Thị trường mỹ phẩm ngày càng đa dạng và xuất hiện nhiều sản phẩm không rõ xuất xứ, vì thế đã làm gia tăng tỷ lệ dị ứng mỹ phẩm. Một nghiên cứu tại Anh cho thấy, có đến 23% phụ nữ và 13,8% nam giới gặp phải một số phản ứng bất lợi khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Điều này sẽ gây tổn thương và để lại hậu quả nặng nề cho làn da. Vậy nếu bị dị ứng mỹ phẩm thì phải làm thế nào? Doctor có sẵn sẽ chia sẻ chi tiết qua bài viết sau.
Tóm tắt nội dung
Dị ứng mỹ phẩm là gì?
Dị ứng mỹ phẩm là tình trạng làn da xảy ra các phản ứng bất thường như viêm, nổi mẩn đỏ, ngứa, mụn mủ, kích ứng da,… khi tiếp xúc với các sản phẩm trang điểm hoặc mỹ phẩm chăm sóc da. Tình trạng này có thể xuất hiện ngay sau khi sử dụng mỹ phẩm hoặc cũng có thể bùng phát sau vài giờ hoặc vài ngày kể từ khi tiếp xúc với mỹ phẩm, tùy thuộc vào cơ địa và độ nhạy cảm của làn da từng người.
Dấu hiệu dị ứng mỹ phẩm
Dấu hiệu dị ứng mỹ phẩm nhẹ
Các dấu hiệu dị ứng mỹ phẩm thường xuất hiện rõ trên vùng da mà bạn đã tiếp xúc với sản phẩm. Đặc biệt là trên khuôn mặt, vì vùng da này thường mỏng, nhạy cảm và dễ tổn thương nhất. Cụ thể, những dấu hiệu dị ứng mỹ phẩm có thể bao gồm:
- Nổi mẩn đỏ
- Cảm giác ngứa
- Hình thành mụn mủ
- Da trở nên sần sùi
Trong trường hợp dị ứng mỹ phẩm nhẹ, các triệu chứng trên da thường nhẹ và sẽ dần giảm đi sau 1 – 2 ngày kể từ khi ngừng sử dụng sản phẩm đó.
Dấu hiệu dị ứng mỹ phẩm nặng
Dưới đây là các dấu hiệu dị ứng mỹ phẩm nặng, bạn cần chú ý để điều trị và chăm sóc kịp kịp thời:
- Nổi mề đay, phát ban
- Cảm giác ngứa ngáy
- Bong tróc da
- Sưng mặt
- Kích ứng mắt, mũi và miệng
- Thở khò khè
- Sốc phản vệ
Trong đó, sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Các triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm mất ý thức, khó thở, khó nuốt, chóng mặt, đau ngực, mạch nhanh, yếu, buồn nôn và nôn. Nếu triệu chứng sốc phản vệ xảy ra, bạn hãy đến bác sĩ ngay lập tức để được xử lý kịp thời:
Ngoài các biểu hiện dị ứng mỹ phẩm trên da, một số thành phần tạo hương thơm trong mỹ phẩm cũng có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp, đặc biệt là ở những bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng và nhiễm trùng đường hô hấp do virus. Đối với những người nhạy cảm với một số mùi hương nhất định, hít phải chúng có thể dẫn đến khó thở, cảm giác ngột ngạt, ho, có đờm, sổ mũi, nghẹt mũi, nhức đầu, tức ngực, thở khò khè,…
Đối với những trường hợp dị ứng mỹ phẩm nghiêm trọng, tổn thương da có thể trở nên nặng và kéo dài hơn ngay cả khi đã ngừng sử dụng loại mỹ phẩm đó.
Điều trị dị ứng mỹ phẩm ở đâu?
Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Trần Thịnh
Phòng khám Da liễu Trần Thịnh thành lập năm 2017, là một địa chỉ uy tín và chất lượng được dẫn dắt bởi bác sĩ Thịnh. Nơi đây thu hút nhiều bệnh nhân tin tưởng và tìm đến để thăm khám và chẩn đoán các vấn đề về da liễu, đồng thời cung cấp các giải pháp điều trị dị ứng mỹ phẩm, nám, tàn nhang, sẹo, mụn, xóa xăm, xóa bớt và triệt lông.
