Bảo hiểm y tế học sinh sinh viên và những điều cần biết

Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên là mối bận tâm của phần đông của phụ có con em đang ở tuổi học đường, cần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Hãy tham khảo bài viết được Docosan cập nhật trong bài viết dưới đây để biết thêm thông tin.

Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên là gì?

Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên là một trong những chính sách an sinh xã hội nhân văn được Nhà nước tổ chức và quản lý hệ thống với mục đích không lợi nhuận. Việc triển khai bảo hình y tế ở đối tượng này dựa trên nguyên tắc đảm bảo chia sẻ những rủi ro xảy ra với người tham gia, đồng thời giảm bớt gánh nặng và lo lắng khi chẳng may ốm đau hoặc tai nạn trong độ tuổi học đường.

Việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên không chỉ đảm bảo cho các em học sinh sinh viên được chăm sóc tốt nhất về mặt sức khỏe mà còn giảm bớt gánh nặng về mặt kinh tế cho gia đình khi chẳng may các em mắc bệnh hiểm nghèo cần chi phí điều trị cao. Hơn thế, điều này còn cho các em có cơ hội được tham gia khám chữa bệnh với chi phí thấp, khỏe mạnh và quay trở lại trường học. Vậy, bảo hiểm y tế học sinh có bắt buộc không?

bảo hiểm y tế học sinh
Bảo hiểm y tế học sinh sinh viên là gì?

Bảo hiểm y tế học sinh sinh viên có bắt buộc không?

Hiện nay, tỷ lệ tham gia bảo hiểm học sinh, bảo hiểm y tế sinh viên đã và đang phát triển một cách ổn định, luôn có dấu hiệu tăng theo từng năm. Theo số lượng mới nhất cho biết, trong năm 2019 – 2020, số học sinh sinh viên trên cả nước tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 18,16 triệu người. Chiếm tỷ lệ 95,2% so với tổng số học sinh sinh viên trên cả nước. Với số liệu này cũng phần nào trả lời thắc mắc bảo hiểm y tế có bắt buộc không.

Mặt khác, theo luật pháp quy định, những người nằm trong nhóm đối tượng dưới đây sẽ phải tham gia bảo hiểm y tế:

  • Nhóm người lao động và được người quản lý, sử dụng lao động mua bảo hiểm
  • Nhóm người được tổ chức bảo hiểm xã hội hỗ trợ
  • Nhóm người do ngân hàng Nhà nước đứng ra mua
  • Nhóm người được Nhà nước hỗ trợ mua bảo hiểm
  • Nhóm tham gia theo hộ gia đình.

Và theo khoản 4, Điều 12, học sinh sinh viên là đối tượng nằm trong danh sách được nhận hỗ trợ đóng bảo hiểm của nhà nước. Do đó, việc đóng bảo hiểm y tế học sinh sinh viên là bắt buộc, bạn cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề này.

bảo hiểm y tế học sinh
Học sính sinh viên là đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế khi đang tham gia học tập trên giảng đường

Cách đăng ký bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên

Học sinh, sinh viên sẽ đăng ký mua bảo hiểm y tế tại các trường, cơ sở giáo dục đang theo học. Ngoại trừ những bạn học sinh sinh viên mua theo hộ gia đình hoặc nhận được trợ giúp của Nhà nước trong hoàn cảnh thuộc hộ nghèo, người đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số, người sinh sống tại biển đảo,…

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thông báo cụ thể mức đóng cụ thể như sau:

Mức đóng bảo hiểm y tế học sinh sinh viên hàng tháng= 4,5% mức lương cơ sở

Tương ứng với:

4,5% x 1.490.000= 67.050 đồng/ học sinh/ tháng= 804.600 đồng/ học sinh/ năm

Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng. Điều này có thể hiểu, học sinh sinh viên chỉ đóng 70% mức đóng trên nên số tiền thực tế mà mỗi học sinh sinh viên đóng là 46.935 đồng/ tháng, tương ứng với 563.220 đồng/ năm.

