tương tự như tiền men vi sinh giúp hỗ trợ nuôi dưỡng hệ lợi khuẩn đường tiêu hóa.

Tempê

Tempê là 1 món thức ăn truyền thống có xuất xứ từ Indonesia, được làm từ nguyên liệu là đậu nành lên men. Tempê hỗ trợ tiêu hóa đường nhờ các vi khuẩn và nấm men chứa trong nó. Quá trình lên men Tempe đã phá vỡ cấu trúc của 1 chất chống độc trong đậu nành là axit phytic, do đó có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng của cơ thể.

Củ cải trắng

thực đơn cho người rối loạn tiêu hóa

Củ cải trắng là một nguồn chất xơ tuyệt vời. Nghiên cứu cho thấy mỗi 136 gram củ cải trắng có chứa tới 3.4 gam chất xơ, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Những cách phổ biến để bổ sung củ cải trắng vào chế độ ăn hàng ngày bao gồm: sinh tố, nước ép, salad hoặc hấp, luộc.

Kết luận

Những vấn đề về tiêu hóa luôn gây cảm giác khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt cũng như công việc của họ. Vì thế qua bài viết, chúng tôi mong muốn có thể đề xuất được thực đơn cho người rối loạn tiêu hóa, với các loại thực phẩm đại diện vừa đơn giản, rẻ tiền mà bạn hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà, giúp nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa, cải thiện các triệu chứng đường ruột để từ đó có được 1 sức khỏe tối ưu.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: healthline.com