Phòng khám Da liễu Dr Michaels
Phòng khám Dr. Michaels Psoriasis và Skin Clinic chuyên trị các bệnh da phổ biến như viêm da cơ địa, vảy nến, bệnh bạch biến, á sừng, dị ứng mỹ phẩm,… Phòng khám ứng dụng phương pháp Dr. Michaels do Giáo sư Michael Tirant phát triển trong hơn 30 năm, sử dụng các thảo dược thiên nhiên nhập khẩu Australia để đạt hiệu quả điều trị cao và an toàn.
Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Táo Đỏ
Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Táo Đỏ thành lập từ năm 2011, theo mô hình chuẩn hóa từ Singapore. Chuyên trị nhiều loại bệnh da như mụn trứng cá, chàm, viêm da cơ địa, vảy nến, mề đay, giời leo, thủy đậu, dị ứng da do nhiều nguyên nhân,… Ngoài ra, phòng khám cũng cung cấp dịch vụ thẩm mỹ da như xử lý sẹo mụn, triệt lông, xóa nám và các liệu pháp trẻ hóa da khác,…
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Victoria Healthcare
Victoria Healthcare thành lập từ năm 2005, đã tích luỹ nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe y tế cao cấp. Hệ thống phòng khám có nhiều chi nhánh tại các vị trí thuận tiện, cung cấp đầy đủ các chuyên khoa, trong đó chuyên khoa da liễu chuyên điều trị các vấn đề về da như dị ứng mỹ phẩm, viêm da, thuỷ đậu,…
Vigor Health
Phòng khám Vigor Health có hơn 10 năm kinh nghiệm trong chăm sóc sức khỏe, được đánh giá là một trong TOP 6 phòng khám chất lượng tại TP.HCM năm 2019. Cơ sở hiện đại với đội ngũ y bác sĩ và y tá chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý da liễu, dị ứng mỹ phẩm.
Bệnh viện Da liễu Trung ương
Bệnh viện Da liễu Trung ương Hà Nội là địa chỉ uy tín hàng đầu trong lĩnh vực Da liễu, với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Bệnh viện tọa lạc tại số 15A – Phương Mai, Hà Nội, nằm trong khu vực có nhiều bệnh viện nổi tiếng như Bạch Mai, Lão Khoa, Việt Pháp, Da Liễu TW, Nhiệt đới TW, Tai Mũi Họng TW.
Bệnh viện Da liễu TPHCM
Bệnh viện Da liễu TP Hồ Chí Minh là bệnh viện chuyên khoa da liễu hạng I thuộc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, phục vụ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Bệnh viện được Bộ Y tế giao nhiệm vụ hỗ trợ Bệnh Viện Da Liễu Trung ương trong việc chỉ đạo chuyên khoa Da liễu cho 21 tỉnh, thành phố phía Nam. Bệnh viện chuyên cung cấp các dịch vụ thăm khám và điều trị các bệnh lý da liễu và dị ứng mỹ phẩm.
Bệnh viện Da liễu Hà Nội
Bệnh viện Da liễu Hà Nội tiền thân là phòng khám Sinh Từ, sau đó dần đổi tên thành Trạm Da liễu, Trung tâm Da liễu, và hiện nay là Bệnh viện Da liễu. Bệnh viện chủ trương áp dụng máy móc, kỹ thuật mới, các phương pháp chăm sóc da hiện đại, cùng với việc kết hợp Y học cổ truyền để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.
Các sản phẩm làm đẹp có thể gây dị ứng
Các sản phẩm làm đẹp có khả năng gây phản ứng da nhiều nhất bao gồm xà phòng tắm, chất tẩy rửa, chất chống mồ hôi, trang điểm mắt, kem dưỡng ẩm, dầu gội, vết son môi lâu trôi, sơn móng tay (đặc biệt là những loại có formaldehyde), keo dán móng tay có chứa methacrylate,…
Ngoài ra, một số sản phẩm khác cũng có thể gây dị ứng:
- Thuốc nhuộm tóc, đặc biệt là những thuốc có chứa p-phenylenediamine, ammonium persulfate.