Phụ huynh hoặc học sinh sinh viên có thể phương thức đóng bảo hiểm y tế định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng. Chi tiết hơn:

Phương thức đóngHSSV đóng 70%Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%Tổng mức đóng BHYT
3 tháng140.80560.345201.150
6 tháng281.610120.690402.300
12 tháng563.220241.380804.600
Đơn vị tính: đồng
bảo hiểm y tế học sinh
Mức phí đóng bảo hiểm y tế học sinh sinh viên

Những đối tượng là học sinh, sinh viên được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế đó là:

  • Học sinh cấp mầm non
  • Học sinh sinh viên thuộc diện hộ nghèo
  • Học sinh sinh viên thuộc diện hộ cận nghèo, hộ cận nghèo tại các vùng, huyện nghèo khó được công nhận
  • Học sinh sinh viên là người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn
  • Học sinh sinh viên đang sinh sống và theo học tại vùng đảo
  • Học sinh sinh viên có người thân là người có công với cách mạng, người nhận trợ cấp bảo trợ xã hội

Quyền lợi bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên

Theo Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, học sinh sinh viên sẽ nhận lại những quyền lợi sau khi tham gia bảo hiểm y tế:

  • Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng bảo hiểm ở một số trường hợp.
  • Được cấp thẻ bảo hiểm y tế học sinh sinh viên.
  • Được tự do lựa chọn bệnh viện, cơ sở y tế muốn đăng ký khám chữa bệnh ban đầu và được thay đổi bệnh viện.
  • Học sinh sinh viên được chăm sóc, thăm khám sức khỏe ban đầu tại chính cơ sở giáo dục đang theo học.
  • Được quỹ bảo hiểm y tế chi trả tiền khi khám chữa bệnh trong phạm vi và mức hưởng đã được quy định, bao gồm: khám chữa bệnh ngoại trú, khám chữa bệnh nội trú, sử dụng dịch vụ kỹ thuật, dịch truyền, hóa chất, vật tư y tế,…
  • Được giải thích và cung cấp đầy đủ những thông tin liên quan đến bảo hiểm y tế.
  • Được khiếu nại và tố cáo những trường hợp, hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến bảo hiểm y tế.
  • Đối với những trường hợp cấp cứu sẽ được nhận những quyền lợi đặc biệt tại nơi đăng ký bảo hiểm y tế.
bảo hiểm y tế học sinh
Quyền lợi cho học sinh sinh viên khi tham gia bảo hiểm y tế

Thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế học sinh sinh viên

Mỗi năm học, thẻ bảo hiểm y tế sẽ được cấp cho học sinh với thời hạn sử dụng cụ thể như sau:

  • Học sinh lớp 1: Thời hạn sử dụng sẽ bắt đầu từ ngày 1/10 năm đầu tiên tại trường tiểu học.
  • Học sinh lớp 12: Thời hạn sử dụng sẽ kết thúc vào năm 30/9 năm học lớp 12.
  • Sinh viên năm nhất: Thời hạn sử dụng thẻ bắt đầu từ ngày nhập học. Đối với những trường hợp thẻ vẫn còn giá trị từ lớp 12 thì tiếp tục sử dụng cho đến khi kết thúc rồi mới đăng ký mua mới.
  • Sinh viên năm cuối: Thời hạn sử dụng sẽ kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng kết thúc kỳ học.
bảo hiểm y tế học sinh
Cập nhật hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế học sinh sinh viên

Trên đây là những thông tin liên quan đến bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên như mức đóng, hạn mức được hỗ trợ, cách đăng ký, quyền lợi và nhiều vấn đề đó. Bên cạnh đó, những thắc mắc xoay quanh đến vấn đề này, bạn hãy trao đổi trực tiếp với nhân viên bảo hiểm xã hội để được hỗ trợ.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.