Ung thư ruột có chữa khỏi không? Sống được mấy năm?

Ung thư ruột là một trong những ung thư thường xuyên và nguy hiểm nhất, đặc biệt tại các nước phát triển như Hoa Kỳ, Đức, Anh, Australia, Singapore,… Bài viết dưới đây từ Doctor có sẵn sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan những điều cần biết về ung thư ruột.

Tóm tắt nội dung

Ung thư ruột là gì?

Ung thư ruột (hay còn gọi là ung thư biểu mô đại trực tràng hay ung thư ruột kết) là căn bệnh bao gồm mà các khối u ác tính phát triển trong đại tràng hoặc trực tràng. 

Trong đường ruột cũng có  thể phát triển các loại ung thư khác hiếm gặp hơn như: ung thư ruột non, ung thư ruột thừa, ung thư hậu môn, u mô đệm đường tiêu hóa, u hạch lympho, u thần kinh nội tiết,… nhưng các bệnh này không được phân loại là ung thư ruột. 

Ở hầu hết các bệnh nhân, trong giai đoạn tiền ung thư sẽ phát triển các khối u hình nấm, nổi lên, được gọi là polyp đường ruột. Mặc dù hầu hết các polyp đường ruột thường lành tính nhưng sau vài năm, một số có thể tăng kích thước, biến đổi và trở thành các khối u ác tính và gây nên ung thư ruột kết. 

Tùy vào nơi ung thư bắt đầu mà có thể gọi là ung thư đại tràng (ung thư ruột già) hoặc ung thư trực tràng.

Tế bào ung thư từ ruột có thể di căn sang một bộ phận khác của cơ thể thông qua dòng máu và hệ thống bạch huyết. Một trong những nơi lây lan đầu tiên là các hạch bạch huyết trong bụng. Gan cũng là nơi phổ biến để các tế bào ung thư lây lan vì máu chảy trực tiếp từ ruột đến gan. Ung thư ruột cũng có thể lan vào phổi hoặc xương nhưng ít gặp hơn.

Các triệu chứng của ung thư ruột là gì?

Hầu hết các bệnh nhân ung thư ruột thường không có triệu chứng gì trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, các triệu chứng của bệnh lại khó nói với người khác hay với cả bác sĩ. Điều này thường dẫn đến việc trì hoãn đi thăm khám và sàng lọc ung thư. 

Các triệu chứng phổ biến nhất của ung thư đại trực tràng bao gồm:

  • Rối loạn tiêu hóa dai dẳng bao gồm: khó chịu dai dẳng ở bụng, thường xuyên có tiếng kêu lớn ở bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón luân phiên, thay đổi tính chất của phân, cảm giác đi đại tiện không hết,…
  • Đau khi đi tiêu hoặc đôi khi đau bụng kiểu chuột rút ngay cả sau khi đi tiêu
  • Chảy máu trực tràng hoặc xuất hiện máu trong phân
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Yếu hoặc mệt mỏi hơn bình thường rất nhiều
  • Cảm thấy khó thở
  • Xuất hiện một khối u mà bác sĩ có thể sờ thấy ở lưng hoặc bụng (bụng), phổ biến hơn là ở bên phải
  • Đôi khi ung thư có thể gây tắc ruột. Các triệu chứng bao gồm: đau quặn bụng, đầy hơi, táo bón, bị ốm

Vào thời điểm bệnh nhân bắt đầu nhận thấy cơn đau, chảy máu trong phân hay thay đổi thói quen đại tiện, ung thư ruột đã có thể ở giai đoạn muộn và không chữa được. Do đó bạn cần lưu ý đến những yếu tố nguy cơ của bệnh và thực hiện sàng lọc khi thấy cần thiết. Ở giai đoạn sớm, bệnh ung thư ruột có khả năng chữa được. 

ung thư ruột
Thay đổi thói quen đi tiêu là một trong những triệu chứng của ung thư ruột

Những yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư ruột

Giống như hầu hết các bệnh ung thư, sự xuất hiện của ung thư ruột là do sự đột biến gen ở các tế bào bình thường, khiến chúng trở thành các tế bào ác tính và bắt đầu phát triển không kiểm soát. Những đột biến này có thể xảy ra một cách ngẫu nhiên trong suốt cuộc đời của một người, và có thể di truyền cho các thế hệ sau.

