Bệnh trĩ ngoại: Dấu hiệu, cách điều trị và phòng tránh

Bệnh trĩ ngoại là một nhánh trong nhóm bệnh trĩ nói chung, bệnh khá phổ biến đặc biệt ở người cao tuổi, nhưng không có nghĩa là người trẻ không gặp phải. Nếu không được điều trị kịp thời thì không những bệnh trĩ ngoại sẽ gây khó chịu cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến người bệnh có thể mắc các biến chứng nguy hiểm như hoại tử hậu môn, ung thư hậu môn, thậm chí tử vong, … Hãy cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn về bệnh trĩ ngoại qua bài viết phía dưới nhé!

Bệnh trĩ ngoại là gì?

Trong ống hậu môn bình thường có lớp “đệm” đặc biệt, giàu mạch máu gồm mô mỡ, mạch máu, cơ trơn và mô liên kết giúp tự chủ hậu môn. Các mô nâng đỡ hậu môn được nghiên cứu rằng kém đi hẳn ở người trên 30 tuổi. Trĩ là sự giãn nở của đám rối tĩnh mạch trĩ tại ống hậu môn hoặc phần thấp của trực tràng

Gọi là bệnh trĩ khi lớp “đệm” này bất thường, trượt xuống khỏi vị trí bình thường, các mô nâng đỡ hậu môn bị kéo dãn (cơ Treitz và mô liên kết đàn hồi) gây ra đứt mô và gây ra sa của lớp đệm mạch máu tĩnh mạch trĩ tại ống hậu môn hoặc phần thấp của trực tràng, làm xuất hiện các triệu chứng bệnh.

Bệnh trĩ ngoại là hiện tượng trĩ từ đám rối trĩ ngoại nằm phía dưới đường lược bị giãn ra, sa ra ngoài hậu môn, phía dưới trực tràng, được bao phủ bởi biểu mô lát tầng. Nhìn vào búi trĩ có thể thấy rõ các tĩnh mạch trĩ rất nhỏ và mảnh, đan xen chồng chéo lên nhau. Nếu không được điều trị kịp thời thì không những bệnh trĩ ngoại sẽ gây khó chịu cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến người bệnh có thể mắc các biến chứng nguy hiểm như hoại tử hậu môn, ung thư hậu môn, thậm chí tử vong, …

tri-ngoai
Phân biệt bệnh trĩ nội với bệnh trĩ ngoại

Các yếu tố nguy cơ thường gặp ở những người mắc bệnh trĩ ngoại:

  • táo bón, rặn nhiều thường xuyên, thói quen đại tiện không bình thường, không đều
  • thời gian đại tiện kéo dài
  • tiêu chảy
  • mang thai
  • di truyền
  • tư thế thẳng đứng
  • lão hóa, các bất thường cơ thắt trong. 

Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại

Các triệu chứng điển hình của bệnh trĩ ngoại gồm:

  • Đi tiêu ra máu: Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn khi đi đại tiện. Trong quá trình đi cầu, xuất hiện một lượng nhỏ máu tươi thấm trên giấy vệ sinh hoặc phân hoặc trong bồn cầu. Ở giai đoạn nặng hơn, máu có thể chảy thành giọt hoặc bắn tia, ngồi xổm cũng bị chảy máu.
  • Ngứa ngáy vùng hậu môn và rỉ chất dịch: Đây là dịch bài tiết ở niêm mạc ống hậu môn, với những cơn ngứa ngáy, gây ra những mùi khó chịu, khiến người bệnh mất tự tin. 
  • Sờ thấy khối phồng: Khối lồi xuất hiện quanh rìa hậu môn có thể do trĩ ngoại, nếu trĩ ngoại huyết khối thì kèm đau nhiều.
  • Người bệnh có thể không quá đau tới không đau nhưng gây cảm giác cộm, nhất là khi mặc đồ bó. Trong trường hợp nứt hoặc bít tắc hậu môn búi trĩ còn gây đau rát. 
  • Đau khi ngồi làm BN không dám ngồi ngay ngắn mà ngồi một mông trên ghế, một mông ngoài ghế thường là do tắc mạch trĩ, trĩ sa nghẹt.
tri-ngoai
Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại

Điều trị bệnh trĩ ngoại

Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp bảo tồn

Phương pháp điều trị bảo tồn với bệnh nhân mắc trĩ ngoại gồm: Chế độ ăn nhiều chất xơ, kết hợp với dùng thuốc đường uống hoặc thuốc tác động tại chỗ (tại vị trí búi trĩ).

