Đau bắp chân – Top 7 nguyên nhân không nên xem thường

Đau bắp chân là bệnh thường gặp, không chỉ ở người lớn mà còn ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do vận động mạnh, tập luyện thể dục thể thao hoặc cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác nữa. Trong đa số các trường hợp đau bắp chân thì bạn có thể khắc phục tốt bằng các cách điều trị đơn giản tại nhà. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục đau bắp chân sẽ như thế nào? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu.

Đau bắp chân là bệnh gì?

Đau bắp chân là một tình trạng thường gặp ở tất cả mọi người không chỉ ở người già như nhiều người vẫn lầm tưởng mà còn ở người trẻ, thậm chí là trẻ con. Khi bị đau cơ bắp chân, bạn sẽ thấy bắp chân đau nhức, ê ẩm, rã rời, nhất vào cuối ngày sau khi hoạt động mạnh, đi lại thường xuyên hoặc lặp đi lặp lại một động tác ở chân. Chính vì vậy hiện tượng bắp chân bị đau thường xuất hiện vào ban đêm hơn so với ban ngày.

Nếu sáng ngủ dậy, bắp chân bị đau thì có thể do bạn nằm sai tư thế hoặc giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài. Đau bắp chân thường không tập trung ở một vị trí mà thường bị đau nhức từ mông đến bắp chân trái hoặc phải hoặc từ bắp đùi đến bắp chân. 

Tình trạng này sẽ tự thuyên giảm hoặc bạn có thể sử dụng một số phương pháp như chườm nóng, chườm lạnh, xoa bóp hoặc uống thuốc. Nếu tình trạng nặng, kéo dài, cùng với dấu hiệu bất thường thì bạn phải đi khám bác sĩ để biết chính xác tình trạng bệnh tình và điều trị cho đúng.

Đau cơ bắp chân hay đau nhức bắp chân là tình trạng thường xuất hiện khi hoạt động cơ vùng chân quá mức và có thể kết hợp với lực tác dụng lên chân bị lệch tâm hay các cơ ở bắp chân bị mỏi. Nhiều người hay lầm tưởng đau nhức bắp chân là bệnh gì, thực tế đây chỉ là một triệu chứng biểu hiện của các nguyên nhân khác nhau có thể là sinh lý hoặc bệnh lý nào đó. 

Để bạn hiểu rõ hơn về đau bắp chân, trước hết cần xem qua cấu trúc giải phẫu của nó. Bắp chân là phần phía sau của cẳng chân, tại đây có khối cơ vùng bắp chân được chia thành hai nhóm chính là cơ nhị đầu và cơ dép, còn có một cơ nhỏ nằm dưới cơ nhị đầu là cơ gan bàn chân. Xương bắp chân gồm xương chày và xương mác, đồng thời phải có các dây chằng, mạch máu và dây thần kinh. Dù có nhiều cấu trúc phức tạp nhưng bất kì thành phần nào bị tổn thương đều có thể gây đau bắp chân.

Biểu hiện bạn bị đau bắp chân

Khi gặp tình trạng này bạn sẽ thắc mắc cũng như lo lắng, nhức bắp chân là bệnh gì? Có nguy hiểm hay không? Đau bắp chân là tình trạng đau nhức hoặc cũng có thể đau âm ỉ, nhức, nhói ở phần bắp chân. 

Tùy thuộc nguyên nhân gây đau bắp chân mà bạn có thể kèm theo các triệu chứng khác.Ví dụ như viêm hay nhiễm trùng mô mềm bắp chân sẽ có thêm các dấu hiệu như nóng, đỏ và sưng. Trường hợp đau bắp chân do các cơ lớn bị kéo căng có thể ảnh hưởng đến hồi lưu máu ở tĩnh mạch chân gây phù. Một số biểu hiện đau bắp chân có thể kể đến như:

  • Cảm giác nóng rát, tê dị cảm. 
  • Triệu chứng của cảm cúm: mệt mỏi, sốt, nhức đầu, ho khan,… 
  • Đau các khớp ở chân. 
  • Co thắt hay chuột rút cơ bắp chân. 
  • Tê chân một hay hai bên. 
  • Giới hạn cử động chân. 
  • Da bị sưng lên. 
  • Biến đổi màu sắc da, như bầm da hoặc đỏ da. 
  • Phù chân tiến triển. 
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân. 
  • Giãn tĩnh mạch.

7 nguyên nhân bị căng cơ bắp chân thường gặp

Bị đau bắp chân thường không gây nguy hiểm đến tính mạng của con người. Tuy nhiên khi bị đau bắp chân sẽ khiến chúng ta gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt, lao động, đi lại vì ngại di chuyển chỉ muốn nghỉ ngơi, ngồi hoặc nằm. Có nhiều nguyên nhân sinh lý cũng như bệnh lý dẫn đến đau bắp chân, nhưng ở đây Docosan xin giới thiệu 6 nguyên nhân thường gặp sau:

Vận động sai cách

Tình huống này bao gồm cả vận động quá sức hay quá mức cho phép của cơ bắp chân hoặc cũng có thể ngược lại là bạn quá lười vận động. Khi vận động với cường độ quá mạnh sẽ gây ra những tổn thương như rách cơ, giãn dây chằng, căng cứng cơ và đau khớp chân. 

