Bệnh viêm xương khớp: 7 triệu chứng không nên xem nhẹ

Bệnh viêm xương khớp là một tình trạng sức khỏe phổ biến với hơn 528 triệu người mắc trên toàn thế giới, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống của bệnh nhân. Bệnh tác động đến cấu trúc xương, sụn và các mô xung quanh, gây đau, sưng và cản trở khả năng di chuyển của bệnh nhân. Với sự phát triển của y học, thuốc viêm xương khớp được ra đời và mang lại hiệu quả điều trị tốt, tạo sự thoải mái và cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Trong bài viết này, Doctor có sẵn sẽ chỉ ra nguyên nhân, dấu hiệu và triệu chứng của bệnh, cũng như đưa ra các phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh viêm xương khớp hiệu quả, giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Bệnh viêm xương khớp là gì?

Bệnh viêm xương khớp (Osteoarthritis) là một dạng viêm khớp phổ biến nhất hiện nay. Tình trạng này còn được gọi là thoái hóa khớp hoặc viêm khớp “hao mòn”. Bệnh thường xuất hiện ở khớp tay gây đau xương khớp tay hoặc tại khớp háng và khớp gối làm giảm khả năng vận động của người bệnh.

Phần sụn và xương dưới sụn tại các khớp sẽ bắt đầu bị phá hủy, gây đau, sưng và mất tính linh hoạt. Bệnh sẽ nặng dần theo thời nếu không được điều trị kịp thời, thậm chí trường hợp nặng có thể dẫn đến dị dạng khớp, mất khả năng vận động và tàn phế. 

Những ai dễ mắc bệnh viêm xương khớp?

Đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh viêm xương khớp. Tuy nhiên, tình trạng này thường gặp hơn ở người càng lớn tuổi. Nữ giới thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ sau 50 tuổi và sau mãn kinh

Ở người trẻ, bệnh viêm xương khớp có thể là kết quả của một số tình trạng sức khỏe tiến triển nặng hơn gây ra như: 

  • Chấn thương khớp 
  • Bất thường cấu trúc khớp 
  • Khiếm khuyến di truyền liên quan đến sụn khớp
Càng lớn tuổi càng dễ mắc bệnh viêm xương khớp
Càng lớn tuổi càng dễ mắc bệnh viêm xương khớp

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm xương khớp

Bệnh viêm xương khớp xảy ra khi lớp sụn đệm bao quanh đầu xương dần bị thoái hóa. Lớp sụn đệm được cấu tạo từ lớp các mô cứng, trơn có tác dụng giảm ma sát khi khớp di chuyển. Khi lớp sụn đệm bị hao mòn và hư hỏng sẽ dẫn đến sự ma sát giữa các xương. Tình trạng này cũng kéo theo sự tổn các mô, cơ liên kết xung quanh, kết quả là gây nên tình trạng viêm, sưng, đau và hạn chế sự di chuyển của khớp.

Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến khả năng mắc bệnh viêm xương khớp bao gồm:

  • Tuổi càng cao càng có dễ mắc bệnh 
  • Nữ dễ mắc bệnh hơn nam
  • Trọng lượng cơ thể càng cao (thừa cân, béo phì) càng tạo áp lực đè nặng lên khớp gối và khớp háng, cũng như các protein do mô mỡ tạo ra cũng dễ gây ra tình trạng viêm khớp.
  • Khớp bị tổn thương do tập luyện thể thao hay vận động mạnh như trật khớp, chấn thương đầu gối,… có thể gia tăng nguy cơ bị viêm xương khớp, đặc biệt càng chấn thương nhiều lần càng dễ bị viêm xương khớp.
  • Di truyền từ người thân 
  • Dị dạng xương, sụn bẩm sinh
  • Người mắc các bệnh chuyển hóa như đái tháo đường hoặc thừa sắt
Khớp khối ở người bình thường (bên trái) và người bệnh viêm xương khớp (bên phải) (Nguồn: Foothills Family Care)
Khớp khối ở người bình thường (bên trái) và người bệnh viêm xương khớp (bên phải) (Nguồn: Foothills Family Care)

