Điện tim là gì? Đo điện tim (điện tâm đồ) để làm gì?

Đo điện tim là một phương pháp kiểm tra thường dùng khi thăm khám về các bệnh liên quan đến tim mạch. Được phát triển từ thế kỷ XIX, hiện đo điện tim vẫn là một trong những kết quả quan trọng dùng để chẩn đoán nhiều bệnh lý tim mạch cho bệnh nhân. Vậy điện tim là gì, cách đo điện tim như thế nào? Chúng ta hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu thêm trong bài viết này.

Điện tim là gì?

Điện tim là hệ thống dẫn truyền điện thế trong cơ tim tạo nên quá trình co bóp lặp lại theo chu kỳ của tim, gồm các pha:

  • Pha 0: Khử cực nhanh
  • Pha 1: Tái cực 1 phần
  • Pha 2: Bình nguyên
  • Pha 3: Tái khử cực 
  • Pha 4: Ổn định

Đo điện tim là một xét nghiệm đơn giản không xâm lấn giúp kiểm tra những bất thường về nhịp tim và hoạt động điện của tim.Điện tâm đồ (ECG) chính là hình ảnh dưới dạng đồ thị ghi lại những thay đổi điện thế của hoạt động điện của tim. Đọc điện tim sẽ giúp hình dung được quá trình hoạt động của cơ tim.

điện tim
Đo điện tim đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán các bệnh tim mạch

Điện tâm đồ đầu tiên được thực hiện bởi Augustus D. Waller vào năm 1887. Sau đó được Willem Einthoven cải tiến dụng cụ và công thức ghi điện vào năm 1895. Những đóng góp to lớn trong hơn 10 năm tiếp theo của ông đã giúp hoàn thiện dần kĩ thuật đo điện tim và tạo nên dấu ấn y học to lớn về đo điện tim nói riêng, cũng như các kỹ thuật chẩn đoán không xâm lấn khác. Cho đến hiện nay, chúng ta vẫn sử dụng các thuật ngữ và công thức ghi điện như Einthoven phát minh. 

Kể từ điện tâm đồ ban đầu trong lịch sử cho đến một điện tâm đồ hoàn chỉnh 12 chuyển đạo riêng biệt giúp ghi lại chuyển động điện thế của từng vùng cơ tim, đo điện tim đã trở thành một công cụ đóng một vai trò quan trọng trong sự hiểu biết của chúng ta về bệnh tim. Đây là một trong những công nghệ đầu tiên bổ sung cho các kỹ năng lâm sàng của bác sĩ bằng cách cung cấp dữ liệu khách quan về chức năng và cấu trúc của cơ thể con người.

Đo điện tim (điện tâm đồ) để làm gì?

Đo điện tim cùng những xét nghiệm khác thường được chỉ định để chẩn đoán và theo dõi các tình trạng bệnh lý liên quan đến tim mạch. Điển hình như: 

  • Chẩn đoán bệnh lý mạch vành, cụ thể như phát hiện sớm nhồi máu cơ tim: Khi động mạch bị tắc nghẽn dẫn đến những thay đổi trên cơ tim như thiếu máu, thiếu dưỡng khí, tổn thương, co bóp quá mức, khả năng dẫn truyền điện của cơ sẽ thay đổi. Sự thay đổi điện thế này sẽ ghi nhận được trên điện tâm đồ hỗ trợ chẩn đoán những biến chứng nguy hiểm của bệnh mạch vành. Đây là một trong những giá trị quan trọng nhất của phương pháp xét nghiệm không xâm lấn này.
  • Chẩn đoán và theo dõi nhịp tim bất thường tại vị trí phát nhịp (nút xoang, nút nhĩ nhất, cơ tim) và dẫn truyền một chiều của tim sẽ cho thấy hình ảnh nhịp tim bất thường trên điện tâm đồ
  • Chẩn đoán và theo dõi rối loạn dẫn truyền nhịp tim trong các trường hợp bệnh nhân bị block nhĩ thất, rung nhĩ.
  • Phát hiện sự cố của máy tạo nhịp tim hoặc thiết bị khử rung tim, đánh giá chương trình và chức năng của chúng, xác minh phân tích rối loạn nhịp tim và theo dõi để cung cấp nhịp điện thích hợp ở bệnh nhân sử dụng máy khử rung tim và máy tạo nhịp tim.
  • Theo dõi tác dụng dược lý và tác dụng phụ của điều trị bằng thuốc, đặc biệt là các thuốc về tim mạch, hoặc có tác dụng phụ trên hệ tim mạch.
  •  Chẩn đoán một số thay đổi sinh hoá và rối loạn điện giải vì điện tim là do sự di chuyển của các ion như natri, calci, kali, v.v…. Khi có thay đổi lớn trong nồng độ các chất này, điện tâm đồ có khả năng thay đổi.
  • Chẩn đoán một số ngộ độc thuốc như digoxin, thuốc chống trầm cảm,…

