Vi khuẩn gram dương và 4 thông tin bạn cần biết

Vi khuẩn gram dương là những sinh vật rất nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được, phải sử dụng đến kính hiển vi phóng đại lên hàng nghìn hàng trăm lần mới thấy. Vi khuẩn được biết đến dưới những hình dạng, cấu tạo khác nhau. Nhìn chung, chúng được phân thành nhóm vi khuẩn gram âm và gram dương thông qua hình thức nhuộm gram. Bài viết dưới đây của Doctor có sẵn sẽ giúp các bạn có thêm một số thông tin về nhóm vi khuẩn gram dương.

Bài viết được tham khảo ý kiến chuyên môn của Bác sĩ Trần Diễm Hương

Đặc điểm của vi khuẩn gram dương?

Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào có kích thước rất nhỏ. Chúng tồn tại ở khắp mọi nơi, trên bề mặt của vật dụng xung quanh ta, trong đất, nước và có cả trong những thực phẩm mà chúng ta ăn hằng ngày.

Nếu xét về mặt mặt cấu tạo thì vi khuẩn được chia làm 2 loại: 

  •  Vi khuẩn gram âm 
  • Vi khuẩn gram dương

Hai loại vi khuẩn này được phân biệt với nhau nhờ phương pháp nhuộm gram. Phương pháp này được sử dụng để phân biệt nhờ sự khác nhau của thành tế bào hai loại vi khuẩn.

Phương pháp nhuộm Gram sử dụng 2 màu nhuộm là tím tinh thể và hồng safranin.

  • Đối với vi khuẩn gram dương, nhờ thành tế bào dày mà sau khi nhuộm trước bằng màu tím tinh thể thì không thể nhuộm lại bằng màu hồng safranin.
  • Còn đối với vi khuẩn gram âm thì do thành tế bào có lớp peptidoglycan mỏng nên sau khi tẩy màu tím bằng cồn thì nhuộm lại được màu hồng. ‘

Từ đó ta có thể phân biệt được 2 loại vi khuẩn nhờ vào màu sắc của nó soi dưới kính hiển vi sau khi sử dụng phương pháp nhuộm gram.

Vi khuẩn gram dương có thành tế bào được cấu tạo như sao

  • Lớp peptidoglycan: gồm peptit là chuỗi có 4 đến 5 acid amin và dây glycan là chuỗi polyme gồm NAG (N-acetyl glucosamine) và NAM (N-acetyl muramic acid) xếp xen kẽ nhau;
  • Các protein bề mặt;
  • Acid teichoic và lipoteichoic: tích điện âm và có tính kháng nguyên, có một số vai trò trong quá trình phát triển của vi khuẩn.

Vi khuẩn gram dương có lớp peptidoglycan dày và có acid teichoic nên có tính chống chịu tốt dưới các tác nhân vật lý và có vai vai trò trong sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn.

Một số loại vi khuẩn gram dương còn có lớp màng nhầy, chứa polysaccharide, là thành phần quan trọng trong cơ chế sinh độc tố của vi khuẩn gram dương.

Các loại vi khuẩn gram dương thường gặp và ảnh hưởng

Nếu xét về mặt hình dạng của vi khuẩn, chúng ta có thể phân loại đơn giản vi khuẩn 

  • Cầu khuẩn: tế bào hình cầu, hình bầu dục hay hình lõm một cạnh
  • Trực khuẩn: có tế bào hình que dài hoặc ngắn
  • Xoắn khuẩn: là các tế bào uốn cong nhiều mức độ khác nhau 

Mỗi dạng loại vi khuẩn có cách sắp xếp khác nhau và nhờ vào cách sắp xếp đã góp phần phân loại và định danh vi khuẩn. Cách xắp xếp được vi khuẩn quyết định bằng cách phân chia tế bào.

Cầu khuẩn gram dương

Với cách sắp xếp các tế bào sát vào nhau thành một tụ. Đây là cách sắp xếp đặc trưng của Staphylococci (tụ cầu khuẩn).