- Các sản phẩm làm đẹp có axit alpha-hydroxy có thể gây đỏ, sưng, phồng rộp, ngứa, đặc biệt là với các sản phẩm có mức AHA trên 10%.
- Kem và huyết thanh chống nhăn Retin-A.
- Kem chống nắng có thể gây ra phản ứng viêm da.
- Nước hoa có chất bảo quản phổ biến nhất là paraben, imidazolidinyl urê, Quaternium-15, DMDM hydantoin, phenoxyetanol, methylchloroisothiazolinone và formaldehyde.
Trao đổ với bác sĩ ngay nếu nghi ngờ bị dị ứng mỹ phẩm:
Kiểm tra chất gây dị ứng trong mỹ phẩm
Biết chính xác chất nào đã gây ra phản ứng dị ứng sẽ giúp bạn tránh tiếp xúc thêm với chất đó. Patch test là một thử nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán viêm da, kích ứng hoặc sưng da, được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa da liễu, để tìm hiểu xem việc tiếp xúc với một chất nào đó có thể gây ra hoặc làm nặng thêm các vấn đề da của bạn. Các chất gây ra các phản ứng dị ứng trên da gọi là chất gây dị ứng hay dị ứng nguyên, có thể được tìm thấy ở nhà, nơi làm việc hoặc trong sinh hoạt hằng ngày.
Thử nghiệm Patch test được thực hiện như sau: Đặt một lượng nhỏ chất gây dị ứng lên da và cố định bằng băng dính không có chứa tác nhân gây dị ứng trong 48 giờ. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu của phản ứng dị ứng bao gồm mẩn đỏ, phát ban, nổi mề đay,…
Dựa trên các triệu chứng hiện tại, bác sĩ có thể xác định liệu bệnh nhân có bị dị ứng hay không. Để đảm bảo không bỏ sót trường hợp da có phản ứng chậm với chất dị ứng thử nghiệm, bác sĩ có thể yêu cầu bạn quay trở lại để kiểm tra một lần nữa sau 2 ngày tiếp theo.
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có làn da rất nhạy cảm, loại xét nghiệm này có thể không đủ khả năng để xác định chất gây dị ứng và có thể cần thực hiện thêm các phương pháp kiểm tra khác.
Cách chữa dị ứng mỹ phẩm
Khi bị dị ứng mỹ phẩm, trước tiên, bạn cần ngừng sử dụng sản phẩm gây dị ứng ngay lập tức và kiểm tra lại thành phần các loại mỹ phẩm vừa sử dụng từ 7 – 10 ngày để tìm nguyên nhân chính xác. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị bằng phương pháp phù hợp, tránh biến chứng gây mất thẩm mỹ.
Sử dụng thuốc
Tuỳ theo nguyên nhân và mức độ dị ứng, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp, trong đó có thể bao gồm các nhóm thuốc sau:
- Thuốc kháng histamin
- Thuốc corticosteroid cho trường hợp da bị viêm nặng
- Thuốc kháng sinh
- Vitamin C liều cao
- Kem dưỡng ẩm,…
Trao đổi với bác sĩ khi có ý định sử dụng thuốc điều trị dị ứng mỹ phẩm:
Chăm sóc khi bị dị ứng mỹ phẩm
Nếu xuất hiện dấu hiệu dị ứng mỹ phẩm, hãy dừng sử dụng và rửa mặt bằng nước sạch để loại bỏ mỹ phẩm. Sau đó, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch da kỹ hơn và lau khô bằng khăn mềm. Trong trường hợp da bị kích ứng nghiêm trọng hơn, bạn cần làm dịu da bị tổn thương bằng cách sử dụng khăn sạch quấn đá lạnh và lăn nhẹ nhàng trên da.
Sau khi tạm thời giải quyết tình trạng kích ứng da do mỹ phẩm, hãy chú ý đến các bước tiếp theo:
- Để da tự hồi phục mà không sử dụng bất kỳ loại mỹ phẩm nào trong thời gian này.