Những ai cần đo điện tim?

Khi bạn có những triệu chứng lâm sàng cảnh báo bệnh lý về tim mạch, bệnh nhên có thể sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện đo lâm sàng. Một số triệu chứng đáng chú ý như đánh trống ngực, chóng mặt, khó thở, đau ngực, nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm và các tình trạng lâm sàng bao gồm hạ thân nhiệt, tiếng thổi, sốc, hạ huyết áp và tăng huyết áp. 

Ngoài ra khi bệnh nhân cần tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được đo điện tim trong suốt quá trình thực hiện giải phẫu. Điện tâm đồ lúc này là chỉ số để đánh giá tình trạng ổn định của bệnh nhân.

Đo điện tim cũng là công cụ để sàng lọc sức khoẻ khi tham gia hoạt động thể thao để loại trừ bệnh cơ tim.

Các loại điện tâm đồ

Có 3 loại điện tâm đồ: 

  • Điện tâm đồ khi nghỉ ngơi – được đo khi bạn thả lỏng, tư thế thoải mái
  • Điện tâm đồ gắng sức – được đo khi bạn đang hoạt động gắng sức ví dụ như khi sử dụng xe đạp hay máy chạy bộ
  • Điện tâm đồ lưu động (ECG Holter) – điện tâm đồ được ghi lại liên tục trong khoảng 24 – 48 giờ. Các thiết bị điện cực được kết nối với một máy xách tay nhỏ đeo ở thắt lưng để ghi lại điện tâm đồ một cách liên tục.
điện tim
Có 3 dạng điện tâm đồ khác nhau có thể được chỉ định tuỳ thuộc tình trạng bệnh nhân

Tuỳ thuộc vào triệu chứng và chỉ định mà bán sẽ được chỉ định đo điện tim theo một trong 3 cách trên. Ví dụ như triệu chứng của bạn xuất hiện bất ngờ, ngẫu nhiên và không đo được lúc thăm khám, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn thực hiện ECG Holter, hoặc nếu triệu chứng chỉ xuất hiện khi vận động quá sức, bệnh nhân sẽ được đo điện tâm đồ gắng sức.

Quy trình đo điện tim như thế nào?

Với phương pháp đo điện tim, bệnh nhân sẽ được dán một số cảm biến nhỏ như miếng dán hình tròn vào cánh tay, chân và ngực. Đây là các điện cực được kết nối với máy ghi điện tâm đồ giúp ghi lại các dẫn truyền điện thế. 

Trước khi gắn các điện cực, thông thường bệnh nhân sẽ cần cởi bỏ áo. Đôi khi, bác sĩ sẽ yêu cầu cạo lông ngực để giúp miếng dán điện cực bám dính hơn. Khi đo, cần phải đặt chính xác các miếng điện cực ghi các chuyển đạo chi và trước tim để tránh hiểu sai về véc tơ. Sau khi các miếng dán được đặt đúng vị trí, bệnh nhân có thể mặc lại quần áo bình thường và chờ vài phút để đo kết quả. 

điện tim
Đo điện tim có thể được tiến hành và cho ra kết quả nhanh chóng

Đo điện tim là một kĩ thuật tiến hành nhanh chóng, an toàn và không có dòng điện được đưa vào cơ thể và không có nguy hại gì đến bệnh nhân. Tuy vậy, trước khi tiến hành đo, bệnh nhân cần lưu ý một số điều như sau:

  • Không mang bất kỳ đồ vật bằng kim loại nào, như đồ trang sức hoặc đồng hồ
  •  Nhiệt độ trong phòng phải được giữ ở mức tối ưu để tránh bị run
  • Khai thác tiền sử dị ứng thuốc hay gel dính. Tuy phản ứng dị ứng hoặc da nhạy cảm với gel dính có thể xảy ra và thường hết ngay sau khi tháo miếng dán điện cực và trong hầu hết các trường hợp, không cần điều trị. 

