Các loại giun sống ký sinh ở người bạn cần biết

Nhiễm giun ký sinh là một một trong những bệnh lý truyền nhiễm khá phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt là những có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam ta. Cho tới hiện nay có nhiều loạn giun khác nhau gây ra những dấu hiệu bị giun khác nhau. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về các loại ký sinh trùng ở người này trong bài viết dưới đây nhé!

Giun là gì, ký sinh qua cơ thể người như thế nào?

Giun là một trong những loại ký sinh trùng phổ biến trên thế giới và có khả năng ký sinh, gây bệnh ở người với tuần suất cao. Một số loài mà khi bệnh nhân mắc phải có thể có kích thước rất lớn hay rất dài gần 1 mét. Trong khi đó cũng có những loài có kích thước rất nhỏ, không quan sát được bằng mắt thường chỉ thấy được trên kính hienr vi.

Loại ký sinh trùng gây bệnh này thường được tìm thấy ở các quốc gi, khu vực có khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới với đặc tính nóng ẩm mưa nhiều thích hợp để chúng phát triển. Tình trạng nhiễm ký sinh trùng trong cơ thể có thể gặp ở bất kì độ tuổi nào, không phân biệt nam nữ.

Con đường lây nhiễm do loại ký sinh trùng này có thể gặp trong cuộc sống hàng ngày:

  • Do vô tình nuốt phải ấu trùng hoặc trúng giun vào trong cơ thể do đồ ăn, nước uống chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Một số loại có thể chui qua da ví dụ như đi chân đất, làm ruộng
  • Ký sinh trùng có thể được lây truyền khi bạn bị một loại côn trùng nào đó cắn phải
  • Ấu trùng gây bệnh hoặc các thể gây bệnh cũng có thể được truyền khi động vật hoặc ký chủ mang mầm bệnh truyền trực tiếp vào môi trường như đất, nước,…

Các loại giun sống ký sinh ở người phổ biến

Giun kim (Enterobius vermicularis)

Giun kim là một loại ký sinh trùng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Chúng có kích thước rất nhỏ, có độ dài khoảng trên dưới 1 cm. Loại ký sinh trùng này có thể xâm nhập vào cơ thể khi bạn nuốt phải trứng của chúng. Trứng trong cơ thể sẽ phát triển thành thể trưởng thành trong đường ruột của bạn.

Vào ban đêm, giun bò ra hậu môn và đẻ nhiều trứng xung quanh hậu môn, hậu quả có thể gây ngứa rất nhiều. Chúng thường gây bệnh ở trẻ em, do đó nếu không kịp phát hiện khi trẻ đi học có thể lây cho bạn bè cùng lớp. Bệnh có thể phát hiện khi thấy giun chui ra từ hậu môn người.

Giun lươn (Strongyloides stercoralis )

Con đường lây nhiễm loại ký sinh trùng này thường gặp là chúng chui qua da và đi vào trong cơ thể hoặc có thể nhiễm do đồ ăn chưa được chế biến kĩ lưỡng. Sau khi đi vào cơ thể giun lươn sẽ đến ruột non và đẻ trứng ở đây, trứng nở ra và được đào thải ra ngoài theo đường phân và hình thành con đường lây bệnh.

Nhiễm S. stercolaris thường không gây triệu chứng đặc hiệu nào tuy nhiên các triệu chứng có thể gặp bao gồm:

  • Đau bụng âm ỉ, bụng có thể phình to, có thể tiêu chảy hoặc táo bón
  • Ngứa da, đỏ da, có thể có dấu giun bò dưới da
  • Trường hợp ký sinh trùng đến phổi có thể gây viêm phổi với các triệu chứng nhiễm trùng hô hấp

Giun đũa (Ascaris lumbricoides)

A. lumbricoides thường sống ở những vùng có khí hậu ấm áp đặc biệt là những vùng có điều kiện vệ sinh tương đối kém. Con người nuốt phải trứng của giun đũa sẽ nở thành thể trưởng thành trong ruột, sau đó đi đến phổi. Sau 7 đến 14 ngày, chúng sẽ đi đến cổ họng và có thể bị nuốt trở lại vào đường tiêu hóa.

Các triệu chứng khi bị nhiễm loại ký sinh này bao gồm:

  • Các dấu hiệu nhiễm trùng hô hấp như thở khò khè, ho khan,…
  • Các triệu chứng nhiễm trùng tiêu hóa như đau bụng, nôn ói, tiêu chảy
  • Cảm giác mệt mỏi, suy nhược
  • Sụt cân nhẹ

Giun móc (Ancylostoma duodenale và Necator americanus)

Giun móc là một trong những loại ký sinh trùng phổ biến trong môi trường khí hậu nhiệt đới. Khi phân của người mang mầm bệnh lẫn vào đất sẽ mang theo trứng. Loại ký sinh này có thể đi vào cơ thể chúng ta bằng cách chui qua da, dễ gặp ở những đối tượng hay đi chân trần ở những nơi đất bị ô nhiễm.

Các dấu hiệu thường gặp khi nhiễm loại tác nhân này:

  • Đau bụng kèm theo tiêu chảy
  • Ăn uống kém, cảm giác không ngon miệng
  • Sụt cân có thể là hậu quả của tình trạng mất cân bằng tiêu hóa
  • Mệt mỏi, có thể thiếu máu mức độ nhẹ

Giun tóc (Trichuris trichiura)

Ấu trùng Trichuris trichiura và con trưởng thành có thể sống trong ruột của bạn. Sở dĩ có tên gọi như vậy có tên gọi như vậy vì kích thước của chúng mỏng như sợi tóc. Giống như các loài ký sinh khác, chúng thường sinh sống ở những vùng đất bị ô nhiễm và ở những nơi có khí hậu ấm áp. Khi bị nhiễm loại ký sinh này hầu hết thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng không điển hình khó nhận biết:

  • Tiêu chảy phân nhầy nước hoặc có máu
  • Sụt cân, gầy gộc
  • Biến chứng nặng rất hiếm gặp là sa trực tràng

Phòng ngừa tác nhân ký sinh trong cơ thể ra sao?

Khi bị nhiễm bệnh dù đã điều trị khỏi nhưng bạn vẫn có nguy cơ tái nhiễm, do đó quan trọng nhất cần làm đó là thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh bằng cách:

  • Rửa tay thường xuyên, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh,…
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với đất như đi chân trần, đặc biệt là những vùng có nguy cơ bị ô nhiễm
  • Không ăn thịt sống, tái hoặc nấu chưa chín, đặc biệt là thịt các loài ký chủ trung gian như cá, ốc,…
  • Vật nuôi có nguy cơ mang mầm bệnh nên được khám và điều trị nếu thật sự mắc bệnh, cách ly chúng với khu vực sinh hoạt của chủ nuôi

Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “Các loại giun sống ký sinh ở người bạn cần biết”. Khi có dấu hiệu nhiễm bệnh người bệnh nên tiến hành thăm khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe và biện pháp điều trị thích hợp.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

Nguồn tham khảo: CDC

Có thể bạn quan tâm

Contact Me on Zalo
Call Now Button