- Uống nhiều nước lọc, nước hoa quả và trà có thể giúp cải thiện quá trình trao đổi chất và thanh lọc cơ thể. Bạn nên uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để giúp da bị dị ứng hồi phục nhanh chóng và trở nên khỏe mạnh hơn.
- Chế độ ăn uống đúng cách và khoa học cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể và cải thiện làn da từ bên trong.
- Nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm gây dị ứng như hải sản, đặc biệt là tôm, cua và chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ,…
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin như trái cây, rau củ và nước ép trái cây. Hoặc bạn có thể bổ sung vitamin C và E thông qua viên uống tổng hợp để tăng cường đề kháng và giúp làn da phục hồi nhanh chóng.
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là tia cực tím (UV), để ngăn làn da bị tổn thương. Sử dụng kem chống nắng có SPF/PA phù hợp và bảo vệ da khỏi tác động của tia UV. Đồng thời, hạn chế ra ngoài vào lúc nắng gắt, hãy sử dụng đồ bảo vệ như mũ, khẩu trang, áo khoác khi ra ngoài.
- Khi bắt đầu sử dụng mỹ phẩm trở lại, nên ưu tiên sản phẩm chăm sóc da thiên nhiên không chứa hóa chất.
Cách phòng tránh dị ứng mỹ phẩm
Bạn có thể áp dụng các cách để phòng tránh tình trạng dị ứng mỹ phẩm như sau:
- Lựa chọn những sản phẩm có ít thành phần nhất, sản phẩm từ thiên nhiên
- Test thử trước ở một vùng da nhỏ từ 48 – 72 giờ trước sử dụng bất kỳ sản phẩm nào cho da. Nếu bạn bị đỏ, sưng, ngứa hoặc rát, hãy ngưng sử dụng sản phẩm đó.
- Xịt nước hoa lên quần áo, tránh xịt trực tiếp lên da. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ phản ứng với chất tạo chất tạo mùi và nguy cơ chất tạo mùi này tương tác với các thành phần trong các sản phẩm khác, gây ra phản ứng dị ứng trên da.
- Một số sản phẩm có đề cập trên nhãn là “không gây dị ứng”, “đã được bác sĩ da liễu kiểm nghiệm”, “đã được kiểm nghiệm độ nhạy cảm” hoặc “không gây kích ứng”, tuy nhiên không thể đảm bảo rằng sản phẩm hoàn toàn không gây dị ứng. Vì thế, hãy luôn tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào cho da.
Địa chỉ xét nghiệm dị ứng mỹ phẩm uy tín:
Câu hỏi thường gặp
Cách trị dị ứng mỹ phẩm tại nhà nhanh nhất
Để giảm triệu chứng dị ứng mỹ phẩm tại nhà, trước tiên bạn cần ngừng sử dụng sản phẩm, rửa mặt nhẹ nhàng bằng nước sạch và tiến hành chườm đá lạnh. Những này sau đó cần đảm bảo uống đủ nước, bổ sung vitamin để duy trì độ ẩm cho da và hỗ trợ quá trình phục hồi. Trường hợp dị ứng nặng, bạn nên thăm khám bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp.
Da bị dị ứng mỹ phẩm bao lâu thì hết?
Thời gian để các triệu chứng dị ứng mỹ phẩm hết phụ thuộc vào mức độ dị ứng và cơ địa của mỗi người. Trong trường hợp nhẹ, triệu chứng có thể giảm đi sau vài giờ hoặc 1 – 2 ngày sau khi ngừng sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên, trong trường hợp nặng, tổn thương da có thể kéo dài vài tuần, vài tháng thậm chí trở nên nghiêm trọng hơn, lúc này bạn nên gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Cách chăm sóc da khi bị dị ứng mỹ phẩm
Khi da mặt bị dị ứng mỹ phẩm, bạn cần chăm sóc da cẩn thận. Hãy sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ không gây kích ứng và không chứa hương liệu, che chắn kỹ khi ra ngoài, uống đủ nước và duy trì chế độ ăn lành mạnh để hỗ trợ quá trình phục hồi da.
Hy vọng bài viết phân tích chi tiết về phản ứng dị ứng mỹ phẩm trên đây là những thông tin hữu ích cho bạn đọc.