Tụ cầu khuẩn (Staphylococci): có khả năng tổng hợp hơn 25 loại protein, độc tố và men có tính chất gây bệnh, một số nhóm nổi bật:

  • Alpha, beta, gamma hemolysin có thể gây tan máu, gây chết và tác động hoại tử da;
  • Coagulase làm đông huyết tương;
  • Fibrinolysin gây tiêu sợi huyết;
  • β-lactamase: phá hủy vòng β-lactam, giúp vi khuẩn kháng với thuốc kháng sinh nhóm β-lactam;
  • Độc tố gây hội chứng choáng nhiễm độc (TSST-1): nhiễm độc cấp tính, đe dọa tính mạng;
  • Độc tố ruột (enterotoxin): 50% chủng S. aureus sinh độc tố ruột…;
  • Ở nhóm này, vi khuẩn thường gặp là Staphylococcus aureus, gây nhiều bệnh nặng đồng thời có khả năng đề kháng kháng sinh rất nặng.

Liên cầu khuẩn (Streptococci)

Liên cầu khuẩn có sự sắp xếp các cầu khuẩn thành một một chuỗi dài, có độ dài ngắn khác nhau. Liên cầu khuẩn thuộc loại ưu-kỵ khí tùy nghi, tức có loài ưu khí, có loài kỵ khí, nhiệt độ thích hợp để vi khuẩn phát triển là 37°C.

Liên cầu khuẩn được phân thành 2 nhóm chính:

Liên cầu tiêu huyết nhóm β (β hemolytic streptococci)

  • Nhóm A: chỉ có một loại Streptococcus pyogenes, tiết ra hơn 20 loại enzyme và ngoại độc tố với những tác động khác nhau, trong đó phải kể đến:
    • Hemolysin (phá hủy hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, đại thực bào;
    • Streptococcal pyrogenic exotoxin (tiêu kháng nguyên) gây sốt tinh hồng nhiệt;
    • Hyaluronidase phá hủy cấu tạo mô liên kết;
    • Streptokinase làm tiêu sợi fibrin, protein khác.
  • Nhóm B: Streptococcus agalactiae, gây nhiễm khuẩn và viêm màng não ở trẻ sơ sinh.
  • Nhóm C và G: gây viêm mũi xoang, nhiễm trùng huyết hay viêm nội tâm mạc.
  • Nhóm D: Streptococcus faecalis, Streptococcus faecium… có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm nội tâm mạc, viêm màng não.

Liên cầu không tiêu huyết nhóm β

  • Streptococcus pneumoniae
    • Có lớp vỏ polysaccharide là yếu tố bảo vệ, tránh được sự thực bào từ các đại thực bào;
    • Pneumolysin: phá hủy tế bào nội mô phổi, phá hủy hàng rào ngăn cách phế nang và máu;
    • Protein A giúp bám dính vào tế bào biểu mô phế quản… và một số yếu tố khác giúp vi khuẩn tồn tại và gây bệnh bên trong cơ thể;
    • Đây là một trong những tác nhân hàng đầu gây viêm phổi cộng đồng, viêm mũi xoang, viêm tai giữa. có thể vào máu gây nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc…
  • Viridans streptococci: thường trú ở đường hô hấp, có thể gây bệnh viêm nội tâm mạc, sâu răng.
  • Streptococcus suis: tiêu huyết alpha, người bị nhiễm do tiếp xúc trực tiếp hoặc ăn thịt lợn không nấu chín, gây các bệnh viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết…

