Vi khuẩn tả: Đặc điểm và những thông tin cần biết

Vi khuẩn tả là loài vi khuẩn có khả năng gây thành dịch, lây lan theo đường nước ô nhiễm hoặc hải sản. Vi khuẩn này gây ra tiêu chảy dữ dội, dẫn đến mất nước, thiểu niệu, và truỵ mạch nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Sau đây hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu rõ hơn về vi khuẩn tả qua bài viết dưới đây.

Vi khuẩn tả là gì?

Vi khuẩn tả hay còn được gọi với tên khoa học là Vibrio Cholerae, có khả năng gây nhiễm trùng cấp tính đường ruột bằng cách tiết ra độc tố gây ra tiêu chảy dữ dội, dẫn đến mất nước, thiểu niệu, và truỵ mạch.

vi khuẩn tả
Vi khuẩn tả: Đặc điểm và những thông tin cần biết

Vi khuẩn tả dài như cái que, đầu hơi cong nên còn được gọi là phẩy khuẩn tả. Lớp vỏ bao bọc với lông ở một đầu giúp vi khuẩn tả di chuyển. Vi khuẩn tả là vi khuẩn thuộc nhóm Gram âm, hiếu khí và không sinh nha bào.

Vi khuẩn tả thường được tìm thấy chủ yếu trong phân người, phân động vật và môi trường xung quanh như ao hồ và có thể xuất hiện ở thực phẩm nhiễm bẩn và được con người ăn phải.

Vi khuẩn tả có khả năng sống trong môi trường nước và có thể tồn tại được vài ngày nên chủ yếu lan truyền qua việc uống phải nước, ăn phải hải sản, hoặc các thực phẩm khác bị ô nhiễm bởi phân của những người có triệu chứng hoặc không có triệu chứng. Những người trong cùng một gia đình có nguy cơ cao bị nhiễm trùng do dùng chung các nguồn thực phẩm và nước bị ô nhiễm. Vi khuẩn tả bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao, ánh nắng mặt trời và các chất tẩy rửa thông thường như cloramin B, vôi, cresyl.

Vi khuẩn tả Vibrio Cholerae dựa vào kháng nguyên mà chia thành 3 nhóm chính:

  • Vibrio cholerae O1: là nhóm vi khuẩn tả có khả năng sản xuất ra độc tố đường ruột và gây nên bệnh dịch tả.
  • Vibrio cholerae O139: có thể gây bệnh tả nhờ vào độc tố ruột và kháng nguyên điều hòa độc tố TCP.
  • Vibrio cholerae không phải O1 và không phải O139: là những vi khuẩn thuộc nhóm huyết thanh từ O2 đến O138, không có khả năng gây bệnh dịch tả mặc dù chúng vẫn có khả năng gây viêm đường ruột cấp tính.

Dịch tễ học vi khuẩn tả

Vi khuẩn tả gây bệnh tả (Cholera) thường gặp ở Châu Á, Trung Đông, Châu Phi, Nam và Trung Mỹ, và Bờ Vịnh của Hoa Kỳ.

Vào năm 2010, một vụ dịch đã xảy ra ở Haiti và sau đó lan sang Cộng hòa Dominican và Cuba. Các ca bệnh sau đó dần di chuyển vào châu Âu, Nhật Bản, và Úc đã gây ra sự bùng nổ dịch bệnh tả cục bộ.

Ở những vùng lưu hành dịch bệnh tả, sự bùng phát thường xảy ra trong những tháng ấm áp. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở trẻ em.

Ở những khu vực mới bị ảnh hưởng, dịch bệnh có thể xảy ra trong bất kỳ mùa nào và mọi lứa tuổi đều dễ bị tổn thương.

Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn tả

Vi khuẩn tả gây bệnh ở người bằng cách xâm nhập qua hệ tiêu hóa và con người là vật chủ tự nhiên duy nhất của loại kí sinh trùng này.

Sau khi xâm nhập vào lớp chất nhầy, các sinh vật này xâm nhập vào lớp biểu mô của ruột và tiết ra chất độc tả. Những vi khuẩn này không xâm nhập vào thành ruột; do đó, rất ít hoặc không có bạch cầu nào được tìm thấy trong phân.

