Cách giảm đau cơ bắp chân hiệu quả tại nhà

Cách giảm đau cơ bắp chân tại nhà là biện pháp cần thiết hỗ trợ cho những đối tượng thường mắc phải triệu chứng này. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu một số thông tin về cách làm giảm đau bắp chân trong bài viết dưới đây nhé!

Đau bắp chân thường gặp với những đối tượng nào?

Triệu chứng này thường gặp ở đa số những người lớn tuổi. Người cao tuổi sẽ rất dễ bắt gặp tình trạng đau bắp chân, mức độ thay đổi khác nhau từ đau ê ẩm cho đến đau dữ dội, đặc biệt là đau căng bắp chân sau khi chạy bộ quãng đường dài, vận động nhiều, đi bộ quá lâu hay khi nhiệt độ thay đổi như khi chuyển giao thời tiết.

Đau bắp chân là tình trạng đau nhức cơ vùng bắp chân, cảm giác mỏi rã rời, bước đi nặng nề, chức năng vận động bị hạn chế. Cơn đau nhức bắp chân có thể lan từ mông xuống, hoặc đau từ phần đùi đến bắp chân. Các cơn đau ở bắp chân khác với cảm giác đau từ xương, người bệnh có thể chủ quan không điều trị kịp thời.

Tình trạng này thường gặp ở người ít vận động, đặc biệt ở nhóm công việc ít vận động như nhân viên văn phòng, tài xế,… ngoài ra còn gặp ở các đối tượng thường xuyên làm việc nặng, đi lại nhiều, thường xuyên leo núi sẽ đối mặt với nguy bị đau bắp chân. Những người thường xuyên quỳ gối, ngồi tỳ lên bắp chân như người tu hành dễ mắc phải tình trạng đau nhức bắp chân.

Ít vận động có thể gây ra tình trạng đau nhức cơ vùng bắp chân

Đau bắp chân là dấu hiệu của bệnh lý gì?

Chuột rút cơ bắp chân

Cơ vùng bắp chân bị chuột rút có thể do tình trạng mất nước hay rối loạn điện giải khi đổ mồ hôi nhiều, cơ căng quá mức, cơ co giãn kém hoặc do tình trạng yếu cơ. Chuột rút có thể xảy ra khi bạn bị mất nước, hoạt động thể thao như bơi lội quá sức gây căng cứng cơ, một số trường hợp khác gây chuột rút bắp chân là khi đang ngủ. Cơn chuột rút thường thoáng qua nhưng gây đau nhức dữ dội. Do đó chúng ta cần bổ sung nước đầy đủ là cách giảm đau cơ bắp chân hữu hiệu.

Đau cách hồi do bệnh lý động mạch

Các bệnh lý động mạch ngoại biên có thể gây ra các cơn đau cách hồi tại tứ chi, đặc biệt là chi dưới. Cơn đau do nguyên nhân này xảy ra khi người bệnh đang di chuyển như đi bộ trong thời gian dài. Cơ chế trong bệnh lý này xảy ra do động mạch cấp máu bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn.

Viêm gân Achilles

Gân Achilles là cấu trúc nối phần bắp chân với hệ thống xương bàn chân, đặc biệt là xương gót. Khi trọng lượng cơ thể nặng nề gây áp lực lên gâ Achilles dẫn đến tình trạng đau mỏi chi dưới do bệnh lý viêm gân. Đau nhức bắp chân do nguyên nhân này có thể xảy ra khi tập luyện thể thao sai tư thế. Do đó tập luyện thể thao bài bản, đúng động tác là cách giảm đau cơ bắp chân hiệu quả.

Suy tĩnh mạch

Các tĩnh mạch bị suy giãn rộng có thể trông giống như dây chằng và nổi rõ ở chân. Điều này xảy ra khi có dòng máu từ tĩnh mạch thay vì chảy về tim thì có một phần bị chảy ngược lại vì các van của tĩnh mạch bị suy hay tổn thương. Các triệu chứng của suy tĩnh mạch có thể gặp bao gồm đau bắp chuối, cảm giác đau nhức, thường xuyên bị chuột rút.

Thời tiết 

Các nghiên cứu cho thấy tình trạng đau bắp chân sau khi ngủ dậy có thể bắt nguồn từ việc thay đổi thời tiết trong thời điểm giao mùa, đặc biệt là vào mùa hè do gia tăng sự tổng hợp vitamin D làm cơ thể kích hoạt các phản ứng trong cơ thể gây đau.

Thiếu chất dinh dưỡng

Dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức bắp chân. Tình trạng thiếu các chất như canxi, magie, kali,… có thể làm tăng nguy cơ bị đau bắp chân sau khi ngủ dậy. Việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh . Do đó việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cũng là một cách giảm đau cơ bắp chân hữu hiệu.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau bắp chân

Cách giảm đau cơ bắp chân hiệu quả

Ngày nay có một số cách giảm đau cơ bắp chân bạn có thể áp dụng ngay tại nhà để giảm đau hiệu quả. Nếu bạn gặp phải các cơn nhức mỏi bắp chân nhẹ và thoáng qua, bạn có thể áp dụng các cách giảm đau cơ bắp chân tại nhà như sau để giúp cải thiện triệu chứng:

  • Bảo vệ cơ bắp chân: Một trong những cách giảm đau cơ bắp chân hiệu quả chính là dùng băng, nẹp hoặc dụng cụ cố định khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng trong quá trình vận động, chơi thể thao, để hạn chế tình trạng đau do vận động.
  • Nghỉ ngơi điều độ: việc sử dụng cơ bắp chân quá nhiều có thể gây ra nhiều tác động nguy hại, do đó càng nhiều càng tốt ở những ngày đầu tiên nhưng hãy hoạt động nhẹ nhàng khi đã thấy đỡ hơn.
  • Chườm lạnh:  sử dụng một túi đá chườm lên vùng bị sưng đau trong vòng 10–15 phút trong vòng 3-4 lần mỗi ngày để giảm tình trạng sưng đau.
  • Nâng cao: khi ngủ kê gối để nâng bắp chân lên để tăng lưu thông máu và giảm tình trạng sưng viêm.
  • Thực hiện các bài tập thư giãn cơ đặc biệt là sau khi vận động thể thao kéo dài để tránh tình trạng căng cơ dễ mắc phải tình trạng chuột rút.
  • Co duỗi: Các động tác co duỗi nhẹ có thể là cách giảm đau cơ bắp chân rất hiệu quả. Các bài tập co duỗi nên được thực hiện thường xuyên.
  • Uống nước: uống nhiều nước giúp cơ thể tránh được tình trạng mất nước – một yếu tố nguy cơ gây ra các cơn đau bắp chân do chuột rút.
Chườm đá là một trong số nhiều cách giảm đau cơ bắp chân tại nhà

Việc nắm bắt cách chữa căng cơ bắp chân phù hợp sẽ giúp người bệnh có thể giảm đau nhức tại nhà, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, trong những trường hợp cơn đau kéo dài, ngày càng trầm trọng người bệnh cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: NHS