  • Các loại thuốc uống: Là những thuốc được chiết xuất từ thực vật hoặc có chứa hoạt chất Rutin. Nhóm thuốc này có tác dụng làm tăng cường thành tĩnh mạch vùng hậu môn – trực tràng, giúp làm giảm tình trạng phù nề, sung huyết tại tại các tĩnh mạch.
  • Thuốc có tác dụng tại chỗ: Bao gồm các loại thuốc mỡ bôi tại búi trĩ ngoại và thuốc dạng viên đặt vào trong hậu môn. Nhóm thuốc này thường có tác dụng kháng viêm, giảm đau, làm săn chắc các tĩnh mạch…
tri-ngoai
Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp bảo tồn

Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp phẫu thuật

Điều trị bệnh trĩ bằng ngoại khoa có rất nhiều phương pháp như sử dụng các thủ thuật chích xơ, phẫu thuật cắt trĩ, đốt điện, đốt lazer, thắt dây thun … Tuy nhiên, trong trường hợp mắc bệnh trĩ ngoại thì chỉ nên áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt trĩ vì đây là cơ quan thụ cảm, có chứa nhiều dây thần kinh cảm giác nên sẽ gây đau đớn kéo dài nếu áp dụng các phương pháp ngoại khoa khác.

Ngoài ra, phẫu thuật cắt trĩ chỉ áp dụng cho bệnh nhân mắc trĩ ngoại giai đoạn muộn, xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, viêm loét và có nguy cơ nhiễm trùng máu.

Phòng tránh bệnh trĩ ngoại

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn là phương châm đúng nhất, thay vì để cơ thể mắc trĩ ngoại rồi điều trị thì chúng ta nên tích cực hơn trong việc phóng tránh bệnh trĩ ngoại với một lối sống lành mạnh và thói quen đi tiêu hợp lý.

Docosan đưa ra một vài lời khuyên để người đọc có thể tham khảo và thay đổi ngay từ bây giờ để tránh mắc bệnh trĩ ngoại mà cũng để phòng các bệnh lý khác:

  • Ăn nhiều chất xơ có trong rau củ quả để ngừa táo bón và tiêu chảy, hạn chế ăn thịt và các đồ ăn chế biến nhanh, hạn chế ăn đồ cay, nóng, nhiều chất béo
  • Uống nhiều nước
  • Không nên nhịn đại tiện
  • Không mang vác quá sức
  • Cố gắng giới hạn thời gian đi vệ sinh < 2 phút
  • Không để sách báo trong phòng tắm
  • Không sử dụng điện thoại khi đi đại tiện
  • Tập thể dục thường xuyên, tránh để cơ thể bị béo phì.Không nên ngồi quá lâu tại một chỗ, nên đứng lên đi lại sau khoảng 30′ ngồi làm việc
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích
  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau khi đại tiện
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, không mặc đồ ẩm

Khám bệnh trĩ ở đâu tốt nhất?

  • Phòng khám DHA Healthcare – Q.3
  • Golden Healthcare International Clinic – Q. Tân Bình
  • Bệnh viện quốc tế City – City International Hospital – Q. Bình Tân

Kết luận

Bệnh trĩ ngoại là hiện tượng trĩ từ đám rối trĩ ngoại nằm phía dưới đường lược bị giãn ra, sa ra ngoài hậu môn, phía dưới trực tràng, được bao phủ bởi biểu mô lát tầng. Nhìn vào búi trĩ có thể thấy rõ các tĩnh mạch trĩ rất nhỏ và mảnh, đan xen chồng chéo lên nhau. Các dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại gồm: tiêu máu, ngứa vùng hậu môn, rỉ chất dịch, sờ thấy khối phồng, đau.

Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào từng bệnh cảnh mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng giải quyết tốt nhất, có thể sẽ áp dụng một trong 2 cách chữa sau: điều trị bảo tồn hoặc điều trị ngoại khoa.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.