Trực khuẩn gram dương

  • Trực khuẩn than (Bacillus anthracis):
    • Gây bệnh than (anthrax charbon) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, chủ yếu ở các động vật ăn cỏ và có thể lây truyền bệnh cho người. Bệnh hiện tại đã có vaccine phòng ngừa.
    • Ở người, bệnh mắc phải do nội bào tử xâm nhập qua vùng da bị tổn thương hay qua màng nhầy (ít gặp), hít nội bào tử vào phổi.
    • Bệnh gồm: thể da (nốt sẩn ngứa, chuyển thành mụn mủ, vỡ ra chảy máu, tại nốt loét tế bào bị hủy hoại tạo thành lớp vẩy có màu đen gọi là than), ngoải a còn gặp thể phổi và thể ruột.
  • Trực khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheriae):
    • Không sinh nha bào, không sinh vỏ.
    • Ở môi trường lỏng, C. diphtheriae sinh ngoại độc tố mạnh (gây độc tế bào, hoại tử da và làm tan máu). Ở người, bệnh lây lan qua đường không khí, giọt bắn,… Vi khuẩn xâm nhập tại họng, mũi, khí quản, kết mạc mắt, da, … sẽ tạo thành màng, sau đó ngoại độc tố được sinh ra gây bệnh viêm bạch hầu niêm mạc hoặc viêm bạch hầu da. Đặc biệt, độc tố còn có thể gây độc lên tế bào thần kinh, cơ tim, gây nhiễm độc toàn thân, biển đổi ở cơ tim, mạch máu, hệ thống thần kinh trung ương.
  • Trực khuẩn Bacillus cereus
    • Đây là loại vi khuẩn có khả năng ổn định trong nhiệt độ cao. Điều này có thể giải thích được vì sao sau sự lây nhiễm của chúng ở người thường thông qua quá trình hâm nóng thức ăn.
    • Có 2 loại loại độc tố được sinh ra và gây ra 2 triệu chứng cho người ăn phải. Sau 30 phút đến 6 giờ ăn phải, người bệnh sẽ cảm thấy buồn nôn. Từ 6 giờ đến 15 giờ tiếp theo bạn có thể sẽ thấy tiêu chảy và đau bụng.
  • Trực khuẩn Listeria monocytogenes
    • Không kháng acid, không bào tử, không bao bọc, có khả năng di chuyển lộn nhào đặc trưng;
    • Chúng tồn tại ở mọi nơi, trong ruột người, động vật có vú, chim, động vật giáp xác;
    • Những người có nguy cơ cao dễ bị mắc bệnh bởi trực khuẩn… là trẻ sơ sinh, người cao tuổi, phụ nữ có thai;
    • Nhiễm trùng có thể lây từ mẹ sang con, có thể gây thai lưu, sảy thai tự nhiên, sinh non hoặc tử vong sớm ở trẻ sơ sinh.

Vi khuẩn gram dương có nguy hiểm không? Vi khuẩn gram dương gây bệnh gì

Bệnh gây ra bởi nhóm vi khuẩn gram dương nhìn chung ít nguy hiểm hơn so với nhóm gram âm. Bời vì vi khuẩn gram âm có các nang trên thành tế bào. Bộ phận này có tác dụng ngăn chặn và che phủ các kháng nguyên, giúp cho chúng có thể che dấu sự có mặt của mình trước hệ thống miễn dịch của chúng chúng ta.

Vi khuẩn gram dương có lớp peptidoglycan dày, đây là điều khác biệt giữa chúng ta và vi khuẩn gram dương. Đồng thời, cơ thể mình có thể sản xuất ra lysozyme tấn công được lớp peptidoglycan, làm cho thành tế bào của chúng bị hư hại, từ đó hệ miễn dịch hay thuốc có thể tấn công và tiêu diệt được vi khuẩn.

Tuy nhiên một số bệnh lý gây bởi nhóm gram dương vẫn rất nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc… nếu không được phát hiện, chẩn đoán và điều trị, theo dõi kịp thời thì tỉ lệ tử vong là rất cao. Đặc biệt, nhóm gram dương có tỉ lệ kháng thuốc cao, gây khó khăn trong việc lựa chọn phác đồ điều trị cũng như ảnh hưởng tới kết quả điều tị và sự hồi phục của bệnh nhân.