Triệu chứng thường gặp của viêm xương khớp

Các triệu chứng của bệnh viêm xương khớp thường diễn tiến chậm và trầm trọng hơn theo thời gian, thường làm bệnh nhân cảm thấy khó chịu và đau đớn dai dẳng. Không chỉ ảnh hưởng đến thể chất, bệnh còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, làm suy giảm năng suất lao động và các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm xương khớp bao gồm:

  • Đau khớp khi vận động và sau khi vận động, có thể kèm theo yếu cơ, mất thăng bằng;
  • Cứng khớp khi mới thức dậy hoặc sau khi ngưng vận động;
  • Khi ấn nhẹ vào vị trí giữa hoặc xung quanh khớp thấy mềm;
  • Khớp mất tính linh hoạt, không thể chuyển động hết phạm vi chuyển động có thể có của khớp;
  • Cảm giác lạo xạo xuất hiện khi chuyển động;
  • Hình thành các mẫu xương thừa ở khớp bị ảnh hưởng;
  • Khớp bị sưng tấy, có thể do tình trạng viêm mô mềm xung quanh khớp.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm xương khớp có thể xuất hiện tại một hay nhiều khớp (khớp tay, khớp háng, khớp gối hay khớp đốt ngón tay…)

Cách trị bệnh viêm xương khớp

Mục tiêu điều trị của bệnh viêm xương khớp là giảm thiểu triệu chứng (đau, sưng,..), tối ưu hóa khả năng vận động và điều chỉnh các yếu tố nguy cơ ngăn không cho bệnh tiến triển nặng hơn. 

Tùy theo mức độ bệnh, đặc điểm khác nhau của bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn liệu pháp điều trị thích hợp như: điều trị không dùng thuốc, điều trị dùng thuốc, phẫu thuật, can thiệp tại chỗ hoặc phối hợp các phương pháp này, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. 

Điều trị bệnh viêm xương khớp bằng liệu pháp không dùng thuốc

  • Tập thể dục, vật lý trị liệu giúp tăng cường sức mạnh các cơ xung quanh khớp, giúp giảm đau và tăng tính linh hoạt của khớp. Lưu ý, tùy vị trí và mức độ bệnh bác sĩ chuyên môn sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân các hoạt động phù hợp (như bơi lội, đi bộ hoặc các bài tập tương đương)
  • Trị liệu nghề nghiệp sẽ hướng dẫn bệnh nhân sinh hoạt hằng ngày dễ dàng hơn phù hợp với tình trạng bệnh (như sử dụng bàn chảy đánh răng tự động giúp hạn chế khớp cổ tay hoạt động phù hợp với bệnh nhân đau xương khớp tay,…)
  • Kích thích các dây thần kinh dưới da bằng xung điện giúp giảm triệu chứng đau ngắn hạn, thường sử dụng ở bệnh nhân viêm xương khớp háng và khớp gối.

Điều trị bệnh viêm xương khớp bằng liệu pháp dùng thuốc

Các thuốc viêm xương khớp có tác dụng thuyên giảm triệu chứng do bệnh gây ra. Một số thuốc được cân nhắc trong điều trị bệnh viêm xương khớp bao gồm: 

  • Acetaminophen (paracetamol) – thuốc giảm đau hạ sốt:  giảm đau mức độ nhẹ đến trung bình;
  • Thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAIDs) đường uống hoặc bôi tại chỗ;
  • Duloxetin (thuốc chống trầm cảm) thường được chỉ định ở bệnh nhân bị viêm nhiều khớp, mắc nhiều bệnh kèm theo và chống chỉ định với NSAIDs. Thuốc cũng được chỉ định ở bệnh nhân đau mạn tính;
  • Capsaicin dạng bôi tại chỗ cũng là một lựa chọn phù hợp khi các lựa điều trị khác không hiệu quả hoặc bị chống chỉ định. 