Các yếu tố nguy cơ của ung thư ruột bao gồm:

Di truyền

Ở những người có người thân trong gia đình (cha, mẹ, anh chị em, con cái) mắc ung thư ruột sẽ có nguy cơ cao hơn đáng kể mắc ung thư này, do các đột biến có thể được lưu lại trong bộ gen và di truyền. 

Nguy cơ sẽ tăng thêm nếu bạn có nhiều hơn một người thân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ruột; hoặc có người thân mắc ung thư ruột khi còn trẻ (nhỏ hơn 45 tuổi).

Ở những gia đình này, tất cả các thành viên nên tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc nếu cần thiết. 

ung thư ruột
Ung thư ruột có thể di truyền

Ngoài ra, có một số hội chứng di truyền hiếm gặp cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh như hội chứng Đa polyp tuyến gia đình (FAP). Theo thống kê, gần như chắc chắn những người mắc hội chứng này sẽ phát triển ung thư ruột ở khoảng độ tuổi 40. Do đó, bác sĩ thường khuyến cáo phẫu thuật cắt bỏ đại-trực tràng ở những bệnh nhân này khi dưới 20 tuổi để phòng ngừa.

Một tình trạng khác là hội chứng Lynch hoặc ung thư ruột kết không polyp di truyền (HNPCC). Những người có đột biến gen này có nguy cơ mắc ung thư ruột nói riêng và các bệnh ung thư khác nói chung cao hơn.

Nhìn chung, những đối tượng có bệnh di truyền nên được khám sàng lọc thường xuyên hơn so với mọi người.

Tuổi tác

Ung thư ruột có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hầu hết những người mắc bệnh này đều trên 50 tuổi. Do đó tuổi cao cũng được xem là một yếu tố nguy cơ của bệnh.

Tuy nhiên, hiện nay số người dưới 50 tuổi bị ung thư ruột kết cũng đã ngày càng tăng. 

Thừa cân

Béo phì có thể là một nguyên nhân gây ung thư ruột. Người ta ước tính rằng 11 trong số 100 ca ung thư ruột (11%) ở Anh có liên quan đến tình trạng thừa cân hoặc béo phì.

Chế độ ăn uống

Ung thư ruột phổ biến ở các nước phương Tây và các nhà nghiên cứu cho rằng điều này có thể liên quan đến chế độ ăn uống ở đây. Các nghiên cứu trong mối liên quan giữa bệnh với chế độ ăn đã cho nhiều kết quả khác nhau. Trong đó, một số nghiên cứu đã tìm thấy nguy cơ ung thư ruột kết tăng lên ở những người ăn quá nhiều thịt đỏ, thịt chế biến sẵn (như thịt xông khói, xúc xích, thịt hộp,…) hoặc ăn quá ít chất xơ.

Các bệnh viêm ruột mãn tính

Các bệnh viêm ruột mãn tính như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn khi mắc trong nhiều năm sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư ruột.

Hút thuốc lá

7 trong số 100 ca ung thư ruột (7%) ở Anh có liên quan đến hút thuốc. Nguy cơ mắc bệnh ung thư này tăng lên theo số lượng thuốc lá hút mỗi ngày.

Rượu bia

Rượu bia cũng làm tăng nguy cơ ung thư ruột. Người ta ước tính rằng khoảng 6 trong số 100 ca ung thư ruột (khoảng 6%) ở Anh có liên quan đến việc uống rượu.

Ít vận động

Những người không vận động có nhiều khả năng phát triển ung thư ruột, ngược lại hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ.

Tiền sử ung thư hoặc polyp đại trực tràng trước đây

Những người có tiền sử polyp ruột hoặc ung thư ruột đã được điều trị trước đây có nguy cơ cao mắc bệnh trở lại. Ở những bệnh nhân này, thường sẽ được khuyến cáo kiểm tra thường xuyên hơn.

Ngoài ra, ở những bệnh nhân đã từng mắc một loại ung thư khác thì nguy cơ ung thư ruột cũng cao hơn. Điều này có thể là do sự thay đổi trong gen di truyền hoặc do sự ảnh hưởng của các phương pháp điều trị ung thư trước đó.

