Mụn bọc: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mụn bọc là loại mụn nặng dễ lại sẹo và tốn thời gian điều trị nhất trong các loại mụn trứng cá. Vậy làm sao để hết mụn bọc? Cách gì trị mụn bọc đem lại hiệu quả ít thâm và không sẹo? Hãy cùng Docosan tìm hiểu ngay sau đây.

Mụn bọc là gì?

Mụn bọc là một trong những thể nặng của mụn trứng cá. Loại mụn này có kích thước lớn, viêm đỏ, bên trong có nhân cứng và mủ trắng. Mụn thường gây đau nhức, ngứa ngáy, nóng rát và khó chịu.

Khác với các loại mụn trứng cá thông thường, mụn bọc gây tổn thương da nghiêm trọng. Nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách, da có thể bị thâm đen và hình thành sẹo.

mụn bọc
Mụn bọc là bệnh da liễu hiện đang nhiều người mắc phải

Các nguyên nhân gây ra mụn bọc 

Có nhiều nguyên nhân gây ra mụn bọc như sau:

  • Da tiết quá nhiều dầu, bã nhờn: Bình thường bài tiết dầu là cơ chế tự nhiên của da nhằm dưỡng ẩm, làm dịu bề mặt và giảm thân nhiệt. Tuy nhiên, khi tuyến bã nhờn hoạt động mạnh và tiết dầu thừa quá mức khiến nang lông bị bít tắc và hình thành mụn bọc.
  • Lỗ chân lông bị tắc nghẽn: tạo điều kiện môi trường không có oxy cho vi khuẩn P. acnes phát triển.
  • Vi khuẩn P. acnes: tồn tại trên da với số lượng nhỏ. Khi da bài tiết quá nhiều dầu thừa, vi khuẩn có thể hấp thụ bã nhờn và phát triển mạnh. Cơ thể bảo vệ mình bằng cách: các tế bào bạch cầu có xu hướng di chuyển đến nang lông chứa ổ vi khuẩn gây viêm đỏ, sưng đau và hình thành mụn.
mụn bọc
Điều trị mụn không đúng cách có thể sinh ra mụn bọc

Ngoài ra, mụn bọc còn có thể hình thành do các yếu tố nguy cơ sau:

  • Vệ sinh da mặt kém hoặc dùng dược mỹ phẩm chưa phù hợp là yếu tố thuận lợi khiến dầu thừa tích tụ trong nang lông và kích thích vi khuẩn P. acnes phát triển mạnh.
  • Dùng thuốc uống hoặc thuốc bôi chứa corticoid trong thời gian dài khiến da suy giảm chức năng đề kháng và nổi mụn bọc ồ ạt.
  • Rối loạn nội tiết tố khiến bề mặt da đổ nhiều dầu đồng thời lỗ chân lông có dấu hiệu sừng hóa khiến bã nhờn ứ đọng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: ăn đồ nhiều muối, gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống nhiều rượu bia, cà phê,…)  làm tăng hoạt động sản xuất bã nhờn và gây ra mụn bọc.
  • Người hay trang điểm, tự nặn mụn không đúng cách, đeo khẩu trang thường xuyên, hay sờ tay lên da mặt,… có nguy cơ cao bị mụn bọc và mụn mủ.
  • Công việc phải tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, không khí ô nhiễm, bụi bặm …
  • Bệnh Cushing, đa nang buồng trứng và bệnh cường giáp.
  • Tiền sử gia đình có các vấn đề da liễu như mụn trứng cá, viêm da tiết bã, da dầu, lỗ chân lông to, …
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc, dị ứng mỹ phẩm, dùng các sản phẩm bôi ngoài da không rõ nguồn gốc – xuất xứ,…

Chẩn đoán nguyên nhân gây mụn bọc cùng Docosan

Mụn bọc xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong số đó là do sự mất cân bằng của nội tiết tố. Chuyên gia y tế khuyến cáo, nữ giới thường xuyên bị mụn ở trán và đã điều trị nhưng khó khỏi nên chủ động làm xét nghiệm nội tiết tố nữ. Thay vì di chuyển đến phòng khám, bạn có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm tại nhà.

Hiện nay, Docosan đã và đang cung cấp gói Xét nghiệm nội tiết tố nữ giới tại nhà với nhiều ưu điểm sau:

  • Y tá lấy mẫu máu ngay tại nhà hoặc bất kỳ địa chỉ nào mà bạn mong muốn
  • Quy trình lấy máu nhanh chóng, đảm bảo an toàn
  • Mẫu máu được gửi về phòng thí nghiệm uy tín để phân tích
  • Cho bạn biết hơn 10 loại nội tiết ảnh hưởng đến tâm trạng, cân nặng, năng lượng,…
  • Được tái khám miễn phí với bác sĩ sau xét nghiệm
  • Bác sĩ hướng dẫn đọc kết quả, tư vấn điều trị và đưa ra lời khuyên cần thiết cho cân bằng nội tiết

Quá trình phát triển mụn bọc

Khởi đầu, mụn xuất hiện chỉ với chấm nhỏ nổi cộm trên da, ấn vào có thể đau, ngứa. Sau một vài ngày, mụn phát triển lớn, viêm đỏ và ứ mủ ở bên trong. Lúc này, nốt mụn có dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, đau nhiều. Một số mụn bọc lớn có thể gây đau và đỏ các vùng da lân cận.