Điều trị bệnh viêm xương khớp bằng liệu pháp phẫu thuật hoặc can thiệp tại chỗ 

Khi các phương pháp điều trị viêm xương khớp khác không mang lại hiệu quả, phẫu thuật hoặc can thiệp tại chỗ được các bác sĩ cân nhắc như:

  • Tiêm corticoid trực tiếp vào khớp: phương pháp này cho hiệu quả giảm đau trong vài tuần (khoảng 4 tuần). Tuy nhiên, số lần tiêm có thể giới hạn từ 3-4 lần/năm do khả năng phá hủy sụn được ghi nhận khi sử dụng phương pháp điều trị này trong thời gian dài. 
  • Tiêm chất bôi trơn vào khớp: hyaluronic acid (HA) được chứng minh như một chất bôi trơn có sẵn trong dịch khớp, việc tiêm HA vào khớp có tác dụng giảm đau.
Điều trị viêm xương khớp bằng phương pháp tiêm trực tiếp vào khớp
Điều trị viêm xương khớp bằng phương pháp tiêm trực tiếp vào khớp
  • Thủ thuật cắt xương: thủ thuật này sẽ thay đổi sự liên kết của xương để giảm áp lực lên khớp bị tổn thương. Ví dụ: trong trường hợp một bên khớp gối bị tổn thương do viêm, bác sĩ sẽ phẫu thuật gọt bớt phần xương bị hỏng và thay thế bằng một mảnh xương chêm để cân bằng lại khả năng chịu lực của khớp bị tổn thương. 
  • Phẫu thuật thay khớp thường được chỉ định ở bệnh nhân viêm xương khớp háng hoặc khớp gối tiến triển và/hoặc các biện pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả đầy đủ. Tuy nhiên, do là đại phẫu với nhiều nguy cơ tiềm ẩn bệnh nhân cần được sự tư vấn kỹ của các bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị viêm xương khớp bằng phương pháp phẫu thuật
Điều trị viêm xương khớp bằng phương pháp phẫu thuật – Khớp háng trước (bên trái) và sau khi phẫu thuật thay khớp háng (bên phải) (Nguồn: Mayo Foundation for Medical Education and Research)

Cách phòng ngừa bệnh viêm xương khớp

Một số cách phòng ngừa có thể áp dụng trong cuộc sống hằng ngày giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp như: 

  • Tập thể dục đúng cách, tránh tạo áp lực lớn vào các khớp (chạy bộ quá sức hoặc nâng tạ với số ký quá mức chịu đựng). Bơi lội, đạp xe đạp là các môn thể thao được khuyến khích. Tập đi bộ nhanh hoặc đạp xe đạp khoảng 150 phút/tuần phối hợp thêm các bài thập thể dục giúp tăng cường sức mạnh của cơ bắp từ 2 -3 lần trong tuần. 
  • Bảo vệ khớp: Khi tham gia vào hoạt động thể chất hoặc công việc có nguy cơ tổn thương khớp, hãy sử dụng băng đỡ, đai đỡ hoặc các loại phụ kiện bảo vệ khác để giảm thiểu tác động và nguy cơ tổn thương.
  • Thay đổi tư thế thường xuyên khi làm việc hoặc trong sinh hoạt hằng ngày, đảm bảo các vật dụng trong nhà được thiết kế phù hợp với tư thế khi sử dụng. Ví dụ: chiều cao của bàn, ghế,…
  • Giữ cân nặng phù hợp vì thừa cân và béo phì sẽ gây áp lực lên khớp, gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp. 
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Định kỳ đi kiểm tra sức khỏe và kiểm tra khớp để phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào và điều trị kịp thời.
Vận động thường xuyên với cường độ phù hợp giúp giảm thiểu nguy cơ bị bệnh viêm xương khớp
Vận động thường xuyên với cường độ phù hợp giúp giảm thiểu nguy cơ bị bệnh viêm xương khớp

Câu hỏi thường gặp

u003cstrongu003eĐau xương khớp kiêng ăn gì?u003c/strongu003e

Không nên kiêng cử đối với tất cả trường hợp đau xương khớp. Tuy nhiên, nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều chất béo không no, đường, muối. Nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu omega-3, chất xơ và chứa chất kháng viêm tự nhiên như cá hồi, các loại hạt, rau củ xanh và trái cây.