Bệnh nhân đái tháo đường

Các nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường có thể tăng nguy cơ ung thư ruột, dù đến nay vẫn chưa giải thích được mối liên quan giữa hai bệnh này.

Nhiễm trùng H.pylori

Dù hầu hết các trường hợp nhiễm Helicobacter pylori (H.pylori) không phát triển thành ung thư nhưng có một số bằng chứng cho thấy nguy cơ ung thư ruột cao hơn ở những người bị nhiễm vi khuẩn này. Đây là một loại vi khuẩn có thể gây viêm loét dạ dày – một bệnh nhiễm trùng phổ biến mà nhiều người mắc phải.

Xét nghiệm tầm soát và chẩn đoán ung thư ruột

Việc sàng lọc có thể giúp phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm, nhờ đó giúp cho việc điều trị thuận lợi và dễ dàng hơn. Theo khuyến cáo, việc sàng lọc nên được thực hiện khi một người bước vào tuổi 50. Tuy nhiên, bác sĩ có thể khuyên bạn nên bắt đầu khám sàng lọc ở độ tuổi sớm hơn hoặc khám thường xuyên hơn nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao, ví dụ như có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư ruột.

Các lựa chọn sàng lọc có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm máu ẩn trong phân (FOBT) và xét nghiệm hóa miễn dịch phân (FIT): Sử dụng các mẫu phân để tìm máu ẩn trong phân vì nếu dương tính đây có thể là dấu hiệu của ung thư và cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác để khẳng định.
  • Nội soi đại tràng: Sử dụng máy ảnh trên một ống mềm dẻo dài đưa vào trực tràng để xem xét toàn bộ bên trong đại tràng. Nếu có khối u, CT scan cũng cho biết kích thước, mức độ lan rộng của chúng và cho phép lấy mẫu mô để tiến hành sinh thiết.
ung thư ruột
Xét nghiệm máu trong phân là xét nghiệm quan trọng trong ung thư ruột

Một số xét nghiệm khác đối với ung thư ruột bao gồm:

  • Khám trực tràng: Bác sĩ có thể dùng tay đưa vào trực tràng để cảm nhận các khối u nếu có bên trong trực tràng.
  • Siêu âm trực tràng: Ở những bệnh nhân bị ung thư ở đoạn trực tràng.
  • Siêu âm bụng: Bác sĩ có thể chỉ định siêu âm bụng để xem ung thư đã lan rộng hay chưa.
  • Nội soi đại tràng ảo (CT đại tràng): Sử dụng CT scan để chụp hình ảnh cắt ngang của các cơ quan trong ổ bụng, từ đó bác sĩ có thể phát hiện những thay đổi hoặc bất thường ở đại tràng và trực tràng.
  • Chụp PET-CT: Giúp tìm hiểu thêm về bệnh và tình trạng lan rộng của bệnh.
  • Xét nghiệm tế bào: Có thể giúp chẩn đoán ung thư và phát hiện những thay đổi về gen. Một số xét nghiệm này có thể cho biết các phương pháp điều trị cụ thể có thể có lợi bao nhiêu đối với bệnh nhân.
  • Xét nghiệm máu: Có thể phát hiện một số chất chỉ điểm khối u và các bác sĩ có thể sử dụng các chất đánh dấu trên các chất chỉ điểm khối u này để theo dõi hiệu quả khi điều trị hay khi đã khỏi bệnh.

Các giai đoạn và tiên lượng bệnh ung thư ruột

Giai đoạn ung thư ruột cho bạn biết nó đã phát triển bao xa qua thành ruột và liệu nó đã lan đến các tuyến bạch huyết lân cận hoặc các cơ quan khác hay chưa. Nó giúp bác sĩ của bạn biết bạn cần điều trị gì.

Phân chia giai đoạn trong ung thư ruột cho biết tế bào ung thư đã phát triển bao xa qua thành ruột và liệu đã lan đến các tuyến bạch huyết lân cận hoặc các cơ quan khác hay chưa, từ đó giúp bác sĩ đưa ra điều trị phù hợp. Có nhiều cách khác nhau để phân chia các giai đoạn của ung thư ruột. Thông thường, ung thư ruột sẽ được phân thành các giai đoạn từ 0 – 5.

