Giun bờm ngựa xuất hiện thành từng nhóm hoặc giun đơn lẻ trong các nguồn nước như ao hồ, vũng nước mưa, bể bơi, máng uống động vật và thậm chí cả nguồn nước sinh hoạt. Giun bờm ngựa ký sinh chủ yếu vào các động vật không xương sống, đặc biệt là một số loài côn trùng, chúng thường được bắt gặp ở các khu vực nông nghiệp, đặc biệt là những nơi có các công trình thủy lợi và chứa nước. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu rõ hơn về giun bờm ngựa và những sự thật rùng rợn về nó qua bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
- 1 Giun bờm ngựa là gì?
- 2 Vòng đời của giun bờm ngựa
- 3 Sự sinh sản của giun bờm ngựa
- 4 Đặc điểm hình thái của giun bờm ngựa
- 5 Giun bờm ngựa có ký sinh ở người không?
- 6 Kiểm soát giun bờm ngựa
- 7 Giun kim có gây bệnh không? Triệu chứng và cách phòng tránh
- 8 Bệnh giun móc: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
- 9 Giun đũa: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Giun bờm ngựa là gì?
Giun bờm ngựa thuộc họ Nematomorpha, từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là hình sợi chỉ, lớp Gordioida. Chúng còn được gọi là giun Gordian, vì chúng thường xoắn lại thành một nút lỏng lẻo hình quả bóng giống như vách ngăn mà Gordius đã tạo ra trong thần thoại Hy Lạp và được gọi là nút Gordian.
Giun bờm ngựa là thuật ngữ nói về những loài giun chuyên ký sinh trong bụng các loại côn trùng, các loài động vật chân đốt hay giáp xác, đặc biệt là loài dế.


Giun bờm ngựa ký sinh chủ yếu vào các động vật không xương sống, đặc biệt là một số loài côn trùng, chúng thường được bắt gặp ở các khu vực nông nghiệp, đặc biệt là những nơi có các công trình thủy lợi và chứa nước.
Vòng đời của giun bờm ngựa
Giun bờm ngựa thường có hai vật chủ. Sau khi nở, ấu trùng của giun bờm ngựa tìm kiếm vật chủ ban đầu là các loài côn trùng, thường là một loại ruồi nào đó. Ấu trùng của giun bờm ngựa cần vật chủ đầu tiên rời khỏi nước, bởi vì giun bờm ngựa cần được ăn bởi các côn trùng trên cạn. Sau khi xâm nhập được vào cơ thể vật chủ, giun bờm ngựa con sẽ lớn dần lên trong cơ thể vật chủ và coi vật chủ ấy như một phần cuộc sống của chính mình rồi chiếm toàn bộ khoang cơ thể của côn trùng ấy.
Khi đủ lớn, chúng tiết ra chất có khả năng phá hủy hệ thống thần kinh và làm rối loạn, kiếm soát tâm trí của vật chủ, khiến vật chủ cảm giác thèm nước sau đó tự nguyện nhảy xuống nước và chết đuối.
Những con giun bờm ngựa không chỉ định cư trong bụng vật chủ như dế và các loài côn trùng khác, mà còn sẽ hút hết dinh dưỡng trong cơ thể vật chủ rồi ăn thịt chúng khi còn sống, gây ra cử động loạng choạng, có thể khiến các con côn trùng dễ bị ngã xuống nước hơn.
Tới khi vật chủ chết, giun bờm ngựa mới chịu thoát ra ngoài khỏi bụng vật chủ và bắt đầu một vòng tuần đời mới, đi tìm kiếm một vật chủ nạn nhân tiếp theo.
Giun bờm ngựa trưởng thành không ký sinh, vì vậy chúng sẽ tìm nước để tiếp tục tạo ra các thế hệ tiếp theo. Giun bờm ngựa chủ yếu sống tự do nhiều trong nước ao, nước hồ, sông, suối, nước ngọt, biển hoặc sỏi, đá và đẻ con ở dạng xoắn khuẩn, ấu trùng nhằm đầu độc vật chủ, thường là các loài côn trùng, khi uống nước ở đây.
Sự sinh sản của giun bờm ngựa
Giun bờm ngựa có hai giới tính riêng biệt. Quá trình sinh sản của chúng bắt đầu từ sự thụ tinh trong của trứng. Con đực và con cái tập hợp lại, tiến lại gần nhau thành những hình tròn chặt lại với nhau (Gordian knots) trong quá trình giao phối.