Ngược lại nếu bạn quá ít vận động thường xuyên thì cũng có thể tăng tần suất bị chuột rút, tê mỏi và phù nề đau bắp chân. Chính vì vậy, bạn không nên vận động quá sức hay tập những môn thể dục thể thao mạnh với cường độ cao như nhảy dây, đá bóng… Những bộ môn này sẽ khiến cho bạn dễ bị đau bắp chân sau khi tập.

Vận động sai cách là nguyên nhân thường gặp của tình trạng đau bắp chân
Vận động sai cách là nguyên nhân thường gặp của tình trạng đau bắp chân

Tập luyện thể dục thể thao rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn nên chơi điều độ cũng như có bài khởi động để giãn cơ trước khi bắt đầu chơi. Khi muốn tăng cường độ tập luyện hãy tăng từ từ, tránh tăng đột ngột khiến cho tình trạng bắp chân hoặc xương khớp bị tổn thương dẫn đến đau nhức.

Tuổi tác

Người trung niên đến người cao tuổi thường chỉ đi bộ nhẹ thôi cũng có thể cảm thấy đau bắp chân và cần nghỉ ngơi sẽ trở lại bình thường. Đây được xem là dấu hiệu lão hóa tự nhiên và bình thường của hệ cơ xương khớp. Nhưng bạn cũng đừng chủ quan. 

Tình trạng này cũng sẽ gặp ở trẻ em sau khi bé bị cảm, sốt cao. Bởi virus cảm cúm là nguyên nhân gây ra chứng viêm cơ cấp tính lành tính. Chính vì vậy, sau khi trẻ bị sốt thì sẽ xuất hiện hiện tượng đau bắp chân. 

Suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh lý đáng lo ngại, ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu của cơ thể. Khi chức năng của tĩnh mạch bị rối loạn, chúng không thể hoạt động hiệu quả để đẩy máu trở về tim, gây ra hiện tượng ứ đọng máu và làm biến dạng các mô cơ xương xung quanh. Điều này thường xuyên xảy ra ở những vùng chân và bàn chân, nơi áp lực từ trọng lực là lớn nhất.

Một trong những dấu hiệu chính nhận thấy khi suy giãn tĩnh mạch là sự xuất hiện của các triệu chứng phù nề, sưng tấy, lở loét, và giãn lớn tĩnh mạch. Đặc biệt, cơn đau bắp chân trở nên rất thường xuyên và cực kỳ khó chịu. Những triệu chứng này có thể gây ra sự khó chịu và giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Tắc nghẽn mạch máu

Tắc nghẽn mạch máu là một trong những căn bệnh đáng sợ và phổ biến nhất liên quan đến hệ thống mạch máu trong cơ thể. Khi bị viêm nội mạc động mạch hoặc xơ vữa động mạch, các lòng mạch máu bị thu hẹp và không thể lưu thông một cách hiệu quả. Điều này dẫn đến thiếu máu và thiếu oxy cho các cơ xương vùng chân, gây ra cơn đau nhức bắp chân khó chịu và có thể là dấu hiệu đáng báo động về vấn đề tim mạch.

Bệnh lý này có thể ảnh hưởng tới một chân hoặc cả hai chân, tuỳ thuộc vào vị trí và mức độ tắc nghẽn. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh tắc nghẽn mạch máu thường là những người có lối sống không lành mạnh, bao gồm ăn uống không cân đối, ít tập luyện, và hút thuốc lá. Ngoài ra, di truyền và tuổi tác cũng có thể là các yếu tố nguy cơ khác.

Tổn thương thần kinh tọa

Tổn thương thần kinh tọa là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đem lại cảm giác đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Thần kinh tọa là một trong những dây thần kinh quan trọng nhất trong cơ thể, chịu trách nhiệm chuyển tải tín hiệu điện từ hông xuống chân và chạy qua các bắp chân, gối và cẳng chân.

Triệu chứng của tổn thương thần kinh tọa thường bao gồm cảm giác đau nhức, châm chích và khó chịu dọc theo lưng, hông và chân. Cơn đau có thể lan ra từ mông xuống chân và thậm chí khiến việc di chuyển trở nên khó khăn và giới hạn khả năng vận động của người bệnh. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tổn thương thần kinh tọa có thể dẫn đến các di chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nguyên nhân gây đau bắp chân dai dẳng có thể là tổn thương thần kinh tọa
Nguyên nhân gây đau bắp chân dai dẳng có thể là tổn thương thần kinh tọa

Thiếu canxi

Canxi là một trong những vi chất thiết yếu quan trọng của cơ xương. Việc thiếu canxi khiến xương không chắc khỏe, ảnh hưởng đến cấu trúc của xương và hoạt động của cơ bám xương. 