Trong quá trình thực hiện, sẽ có bác sĩ hoặc chuyên viên y tế theo dõi tình trạng của bệnh nhân, và nếu như có bất kì bất thường nào về sức khoẻ của bệnh nhân, họ sẽ nhanh chóng xem xét và ngừng quy trình.

Đọc kết quả điện tâm đồ như thế nào?

Kết quả điện tâm đồ sẽ được bác sĩ đọc và phân tích để đưa ra chẩn đoán phù hợp với tình trạng của bệnh nhân. Để tìm hiểu sơ qua về cách đọc kết quả điện tâm đồ, chúng ta hãy cùng làm quen với các thông số xuất hiện trên kết quả.

  • Biên độ và khoảng thời gian

Tất cả các sóng trên đồ thị ECG và khoảng thời gian giữa chúng có khoảng thời gian dự đoán được, phạm vi biên độ (điện áp) có thể chấp nhận được và hình thái điển hình. Bất kỳ sai lệch nào so với dấu vết bình thường đều có khả năng là bệnh lý và do đó có ý nghĩa lâm sàng.

Để dễ đo biên độ và khoảng cách, ECG được in trên giấy kẻ ô vuông ở tỷ lệ tiêu chuẩn: mỗi 1 mm (một ô nhỏ trên giấy ECG 25 mm/s tiêu chuẩn) biểu thị 40 mili giây thời gian trên trục x và 0,1 milivôn trên trục y.

điện tim
Mọi bất thường trên điện tâm đồ đều có thể cảnh báo nguy cơ tim mạch
  • Nhịp tim

Nhịp bình thường gọi là nhịp Xoang, được tạo ra bởi xung động điện hình thành trong nút xoang nhĩ. Nhịp xoang đặc trưng bởi:

  1. Sóng P đồng dạng trên cùng một chuyển đạo.
  2. Sóng P (+) ở DII, aVF; P (-) ở aVR
  3. Mỗi sóng P đi kèm với một QRS
  4. PR/PQ hằng định và trong giới hạn 0,12- 0,20s
  5. PP dài nhất – PP ngắn nhất < 0,16s

Nhịp bất thường có thể gợi ý đến rối loạn nhịp tim bắt nguồn từ tâm nhĩ hay tâm thất. Ví dụ, không thể thấy sóng P thực sự trong rung nhĩ do hoạt động của tâm nhĩ rất nhanh. Chỉ có một số xung được chuyển đến tâm thất làm cho nhịp điệu không đều đặn.

  • Tần số

Để tính toán tần số một cách đơn giản, có thể chia 300 cho số ô vuông lớn hoặc 1500 cho số ô vuông nhỏ giữa hai sóng R. Đối với nhịp không đều, hãy đếm số nhịp trong dải 10 giây rồi nhân với 6. Nhịp tim bình thường là 60 đến 99 nhịp mỗi phút. Nếu nhỏ hơn 60, nó được gọi là nhịp tim chậm và nếu lớn hơn 100/phút, nó được gọi là nhịp tim nhanh.

  • Trục điện tim 

Trục điện của tim là hướng trung bình của điện thế hoạt động đi qua tâm thất trong quá trình kích hoạt thất (khử cực). Trục điện tim được xác định bằng QRS, dựa vào biên độ đại số của các vectơ đo được tại các chuyển đạo ngoại biên

  • Sóng P 

Sóng P dùng để xác định xem nhịp tim có xuất phát từ nút xoang (nhịp xoang) hay không. Sóng P hình thành do quá trình khử cực tâm nhĩ (cả nhĩ trái và nhĩ phải), bình thường biên độ của sóng P thường dưới 2mm (0.2mmV), và thời gian của sóng P là từ 0.08 đến 0.1 giây, việc tăng biên độ và kéo dài thời gian của sóng gợi ý đến một tình trạng tâm nhĩ lớn 

  • Khoảng PR 

Khoảng PR là thời gian từ khi bắt đầu khử cực tâm nhĩ đến khi bắt đầu khử cực tâm thất và bao gồm sự chậm trễ tại nút xoang. Bình thường từ 0.12 – 0.2 giây, việc kéo dài thể hiện quá trình chậm dẫn truyền (do bị block).