Nếu chăm sóc đúng cách, mụn có thể khô dần sau 3 – 5 ngày và lộ rõ nhân mụn trên bề mặt da. Sau khi loại bỏ nhân mụn, da mặt có thể bị thâm, đỏ hoặc hình thành sẹo rỗ (tùy thuộc vào chế độ chăm sóc và điều trị).

Vì sao mụn bọc dễ để lại sẹo?

Mụn bọc dễ để lại sẹo vì hai lý do sau:

  • Thứ nhất, vì mụn bọc là tình trạng viêm rất mạnh, phá hủy các tế bào ở tầng sâu của da nếu không điều trị sớm dễ dẫn tới các tế bào này không hồi phục và để lại sẹo.
  • Thứ hai, bạn tự ý nặn mụn bọc không đúng cách,  lại càng viêm nhiễm hơn và lây lan, khiến mụn ngày càng tồi tệ và hình thành sẹo.
mụn bọc
Nặn mụn bọc không đúng cách sẽ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ

Như vậy, can thiệp đúng sớm và chăm sóc da đúng, tuyệt đối không nặn mụn là cách trị mụn bọc tốt nhất để ngăn ngừa sẹo.

Điều trị mụn bọc ở đâu?

  • Phòng khám chuyên khoa Da liễu Thiên Ái – Q. Tân Bình
  • Phòng khám chuyên khoa Da liễu Táo Đỏ – Q.3
  • Phòng khám chuyên khoa Da liễu Trần Thịnh – Q.5

Điều trị mụn bọc bằng thuốc

  • Kháng sinh đường uống, bôi: tetracycline, minocycline, clindamycin, doxycycline…
  • Nhóm Retinoid (Vitamin A acid): dạng kem hoặc gel dùng để bôi tại chỗ. Thuốc có tác dụng giảm tiết bã nhờn, đào thải chất nhờn ra khỏi da, từ đó ngăn ngừa quá trình viêm nhiễm và loại bỏ mụn hiệu quả.
  • Benzoyl peroxide: diệt khuẩn và đẩy nhanh quá trình tái tạo da mới, làm chậm sự tiết bã nhờn trên da.
  • Acid Salicylic: hỗ trợ khắc phục mụn đầu đen và mụn đầu trắng, đồng thời  giảm viêm sưng mụn
  • Acid Azelaic: ngăn chặn sự sản xuất bã nhờn quá mức, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
  • Thuốc tránh thai: loại thuốc này có tác dụng căn bằng nội tiết tố trong cơ thể, làm giảm hoạt động của tuyến bã nhờn. 
  • Tiêm thuốc cortisone: được bác sĩ chỉ định cho các trường hợp mụn sưng lớn, cứng. Corticosteroid được pha rất loãng rồi tiêm trực tiếp vào trong mụn, khiến mụn mềm dần rồi xẹp sau đó vài ngày. Bên cạnh ưu điểm trị mụn bọc nhanh chóng, phương pháp này còn làm giảm nguy cơ phát triển sẹo mụn nên rất phù hợp với các bạn có cơ địa dễ bị sẹo mụn và vết thâm.
mụn bọc
Điều trị mụn bọc bằng thuốc bôi ngoài da

Chăm sóc da bị mụn bọc đúng cách

Trị mụn bọc ở nhà kết hợp với đơn thuốc của Bác sĩ giúp nâng cao hiệu quả điều trị, những cách sau sẽ giúp cho việc điều trị mụn bọc nhanh hiệu quả hơn:

  • Làm sạch da mặt bằng các sản phẩm như: sữa rửa mặt, nước tẩy trang,… Đồng thời, bạn cũng không nên sử dụng nhiều loại mỹ phẩm để trang điểm, vì có thể gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Nếu nặn mụn không đúng cách sẽ làm các nốt mụn bị chai sần, thâm, nặng hơn có thể gây viêm nhiễm. Vì vậy, bạn không nên sờ hoặc nặn mụn bằng tay, đồng thời chỉ nên lấy mụn khi chúng đã khô và nổi nhân trắng.
  • Việc tẩy da chết định kỳ 1 – 2 lần/tuần sẽ giúp làn da của bạn loại bỏ được các chất bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông, ngăn ngừa mụn phát triển.
  • Khi đi ra đường hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, bạn nên che chắn và sử dụng kem chống nắng dịu nhẹ để bảo vệ làn da của mình trước các tác nhân gây mụn.
  • Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học: hạn chế ăn các đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, tập thể dục thường xuyên kết hợp với ngủ sớm sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho làn da…
mụn bọc
Cần chú ý đến cách chăm sóc da mặt tại nhà

Khi bị mụn bọc, bạn không nên tự ý mua thuốc bôi hay can thiệp nặn mụn khi chưa có sự hướng dẫn của Bác sĩ vì có thể làm nặng thêm tình trạng mụn và dễ để lại sẹo xấu. Bạn nên khám chuyên khoa da liễu để được Bác sĩ khám và lên phác đồ phù hợp, tư vấn chế độ chăm sóc da hợp lý.


Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.