Cập nhật chi phí xét nghiệm máu của các trung tâm lớn

Chi phí xét nghiệm máu bao nhiêu tiền hiện đang là từ khóa được rất nhiều quan tâm và tìm kiếm trên nhiều diễn đàn. Và đây cũng chính là vấn đề được nhiều người tìm câu trả lời để tránh bị động về tài chính. Thấu hiểu được vấn đề này, Doctor có sẵn sẽ giải đáp thắc mắc qua bài chia sẻ dưới đây.

Tầm quan trọng của việc xét nghiệm máu

Trước khi có câu trả lời cho thắc mắc chi phí xét nghiệm máu là bao nhiêu tiền thì trước hết bạn cần biết xét nghiệm máu tổng quát là gì, bao gồm những hạng mục nào.

Trong khái niệm của y khoa, xét nghiệm máu còn được gọi là xét nghiệm huyết học. Thủ thuật xét nghiệm này sẽ được bác sĩ hoặc nhân viên y tế có kỹ thuật lấy một lượng máu vừa đủ để phân tích và kiểm tra. Thông qua đó sẽ xác định đúng nguyên nhân gây bệnh cũng như phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn, kiểm tra kháng thể hay khối u.

chi phí xét nghiệm máu
Tầm quan trọng của việc xét nghiệm máu

Trên thực tế, việc xét nghiệm máu tổng quát sẽ giúp người bệnh phát hiện cũng như sàng lọc một số bệnh lý cơ bản. Điển hình: bệnh thiếu máu, tăng men gan, tăng axit uric, suy giảm chức năng thận, suy giảm chức năng gan, tình trạng tăng mỡ máu,… Bên cạnh đó, xét nghiệm máu còn có khả năng phát hiện một số bệnh lý phức tạp hơn như: suy giảm miễn dịch, viêm gan, nhiễm trùng máu, ung thư máu, nhiễm ký sinh trùng, bệnh dị ứng, thiếu máu di truyền,…

Xét nghiệm máu tổng quát bao gồm những xét nghiệm nào?

Thông thường xét nghiệm máu tổng quát sẽ bao gồm các thủ thuật xét nghiệm cơ bản sau:

  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào ngoại vi hay còn được gọi là xét nghiệm công thức máu
  • Đánh giá chức năng thận 
  • Đánh giá chức năng gan 
  • Xét nghiệm mỡ máu 
  • Xét nghiệm đánh giá nguy cơ bệnh gút 
  • Xét nghiệm đường huyết 
  • Xét nghiệm chuyển hóa sắt 
  • Xét nghiệm chuyển hóa canxi
  • Xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục
chi phí xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu tổng quát bao gồm những xét nghiệm nào?

Ngoài ra còn một số thủ thuật xét nghiệm khác không được liệt kê đầy đủ tại đây. Tùy vào tình trạng sức khỏe và nhu cầu cá nhân mà bác sĩ sẽ cân nhắc và chỉ định bệnh nhân thực hiện sao cho phù hợp nhất.

Chi phí xét nghiệm máu là bao nhiêu tiền? – Cập nhật bảng giá cụ thể

Chi phí xét nghiệm máu là một trong những vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Có không ít ý kiến cho rằng, chi phí xét nghiệm máu khá đắt đỏ. Điều này đã khiến không ít người đắn đo, hoang mang, có nên thực hiện xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh hay không. 

Tuy nhiên, trên thực tế cho biết, chi phí xét nghiệm máu tổng quát không quá đắt đỏ như mọi người thường nghĩ .Thông thường, một hạng mục xét nghiệm máu chỉ giao động từ 25.000 – 110.000 đồng. Nếu sử dụng nhiều hạng mục xét nghiệm máu thì tổng chi phí xét nghiệm máu sẽ tăng theo số hạng mục đó. Con số đó có thể không vượt quá 1 triệu đồng.

chi phí xét nghiệm máu
Chi phí xét nghiệm máu không quá đắt đỏ như mọi người nghĩ

Nhưng đây chỉ là con số tham khảo, không phải mất giấy định của bất kì đơn vị y tế nào. Do đó, bạn cần trao đổi kỹ hơn với đơn vị y tế đó về chi phí xét nghiệm máu nếu có ý định thực hiện việc xét nghiệm này. Tùy theo tình trạng của mỗi người, độ tuổi, giới tính khác nhau, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định thực hiện các xét nghiệm phù hợp.

