Bệnh than: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Bệnh than là một bệnh lý nhiễm trùng cấp tính, có 3 đường truyền bệnh chủ yếu là qua tiếp xúc da, đường hô hấp và tiêu hóa. Nếu bị nhiễm bệnh than ở đường hô hấp thì tỷ lệ tử vong có thể lên đến 90%, vì đây là thể bệnh nguy hiểm nhất. Vậy điều trị và phòng ngừa bệnh than như thế nào? Hãy cùng Docosan tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về bệnh than

bệnh than
Bệnh than: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Đây là một bệnh lý nhiễm trùng, có thể xuất hiện ở cả người lẫn động vật. Nguyên nhân của bệnh than là nhiễm phải vi khuẩn Bacillus anthracis (vi khuẩn than). Bacillus anthracis thuộc họ Bacillaceae, giống Bacillus, là 1 vi khuẩn gram dương. Lần đầu tiên vi khuẩn than được phát hiện là vào năm 1848.

Vi khuẩn than có sức đề kháng tương đối thấp, phần lớn chúng bị tiêu hủy ở nhiệt độ 6000C kéo dài trong vòng 30 phút, ở 10000C trong 5 phút và bị tiêu diệt bởi các hóa chất khử khuẩn thông thường. Tuy nhiên cần lưu ý rằng khi tồn tại ngoài môi trường, vi khuẩn than tồn tại dưới dạng bào tử.

Ngược lại với thể hoạt động, thể bào tử của vi khuẩn than có sức đề kháng cực kì cao. Chúng có khả năng tồn tại ngoài điều kiện tự nhiên thậm chí đến nhiều năm liên tiếp, có thể đến vài chục năm mà vẫn còn còn có khả năng gây bệnh. Chỉ có thể phá hủy thể bào tử trong điều kiện hơi nóng khô 17000C trong 1 giờ hoặc hơi nước ẩm 12100C trong 30 phút.

Chúng ta thường bị nhiễm vi khuẩn bệnh than chủ yếu qua việc tiêu thụ thịt các động vật đã bị nhiễm vi khuẩn Bacillus anthracis từ trước đó. Vi khuẩn than cũng gây bệnh trên động vật, phổ biến nhất là ở các loài gia súc ăn thực vật như bò, trâu, cừu, ngựa,… Những gia súc không may nhiễm bệnh than đa phần sẽ chết. Tùy theo con đường lây nhiễm bệnh than vào cơ thể mà triệu chứng và mức độ bệnh sẽ khác nhau.

Một số thể bệnh than

Có 3 thể bệnh than chủ yếu, chúng tương đương với 3 đường lây truyền của bệnh.

Bệnh than ở da

bệnh than
Bệnh than ở da

Đây là thể bệnh than phổ biến nhất (chiếm đến khoảng 95% các trường hợp bệnh than), và là thể bệnh nhẹ nhất. Khi con người tiếp xúc trực tiếp với động vật đã bị nhiễm bệnh than hoặc các chất thải (phân, nước tiểu) của chúng, hoặc trực tiếp giết mổ những gia súc chết do bệnh than, bào tử vi khuẩn than sẽ thâm nhập vào cơ thể con người thông qua các vết trầy xước hoặc những vết thương hở trên da của họ.

Bệnh than ở đường tiêu hóa

bệnh than
Bệnh than ở đường tiêu hóa

Thể bệnh này chiếm khoảng 0,5 đến 0,7% bệnh nhân bị bệnh than. Nếu chúng ta ăn thịt tươi sống hoặc nấu chưa chín của những động vật đã mắc bệnh than, nguy cơ chúng ta bị nhiễm bệnh than ở đường tiêu hóa là cực kỳ cao.

Bệnh than ở đường hô hấp

bệnh than
Bệnh than ở đường hô hấp

Thể bệnh này như đã đề cập ở trên thì rất hiếm gặp nhưng lại cực kỳ nguy hiểm vì tỷ lệ tử vong lên đến khoảng 90% nếu người bệnh không được can thiệp điều trị kịp thời.