Làm sao để phòng tránh nhiễm vi khuẩn

Vi khuẩn tồn tại ở khắp mọi nơi, chúng ta không thể ngăn chặn 100% vi khuẩn. Tuy nhiên chúng ta có thể hạn chế được sự lây nhiễm của chúng bằng nhiều cách khác nhau:

  • Xây dựng một chế độ ăn đầy đủ và hợp lý;
  • Làm sạch và khử trùng bề mặt vật dụng thường xuyên;
  • Tiêm chủng đầy đủ;
  • Dùng nước sát khuẩn tay hằng ngày;
  • Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân;
  • Ngủ đủ giấc, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể;
  • Rửa sạch đồ ăn trước khi sử dụng, nấu chín thức ăn kỹ lưỡng.

Ngoài ra, đối với gia đình có nuôi thú các bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người thật ra khá phổ biến. Nếu bạn đang nuôi thú cưng, hãy đưa những con vật này đi kiểm tra sức khỏe và tiêm phòng định kỳ để chắc vật nuôi của mình không mang mầm bệnh. Ngoài ra, bạn cũng nên dọn dẹp chất thải của thú cưng thường xuyên. Tuy nhiên, trẻ em và phụ nữ có thai nên tránh tiếp xúc với những chất thải này.

Đồng thời, việc nắm bắt thông tin về dịch bệnh cũng rất quan trọng. Bạn cần hiểu rõ về dịch bbệnhddang diễn ra gần khu vực mình sinh sống và làm việc, hoặc có hể là địa điểm chuẩn bị gia đình đi chơi. Nếu có thông tin về nhiều người mắc bệnh liên tục đến bất kì loại vi khuẩn nào thì tốt nhất chúng ta nên thay đổi lịch trình du lịch của mình.

Các bệnh truyền nhiễm tuy rất dễ lây lan và khiến cho bạn mệt mỏi nhưng cũng dễ bị ngăn chặn nếu bạn có ý thức bảo vệ. Vì vậy hãy chú ý đến xung quanh, nếu có bất kì biểu hiện bất thường nào về việc bị nhiễu bệnh, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán và điều trị kịp thời trước khi gặp những biến chứng nặng về sau này.

Câu hỏi thường gặp

Trực khuẩn gram dương 3 là gì?

Mỗi loại vi khuẩn đều có khả năng gây bệnh khác nhau nhờ vào nhiều yếu tố của vi khuẩn hay người. Mức độ gây bệnh được biểu hiện nhờ các dấu cộng. Số lượng dấu cộng càng cao thì mức độ gây bệnh lớn. Số lượng dấu cộng thường được giới hạn dưới 5 dấu cộng. Vì vậy với trực khuẩn gram dương 3 cũng có mức độ gây bệnh khá lớn.

Vi khuẩn gram dương gây bệnh gì?

Vi khuẩn gram dương có thể gây các bệnh như nhiễm trùng da, viêm phổi, viêm nội nội tâm mạc, viêm khớp nhiễm trùng, viêm tủy xương, viêm màng não, bệnh bạch hầu, gây nhiều triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, … Ngoài ra cũng có lại có thể gây hội chứng sốc độc tố hay hội chứng bỏng da.

Vi khuẩn gram dương bắt màu gì?

Trong phương pháp nhuộm Gram, vi khuẩn gram dương nhuộm màu tím tinh thể nhờ có lớp peptidoglycan dày, giữ màu tốt.

Nhiễm trực khuẩn gram dương là gì?

Chúng ta rất dễ nhiễm phải bất kỳ loại vi khuẩn nào khi cơ thể chúng ta không đủ khỏe mạnh. Vì vậy muốn biết chính xác bản thân bị nhiễm vi khuẩn gì, cần thực hiện nhiều loại xét nghiệm, hay các xét nghiệm đặc trưng của từng loại vi khuẩn với mục đích điều trị chính xác và hiệu quả.

Trực khuẩn gram dương có nguy hiểm không?

Nhiễm trực khuẩn gram dương khá nguy hiểm, ngay khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nhiễm vi khuẩn, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm và điều trị tiêu diệt vi khuẩn ngay lập tức.


Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

Có thể bạn quan tâm