Giun mẹ sẽ chết ngay sau khi đẻ xong khoảng 15 triệu quả trứng.
Đến khi giun bờm ngựa trưởng thành, các tuyến sinh dục hình trụ bắt đầu xuất hiện, mở vào các âm đạo. Ấu trùng có các vòng móc dạng thấu kính và các mấu đầu cuối được cho là dùng để xâm nhập vào vật chủ. Khi vào bên trong vật chủ, ấu trùng sống bên trong haemocoel và hấp thụ chất dinh dưỡng trực tiếp qua da của chúng. Quá trình phát triển thành dạng trưởng thành mất vài tuần hoặc vài tháng, và ấu trùng lột xác vài lần khi phát triển về kích thước.
Đặc điểm hình thái của giun bờm ngựa
- Giun bờm ngựa gồm ba lớp tế bào, đối xứng hai bên, không phân đốt, thân dài và mảnh.
- Có lớp biểu bì phát triển tốt.
- Cơ thể không có lông rung hoặc flagella.
- Thành cơ thể chỉ có cơ dọc (không có cơ vòng).
- Ruột tiêu giảm ở nhiều mức độ khác nhau.
- Biểu bì tạo thành dây chứa các dây thần kinh dọc.
- Đặc biệt chúng không có các hệ bài tiết, hệ tuần hoàn và trao đổi khí.
- Chiều dài nhỏ nhất của các loài giun bờm ngừa là từ 1 đến 2mm nhưng còn loài lớn nhất chiều dài của chúng có thể lên đến tận 1m-2m nhưng cơ thể chúng rất mảnh.
Giun bờm ngựa có ký sinh ở người không?


Nematomorpha là một nhóm ký sinh trùng chưa được nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên hiện vẫn chưa ghi nhận một trường hợp cụ thể nào về việc giun bờm ngựa có thể ký sinh được ở con người.
Giun bờm ngựa hầu như chỉ ký sinh ở động vật không xương sống như côn trùng. Để hoàn thành vòng đời của mình, giun phải lây nhiễm và ký sinh sang các động vật không xương sống lớn, những loài có khả năng sống tương đối lâu.
Giun bờm ngựa dường như vô hại đối với động vật có xương sống, bởi vì giun bờm ngựa không thể ký sinh vào con người, gia súc, vật nuôi hoặc chim. Giun bờm ngựa cũng không có khả năng lây nhiễm cho cây trồng. Nếu con người ăn phải giun bờm ngựa, họ có thể gặp một số khó chịu nhẹ về ở đường tiêu hóa, nhưng nhiễm trùng không bao giờ xảy ra.
Kiểm soát giun bờm ngựa
Việc kiểm soát giun bờm ngựa trong các nguồn nước tự nhiên là không thực tế. Hơn nữa, giun bờm ngựa còn có thể có lợi vì chúng sẽ ký sinh ở một số loài côn trùng gây hại, mặc dù ảnh hưởng của những con giun bờm ngựa đối với các quần thể động vật không xương sống tự nhiên là rất ít.
Nếu giun bờm ngựa được tìm thấy trong máng nước của vật nuôi, nước có thể được rửa sạch bằng cách xả nước định kỳ. Nếu giun bờm ngựa xuất hiện trong bể bơi, chúng có thể được loại bỏ bằng tay hoặc bằng lưới.
Giun bờm ngựa là thuật ngữ nói về những loài giun chuyên ký sinh trong bụng các loại côn trùng, các loài động vật chân đốt hay giáp xác, đặc biệt là loài dế. Giun bờm ngựa ký sinh chủ yếu vào các động vật không xương sống, đặc biệt là một số loài côn trùng. Giun bờm ngựa dường như vô hại đối với động vật có xương sống, bởi vì giun bờm ngựa không thể ký sinh vào con người, gia súc, vật nuôi hoặc chim hay cây trồng.
Xem thêm: Thuốc giun quả núi và những thông tin quan trọng về thuốc
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám bệnh với bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 638 082 hoặc CHAT để được hướng dẫn đặt hẹn.
Có thể bạn quan tâm