Bệnh than nguy hiểm như thế nào?

Bệnh than được xem là cực kỳ nguy hiểm khi người bệnh hít phải một lượng nhất định bào tử Bacillus anthracis. Khi đó bào tử vi khuẩn than sẽ tiến sâu vào bên trong đường hô hấp, thâm nhập vào phổi bệnh nhân. Sau khi đã vượt qua hàng rào đề kháng tự nhiên của cơ thể (các biểu mô lông chuyển ở niêm mạc được hô hấp), bào tử tiếp tục đi vào hệ bạch huyết, sau đó chuyển dạng thành vi khuẩn rồi sinh độc tố đi vào hệ tuần hoàn và lan ra khắp cơ thể.

Khi chất độc của vi khuẩn than tích tụ trong phổi, sẽ dẫn đến hàng loạt những vấn đề đặc biệt nghiêm trọng. Sau khoảng 1 đến 5 ngày không có triệu chứng kể từ khi nhiễm bệnh (thời gian ủ bệnh), bệnh nhân bắt đầu có các biểu hiện nghiêm trọng như sốt cao, ớn lạnh, khó thở, tím tái, vã mồ hôi, nhức đầu,…

Khi đã khởi phát triệu chứng, bệnh nhanh chóng diễn tiến sang tình trạng nhiễm trùng huyết, suy đa cơ quan (viêm đài bể thận, nhiễm độc toàn thân, viêm màng não) và đe dọa tính mạng bệnh nhân. Tỷ lệ tử vong ở thể hô hấp của bệnh than rất cao (khoảng 90%). Mặc dù được can thiệp điều trị tích cực, thống kê cho thấy chỉ có khoảng 55% trường hợp bệnh nhân có thể hồi phục.

Một điểm nguy hiểm nữa của bệnh than chính là khả năng tồn tại và đề kháng của vi khuẩn than ở thể bào tử. Như đã nêu trên, bào tử của Bacillus anthracis có thể sinh tồn cực kì lâu ở điều kiện tự nhiên, thậm chí có thể lên đến vài chục năm trước khi chúng nhiễm vào vật chủ, chuyển dạng và tăng sinh. Khoa học đã chứng minh răng một lượng nhỏ vi khuẩn bệnh than, tương đương chỉ cỡ móng tay cũng có khả năng giết chết khoảng 10.000 người trưởng thành.

Phòng ngừa bệnh than

  • Các hộ chăn nuôi nên tiến hành tiêm vaccine phòng bệnh than cho gia súc của mình nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Hiện nay đã có vaccine phòng bệnh than dùng cho con người, tuy nhiên loại vaccine này có số lượng tương đối giới và thường chỉ được sử dụng cho các quân nhân chuyên phục vụ tác chiến hoặc những người có nghề nghiệp đặc thù phải tiếp xúc nhiều với súc vật hay môi trường có nguy cơ nhiễm bệnh than.
  • Cần tiêu hủy đúng quy trình các gia súc bị hoặc nghi ngờ chết vì bệnh than, nếu chôn xác động vật thì nên chôn sâu và rải bột vôi kín để tiệt khuẩn và ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.
  • Không buôn bán và sử dụng da của súc vật đã bị nhiễm bệnh than. Không ăn thịt của động vật nếu nghi ngờ nó đã chết vì nhiễm bệnh than.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, luôn ăn chín uống sôi. Giữ cơ thể luôn vệ sinh sạch sẽ, chăm sóc và chú ý đến các vết thương hở hoặc vết xước trên da.
  • Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường kể từ khi tiếp xúc với gia súc nghi nhiễm bệnh, bạn nên khám bác sĩ ngay lập tức để có thể can thiệp điều trị bệnh kịp thời, đảm bảo an toàn về sức khỏe cho chính bạn và người thân trong gia đình.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu về Bệnh than: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: healthline.com, cdc.gov