Về tiên lượng, rất khó để xác định thời gian sống của một người mắc ung thư ruột là bao lâu vì điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Các tài liệu thống kê về ung thư thường sử dụng “tỉ lệ sống sót sau 5 năm được chẩn đoán” để nói về tiên lượng bệnh.

Giai đoạn 0

Giai đoạn 0 của ung thư ruột là giai đoạn đầu tiên khi bắt đầu xuất hiện những tế bào ung thư trong niêm mạc ruột nhưng chúng hoàn toàn được ngăn chặn. Trong giai đoạn này, có rất ít nguy cơ bất kỳ tế bào ung thư nào lan rộng. 

Giai đoạn 1

Ung thư ruột giai đoạn 1 đã phát triển xuyên qua lớp lót bên trong của ruột hoặc vào thành cơ. Tuy nhiên, chưa lan đến các hạch bạch huyết hoặc các bộ phận cơ thể ở xa. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của giai đoạn 1 là khoảng 90%.

Giai đoạn 2

Ung thư ruột giai đoạn 2 đã lan vào thành ngoài của ruột hoặc vào mô hoặc các cơ quan bên cạnh ruột; chưa lan đến các hạch bạch huyết hoặc các bộ phận xa của cơ thể. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của giai đoạn 2 là khoảng 80%.

Giai đoạn 3

Ung thư ruột giai đoạn 3 đã lan đến các hạch bạch huyết gần đó, nhưng chưa lan đến các bộ phận cơ thể ở xa. Khoảng gần 70% bệnh nhân ung thư ruột giai đoạn 2 có khả năng sống sót sau 5 năm chẩn đoán.

Giai đoạn 4

Ung thư ruột giai đoạn 4 đã lan đến các bộ phận cơ thể ở xa, chẳng hạn như gan hoặc phổi. Nó còn được gọi là ung thư ruột tiến triển. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của giai đoạn 4 còn rất thấp, chỉ khoảng 10%.

Nếu ung thư đã di căn vào gan và bệnh nhân được phẫu thuật để cắt bỏ khối u, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân là khoảng hơn 40%. 

Điều trị ung thư ruột như thế nào?

Đối với khối u chưa di căn sang các cơ quan khác thì phẫu thuật là biện pháp điều trị quan trọng nhất đối với ung thư ruột già và ung thư trực tràng. Trước phẫu thuật, bệnh nhân có thể được xạ trị để giảm bớt kích thước khối u. Sau phẫu thuật, bệnh nhân thường phải tiếp tục hóa trị liệu để tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại, ngăn ung thư quay trở lại.

ung thư ruột
Phẫu thuật là một phương pháp điều trị ung thư ruột quan trọng

Đối với khối u đã di căn, phẫu thuật chỉ được thực hiện tùy theo sự cân nhắc của bác sĩ và bệnh nhân. Thông thường, phẫu thuật có thể là một lựa chọn khi khả năng cao loại bỏ hoàn toàn khối u và tất cả cụm di căn, hoặc khối u trong ruột gây ra các triệu chứng nghiêm trọng.

Nếu không thể phẫu thuật, bệnh nhân thường được hóa trị liệu kết hợp với các loại thuốc nhắm mục tiêu. Bệnh nhân di căn xương thường được xạ trị bổ sung để giúp giảm bớt các triệu chứng do di căn gây ra.

Chăm sóc bệnh nhân ung thư ruột

Không phải lúc nào người bệnh cũng dễ dàng quay trở lại cuộc sống thường ngày khi đã hoặc đang mắc bệnh ung thư ruột. Điều này là do bản thân bệnh và các phương pháp điều trị liên quan có thể có tác dụng lâu dài. 

Bệnh nhân có thể được yêu cầu ăn kiêng, trải qua tình trạng phân không tự chủ hoặc phải mang hậu môn nhân tạo,… Những điều này thường gây nhiều khó khăn cho bệnh nhân trong giai đoạn đầu. Do đó bệnh nhân được khuyến khích từng bước làm quen và sống chung với những bất tiện đó, tham khảo về dinh dưỡng với các chuyên gia hoặc nói chuyện với bác sĩ nếu có biện pháp điều trị thay thế phù hợp hơn.