Dịch tiêu hóa ở dạ dày có tính axit là hàng rào bảo vệ cơ thể đầu tiên trước vi khuẩn tả. Nếu vi khuẩn tả vượt qua được dạ dày, xuống đến ruột non là nơi có môi trường pH kiềm thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của chúng. Sau khi xâm nhập vào lớp chất nhầy, các sinh vật này xâm nhập vào lớp biểu mô của ruột và tiết ra chất độc tả, làm thay đổi tính chất màng tế bào, đưa đến các rối loạn cân bằng nước và điện giải trong lòng ruột, hậu quả là tình trạng tiêu chảy cấp tính.

vi khuẩn tả
Vi khuẩn tả: Đặc điểm và những thông tin cần biết

Chính vì vậy nếu không được điều trị sớm và kịp thời, tiếp tục để tình trạng mất nước và rối loạn điện giải xảy ra, một thời gian sau sẽ vắt kiệt sức người bệnh và gây nên nhiều biến chứng lên các cơ quan khác trong cơ thể như tim mạch và thần kinh.

Triệu chứng và dấu hiệu khi bị nhiễm vi khuẩn tả

Vi khuẩn tả sau khi xâm nhập vào cơ thể người có khả năng gây ra bệnh tả, là một bệnh nhiễm trùng cấp tính tại đường tiêu hóa, có khả năng lây lan mạnh qua đường tiêu hóa tạo thành dịch tả.

Bệnh tả có thể bán cấp, tiêu chảy nhẹ và không biến chứng hoặc nguy hiểm đến mức gây tử vong.

Người bị nhiễm vi khuẩn tả sẽ biểu hiện các triệu chứng sau trên lâm sàng sau khoảng 2 đến 5 ngày ủ bệnh:

  • Dấu hiệu điển hình và triệu chứng ban đầu là tiêu chảy cấp phân nước ồ ạt màu trắng như nước vo gạo kèm đau bụng và nôn mửa nhiều. Thường không có nôn dữ dội.
vi khuẩn tả
Vi khuẩn tả: Đặc điểm và những thông tin cần biết
  • Mất nước và rối loạn điện giải trầm trọng, dẫn đến khát, thiểu niệu, chuột rút cơ, suy nhược cơ thể và mất độ đàn hồi của da, mắt trũng và nếp véo da dương tính
  • Thiếu dịch, cô đặc máu, thiểu niệu, vô niệu và toan chuyển hóa nặng với giảm K+ (nhưng nồng độ Na+ huyết thanh bình thường).
  • Cuối cùng là toàn thân suy kiệt nặng, truỵ mạch và hôn mê nếu không được điều trị.

Để chẩn đoán xác định sự hiện diện của vi khuẩn tả, các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm soi tươi phân nhằm phát hiện vi khuẩn tả trực tiếp:

  • Lấy một mẫu phân của người bệnh, tốt nhất là trước khi được điều trị.
  • Mẫu phân cần được tiến hành xét nghiệm trong vòng 2 giờ sau đó.
  • Tuy nhiên soi tươi phân tìm vi khuẩn tả có tỷ lệ phát hiện bệnh thấp.

Xét nghiệm nuôi cấy phân để phân lập vi khuẩn cũng được dùng chẩn đoán bệnh tả.

Xét nghiệm huyết thanh học cũng được ứng dụng trong theo dõi và quản lý các vùng lưu hành bệnh tả.

Vi khuẩn tả hay còn được gọi với tên khoa học là Vibrio Cholerae, có khả năng gây nhiễm trùng cấp tính đường ruột bằng cách tiết ra độc tố gây ra tiêu chảy dữ dội, dẫn đến mất nước, thiểu niệu, và truỵ mạch.

Vi khuẩn tả có khả năng sống trong môi trường nước và có thể tồn tại được vài ngày nên chủ yếu lan truyền qua việc uống phải nước, ăn phải hải sản, hoặc các thực phẩm khác bị ô nhiễm bởi phân của những người có triệu chứng hoặc không có triệu chứng. Bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời trước khi cơ thể suy kiệt do mất nước nặng, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Có thể bạn quan tâm