u003cstrongu003eĐau xương khớp uống thuốc gì?u003c/strongu003e

Việc uống thuốc phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau, mức độ đau và chẩn đoán của bác sĩ. Một số loại thuốc thông thường bao gồm thuốc giảm đau không kê đơn, giảm đau kháng viêm không steroid, corticosteroids,… Bệnh nhân cần được nhân viên y tế  tư vấn trước khi sử dụng.

u003cstrongu003eĐau xương khớp có ăn thịt gà được không?u003c/strongu003e

Có. Thịt gà là nguồn cung cấp protein quan trọng cho cơ thể, người đau xương khớp hoàn toàn có thể dùng được. Tuy nhiên, nên lựa chọn các phương pháp chế biến lành mạnh như nướng, hấp, hoặc luộc thay vì chiên rán tránh đưa thêm lượng mỡ và cholesterol không tốt vào chế độ ăn.

u003cstrongu003eĐau xương khớp có ăn được măng không?u003c/strongu003e

Có. Măng giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và người đau xương khớp hoàn toàn có thể sử dụng như các loại thực phẩm khác. Tuy nhiên, nên ăn măng với lượng vừa phải và đảm bảo măng được chế biến và nấu chín kỹ trước khi ăn để loại bỏ các chất có hại như cyanide.

u003cstrongu003eTại sao thường đau xương khớp khi trời lạnh?u003c/strongu003e

Đau xương khớp khi trời lạnh có thể do tăng độ nhớt dịch khớp, giảm lưu thông máu, tăng độ nhạy cảm của cơ và dây thần kinh… gây viêm, gây đau. Để giảm triệu chứng, nên giữ ấm cơ thể, uống đủ nước, thực hiện các biện pháp bảo vệ khớp và tăng độ linh hoạt của khớp như sử dụng áo ấm và tập thể dục nhẹ nhàng.

u003cstrongu003eĐau xương khớp ăn thịt vịt được không?u003c/strongu003e

Có. Thịt vịt là một nguồn protein cho cơ thể, người đau xương khớp hoàn toàn có thể ăn được. Tuy nhiên, nên lựa chọn các phương pháp nấu nướng lành mạnh như nướng hoặc hấp thay vì chiên rán để giảm lượng mỡ không tốt cho sức khỏe.

u003cstrongu003eĐau xương khớp ăn rau muống?u003c/strongu003e

Rau muống là nguồn cung cấp chất xơ và chất kháng viêm tự nhiên. Người đau xương khớp có thể sử dụng như một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng.

u003cstrongu003eViêm xương khớp có di truyền không?u003c/strongu003e

Viêm xương khớp có thể di truyền. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp viêm xương khớp đều có liên quan đến yếu tố di truyền và cần được xác định rõ nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của từng trường hợp.

u003cstrongu003eViêm xương khớp có ảnh hưởng gì không?u003c/strongu003e

Bệnh viêm xương khớp có thể gây đau, sưng, và cản trở khả năng di chuyển của khớp. Tình trạng này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, gây giảm khả năng thực hiện các hoạt động hằng ngày, ảnh hưởng đến tinh thần và tâm trạng của người bệnh.

u003cstrongu003eViêm khớp xương chậu có nguy hiểm không?u003c/strongu003e

Viêm khớp xương chậu (viêm khớp háng) có thể gây đau và cản trở khả năng di chuyển của xương chậu. Nếu không được điều trị và quản lý đúng cách, viêm khớp xương chậu có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng phải thay khớp nhân tạo hoàn toàn. Nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị kịp thời, đảm bảo hiệu quả điều trị và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Hi vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa, điều trị của bệnh viêm xương khớp. Nếu bạn hoặc người thân của bạn mắc phải tình trạng trên, xin vui lòng đặt lịch khám với chuyên gia hoặc bác sĩ cơ -xương-khớp trên Docosan.com.

  1. https://www.niams.nih.gov/health-topics/osteoarthritis
  2. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/osteoarthritis
  3. https://www.uptodate.com/contents/overview-of-the-management-of-osteoarthritis
Contact Me on Zalo
Call Now Button