Trung tâm, phòng khám cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu đáng tin cậy

Xét nghiệm máu là một trong những hạng mục thăm khám mà tất cả bệnh lý nào cũng được sử dụng nhằm chẩn đoán cũng như xác định nguyên nhân gây bệnh. Do đó, hầu như các trung tâm, phòng khám hay bệnh viện hoạt động với quy mô lớn nhỏ nào cũng đều triển khai hạng mục thăm khám này. Vì thế, rất dễ dàng tìm kiếm địa chỉ phù hợp để tiến hành xét nghiệm.

Tuy nhiên, một vấn đề cũng đang gây không ít rắc rối cho phần lớn đối tượng là đơn vị y tế đó có công khai chi phí xét nghiệm máu hay không. Trên thực tế, không phải đơn vị y tế nào cũng công khai hạng mục thăm khám này. Điều này có khả năng gây ra không ít sự hoang mang cho phía bệnh nhân. Chính vì vậy, bạn nên tìm đến một trong những trung tâm dưới đây để thực hiện xét nghiệm máu. Vì đây đều là những nơi có công khai chi phí xét nghiệm cụ thể:

  • Phòng khám Đa khoa Nhân Hậu – Quận 10, TPHCM
  • Phòng khám Đa khoa Quốc tế Timec – Bình Tân, TPHCM
  • Phòng khám Đa khoa Y Đức Trị An – Trảng Bom, Đồng Nai
  • Tổ hợp Y tế Mediplus – Hoàng Mai, Hà Nội
  • Phòng Xét nghiệm Công nghệ cao Medic Hà Nam – Phủ Lý, Hà Nam

Đi xét nghiệm máu cần lưu ý những vấn đề gì?

Nhằm tránh làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm trong vòng 8 đến 12 tiếng đồng hồ. Tuyệt đối không nên ăn hoặc uống các loại nước ngọt, nước hoa quả, nước có ga, đặc biệt là rượu, bia, cà phê,… Bởi những chất này khi đi vào trong cơ thể sẽ khiến kết quả bị sai lệch nhất là những cuộc xét nghiệm liên quan đến tim mạch, đường huyết và mỡ máu .
  • Ngưng hút thuốc lá và không sử dụng chất kích thích trước khi tiến hành làm xét nghiệm.
  • Có thể dùng nước lọc một cách bình thường để đảm bảo cơ thể không bị mất nước. Một phần nước lọc không làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Một số trường hợp vẫn có thể dùng thuốc trước khi làm xét nghiệm như bệnh tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim. Tuy nhiên để đảm bảo kết quả xét nghiệm không bị sai lệch, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nên thực hiện xét nghiệm máu vào buổi sáng. Bởi vì đây là thời điểm thích hợp để các tập chất khác không bị hòa luận trong máu cũng như thỏa mãn điều kiện nhịn ăn và uống khiến kết quả bị sai lệch.
chi phí xét nghiệm máu
Không uống rượu bia trước khi làm xét nghiệm máu

Với những thông tin được cập nhật trong bài viết hy vọng giúp bạn đọc có được câu trả lời cho thắc mắc chi phí xét nghiệm máu là bao nhiêu tiền. Tuy nhiên, thông tin vừa được chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo, không phải mức giá ấn định của bất kỳ đơn vị nào. Để xác thực thông tin đúng sai, vui lòng trao đổi trực tiếp với đơn vị dự định kiểm tra sức khỏe để được hỗ trợ.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.