  • Phức hợp QRS

Phức hợp QRS thể hiện quá trình khử cực của tâm thất, tùy vào chiều khử cực và vị trí đặt điện cực mà trên giấy ghi sẽ cho thấy các phức bộ khác nhau, ưu thế sóng R hay S, bình thường QRS kéo dài từ 0.06 đến 0.1 giây.  QRS kéo dài có thể cho thấy tăng kali máu hoặc block nhánh. Ngược lại, tâm thất co sớm hoặc nhịp thất có thể liên quan đến QRS rộng.

  • Sóng Q

Sóng Q là sóng âm đầu tiên của phức bộ QRS, Nó đại diện cho sự khử cực của vách liên thất. Biên độ của nó không lớn hơn 0,1 mV, do đó sự khử cực vách ngăn không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy trên ECG. Một sóng Q sâu (biên độ âm lớn) và kéo dài cho thấy một tình trạng hoại tử cơ tim (Trong nhồi máu cơ tim cũ).

  • Sóng R 

Đây là sóng cao nhất của phức hợp QRS, đại diện cho kích thích điện khi nó đi xuống tâm thất trong quá trình khử cực. Sóng R tăng dần biên độ, di chuyển từ phải sang trái trong các chuyển đạo trước tim và được gọi là tiến trình sóng R. Sóng R giảm dần biên độ  có một số nguyên nhân, bao gồm cả nhồi máu cơ tim trước vách ngăn, phì đại thất trái, đặt dây dẫn không chính xác,..

  • Sóng T

Là sóng theo sau phức bộ QRS, thể hiện quá trình tái cực muộn của 2 tâm thất. Các bất thường về hình thái sóng T bao gồm sóng T đảo ngược, phẳng, hai pha hoặc hình lều cao. Sóng T có giá trị rất lớn trong việc nhận định một tình trạng cơ tim thiếu máu.

  • Sóng U

Đó là một sóng nhỏ đi theo sóng T. Nó đại diện cho sự tái cực chậm của các cơ nhú hoặc sợi Purkinje (chưa rõ). Nó thường liên quan đến hạ kali máu. Bình thường không thấy sóng U trên điện tâm đồ, nếu có thì là sóng nhỏ sau sóng T, sóng U đảo ngược hay nhô cao nhọn gặp trong rất nhiều loại bệnh lý tim (bệnh mạch vành, tăng huyết áp, bệnh van tim, tim bẩm sinh, bệnh lý cơ tim, cường giáp, ngộ độc, rối loạn điện giải,..

  • Đoạn ST

Đoạn ST là sự kết thúc quá trình khử cực tâm thất và bắt đầu quá trình tái cực tâm thất. Thời lượng trung bình của đoạn ST nhỏ hơn 2 đến 3 ô vuông nhỏ (80 – 120 ms).

Đoạn ST là một đường nằm ngang với khoảng PR. Đoạn ST chênh lên hoặc hạ xuống từ 1 mm trở lên, được đo tại điểm J, là bất thường. ST chênh lên nếu cao hơn đường đẳng điện 1mm ở chuyển đạo chi và hơn 2mm ở chuyển đạo trước ngực. ST chênh xuống khi nằm dưới đường đẳng điện hơn 0.5mm. Đoạn ST có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc chẩn đoán nhồi máu cơ tim.

  • Khoảng QT

Khoảng QT đại diện là thời gian hoạt hóa và hồi phục tâm thất. Khoảng QT bình thường nhỏ hơn 400 đến 440 mili giây (ms) hoặc 0,4 đến 0,44 giây. Phụ nữ thường có khoảng QT dài hơn nam giới. Khoảng QT tỉ lệ nghịch với nhịp tim.

Khoảng QT kéo dài cảnh báo nguy cơ tim mạch sắp xảy ra như rối loạn nhịp thất nghiêm trọng, bao gồm xoắn đỉnh, nhịp nhanh thất và rung tâm thất. Một số nhóm thuốc có thể kéo dài khoảng QT như:

  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng
  • Một số thuốc chống loạn nhịp
  • Thuốc kháng nấm, thuốc kháng sinh
  • Thuốc kháng histamin
  • Ngoài ra còn do bất thường điện giải như hạ canxi máu và hạ magie máu, và hội chứng QT dài bẩm sinh.