Câu hỏi thường gặp

u003cstrongu003eUng thư ruột non sống được bao lâu?u003c/strongu003e

Tiên lượng phụ thuộc vào giai đoạn. Nhìn chung, ung thư ruột non có tỷ lệ tử vong cao hơn so với ung thư ruột kết có giai đoạn tương đương. Tỷ lệ sống sót trung bình sau 5 năm là khoảng 80% nếu các tổn thương có thể cắt bỏ được.

u003cstrongu003eUng thư đường ruột có chữa được không?u003c/strongu003e

Việc điều trị ung thư tùy thuộc vào giai đoạn bệnh. Ở giai đoạn sớm và các khối u ít ảnh hưởng đến hạch thì các khối u đường ruột có thể loại bỏ được, tuy nhiên vẫn có nguy cơ tái phát cao.

u003cstrongu003eUng thư ruột non có chữa được không?u003c/strongu003e

Tùy vào giai đoạn bệnh và loại ung thư ruột non mà tiên lượng có thể khác nhau. Ở giai đoạn sớm và các khối u ít ảnh hưởng đến hạch thì khả năng chữa khỏi cao hơn.

u003cstrongu003eUng thư ruột già sống được bao lâu?u003c/strongu003e

Khi khối u chưa di căn hoặc di căn đến các hạch bạch huyết gần thì tỉ lệ sống sau 5 năm của ung thư ruột già khoảng 70 – 90%. Khi khối u di di căn đến các cơ quan xa thì tỉ lệ sống sau 5 năm chỉ khoảng 10%.

u003cstrongu003eUng thư ruột có nguy hiểm không?u003c/strongu003e

Ung thư ruột là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm, chiếm tỷ lệ tử vong cao trên thế giới.

u003cstrongu003eUng thư đường ruột sống được bao lâu?u003c/strongu003e

Tùy vào loại và tình trạng di căn của khối u trong đường ruột mà tiên lượng về thời gian sống sót sẽ khác nhau.

u003cstrongu003eUng thư ruột kết sống được bao lâu?u003c/strongu003e

Khi khối u chưa di căn hoặc di căn đến các hạch bạch huyết gần thì tỉ lệ sống sau 5 năm của ung thư ruột già khoảng 70-90%. Khi khối u di di căn đến các cơ quan xa thì tỉ lệ sống sau 5 năm chỉ khoảng 10%.

u003cstrongu003eUng thư ruột già có chữa được không?u003c/strongu003e

Ở giai đoạn sớm và các khối u chưa ảnh hưởng đến hạch thì ung thư ruột già có thể chữa khỏi được, tuy nhiên vẫn có nguy cơ tái phát cao.

u003cstrongu003eĂn gì để ngừa ung thư ruột?u003c/strongu003e

Chế độ ăn nhiều rau, trái cây, thực phẩm có chất xơ thô, các khoáng chất và nguyên tố vi lượng thích hợp như canxi, magiê và vitamin D có thể giúp phòng ngừa ung thư ruột.

u003cstrongu003eUng thư ruột kéo dài bao lâu?u003c/strongu003e

Quá trình tiến triển từ các tế bào biểu mô đại trực tràng bình thường sang các tổn thương như u tuyến và cuối cùng là ung thư thường là 5–10 năm. Nếu không được điều trị sớm có thể tiến triển sang di căn và nguy cơ tử vong cao.

u003cstrongu003eUng thư ruột có thật không?u003c/strongu003e

Ung thư ruột hay còn gọi là ung thư biểu mô đại trực tràng là căn bệnh mà các khối u ác tính phát triển trong đại tràng hoặc trực tràng. Đây là một trong những loại ung thư phổ biến trên thế giới.


Mong rằng qua bài viết trên đây, mọi người đã có thêm những kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đối với bệnh ung thư ruột. Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Nếu bạn có nhu cầu thăm khám về bệnh, xin vui lòng đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn trên docosan.com.