Khoảng QT ngắn (dưới 360 mili giây) có thể liên quan đến tăng canxi máu, nhiễm toan, tăng kali máu, tăng thân nhiệt hoặc hội chứng QT ngắn.

Trên đây là những thông số cơ bản giúp bạn có thể đọc hiểu sơ lược một điện tâm đồ.

Câu hỏi thường gặp

u003cstrongu003eĐo điện tim để làm gì?u003c/strongu003e

Đo điện tim để chẩn đoán về các bệnh lý tim mạch.

u003cstrongu003eXác định trục điện timu003c/strongu003e là gì?

Trục điện tim được xác định bằng QRS, dựa vào biên độ đại số của các vectơ đo được tại các chuyển đạo ngoại biên.

u003cstrongu003eChi phí đốt điện timu003c/strongu003e là bao nhiêu?

Chi phí tuỳ thuộc cơ sở khám chữa bệnh, trong khoảng 30-50 triệu đồng.

u003cstrongu003eKết quả điện tim bất thườngu003c/strongu003e là sao?

Kết quả điện tim được đánh giả bởi bác sĩ hoặc người có chuyên môn. Thông thường, nếu có bất thường ở bất kỳ thông số nào thì kết quả được đánh giá là bất thường.

u003cstrongu003eVị trí đo điện tim là gìu003c/strongu003e?

Các miếng dán điện cực được dán ở ngực, tay, chân. Các chuyển đạo chi và trước tim nên được đặt chính xác để tránh hiểu sai về véc tơ.

u003cstrongu003eĐo điện tim để làm gì?u003c/strongu003e

Đo điện tim để chẩn đoán về các bệnh lý tim mạch.

u003cstrongu003eXác định trục điện timu003c/strongu003e

Trục điện tim được xác định bằng QRS, dựa vào biên độ đại số của các vectơ đo được tại các chuyển đạo ngoại biên

u003cstrongu003eChi phí đốt điện timu003c/strongu003e

Chi phí tuỳ thuộc cơ sở khám chữa bệnh, trong khoảng 30 – 50 triệu. Bệnh nhân nên tham khảo bảng giá tại một số bệnh viện hay phòng khám mà bệnh nhân dự định thăm khám để nắm được thông tin chi tiết.

u003cstrongu003eKết quả điện tim bất thườngu003c/strongu003e

Kết quả điện tim được đánh giả bởi bác sĩ hoặc người có chuyên môn. Thông thường, nếu có bất thường ở bất kỳ thông số nào thì kết quả được đánh giá là bất thường.

u003cstrongu003eVị trí đo điện tim là gìu003c/strongu003e?

Các miếng dán điện cực được dán ở ngực, tay, chân. Các chuyển đạo chi và trước tim nên được đặt chính xác để tránh hiểu sai về véc tơ.

u003cstrongu003eĐiện tim tăng kali máuu003c/strongu003e

Điện tim tăng kali máu có đặc điểm sau:u003cbru003e- Khoảng PR tăng lên và khoảng QT rút ngắnu003cbru003e- Sóng T cao, đối xứng, đỉnh có thể được nhìn thấy ban đầuu003cbru003e- Sự kéo dài của khoảng QRSu003cbru003e- Sự biến mất của sóng P

u003cstrongu003eĐiện tim tăng kali máuu003c/strongu003e

Điện tim tăng kali máu có đặc điểm sau: khoảng PR tăng lên và khoảng QT rút ngắn. Sóng T cao, đối xứng, đỉnh có thể được nhìn thấy ban đầu,sự kéo dài của khoảng QRS, sự biến mất của sóng P.

u003cstrongu003eRủi ro khi đốt điện timu003c/strongu003e

Rủi ro về mặt tim mạch gây các triệu chứng như khó thở, nhịp tim bất thường.

u003cstrongu003eĐiện tim bất thườngu003c/strongu003e

Kết quả điện tim bất thường sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán nguy cơ hoặc bệnh lý tim mạch bạn có thể mắc phải. Kết luận về điện tim bất thường cần được đưa ra bởi bác sĩ, chuyên gia y tế.

Thông qua bài viết này, hi vọng bạn đã có thể hiểu được sơ lược về đo điện tim, ứng dụng cũng như cách đọc kết quả điện tim.