Bắp chân lại là một trong những nơi chịu toàn bộ trọng lực của cơ thể đè xuống nên rất dễ đau nhức. Đặc biệt xảy ra ở bà bầu và người béo phì, có chỉ số cân nặng cơ thể cao nên sẽ đè nén và tạo áp lực lớn lên bắp chân.

Thai kỳ

Tình trạng đau nhức bắp chân ở phụ nữ mang thai bắt đầu xuất hiện từ lúc kết thúc tam cá nguyệt thứ 2 (từ tuần 13 đến hết tuần 27 của thai kỳ) cho đến khi bắt đầu tam cá nguyệt thứ 3 (từ tuần 28 – 40 của thai kỳ). 

Nguyên nhân là do, ở giai đoạn này, thai nhi đã lớn khiến cho đôi chân phải chịu áp lực từ trọng lượng của thai. Khi bầu bị đau bắp chân thì dấu hiệu thường gặp là chân bị phù, sưng nề, gây khó khăn trong việc di chuyển. 

Sau khi sinh hiện tượng này sẽ dần biến mất. Chính vì vậy, trong quá trình mang thai, mẹ cần đi bổ sung chất dinh dưỡng cũng như kiểm tra xem mình có bị thiếu hụt canxi hay không để có một thai kỳ khỏe mạnh. 

Ngoài những nguyên nhân kể trên thì sau chấn thương, chuột rút, vận động hoặc nằm sai tư thế… cũng khiến cho bạn đau cơ bắp chân.

Biến chứng khi bị đau cơ bắp chân

Cơn đau bắp chân nhẹ thường tự thuyên giảm khi nghỉ ngơi, chườm đá hoặc uống các loại thuốc kháng viêm đơn giản. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng nếu không đi khám và xử lý kịp thời có khả năng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng có thể:

  • Đau nhức 2 bắp chân mạn tính. 
  • Giảm cử động chi dưới. 
  • Mất sức vận động cơ. 
  • Thuyên tắc phổi do huyết khối tĩnh mạch sâu.
  • Tổn thương thần kinh và mạch máu. 
  • Nhiễm trùng lan rộng dẫn đến đoạn chi. 

Khám và điều trị đau bắp chân tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức

Nếu bạn đang gặp phải vấn đề về đau bắp chân và đang tìm kiếm một địa điểm uy tín để khám và điều trị, Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức chắc chắn là một trong những sự lựa chọn hàng đầu. Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, bệnh viện đã khẳng định vị thế của mình là một trong những cơ sở y tế hàng đầu ở Thành phố Hồ Chí Minh.

đau bắp chân
Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức – Địa chỉ khám và điều trị đau bắp chân hiệu quả

Không chỉ được biết đến lịch sử phát triển lâu đời hay những thành tích nổi bật, Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức được đông đảo người dân cũng như bệnh nhân lựa chọn bởi nhiều lý do khác nhau. Đó có thể là dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng đạt chuẩn quốc tế, đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị y tế hiện đại,…

Riêng dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị đau bắp chân, có nhiều lý do để bệnh nhân lựa chọn Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức:

  • Dịch vụ chất lượng và tận tâm: Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức không ngừng nỗ lực mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Thái độ phục vụ của đội ngũ nhân sự tại đây luôn chu đáo và tận tâm, đảm bảo bệnh nhân được đối xử với sự quan tâm và tôn trọng. Sự chăm sóc tận tụy này giúp người bệnh cảm thấy an tâm và tin tưởng khi đến khám và điều trị tại đây.
  • Cơ sở vật chất và hệ thống máy móc hiện đại: Bệnh viện được xây dựng và trang bị theo tiêu chuẩn cao của Bộ Y tế, bao gồm khu điều trị nội trú với 220 giường được thiết kế sang trọng và tiện nghi. Ngoài ra, cơ sở vật chất và hệ thống máy móc y tế hiện đại cũng được đầu tư đồng bộ, giúp đội ngũ y bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả, chính xác và nhanh chóng.
  • Đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ có kinh nghiệm: Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức tự hào có đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành y tế, đặc biệt trong lĩnh vực Cơ Xương Khớp. Họ đã được đào tạo chuyên sâu tại các trường đại học y khoa danh tiếng trong và ngoài nước. Sự am hiểu và tận tâm của họ đảm bảo rằng bệnh nhân sẽ nhận được những dịch vụ y tế tốt nhất và phù hợp.
  • Hợp tác với các đối tác hàng đầu: Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức còn hợp tác và ký kết với các đối tác hàng đầu trong lĩnh vực y tế. Điều này giúp đội ngũ y bác sĩ có cơ hội tiếp cận nhiều công nghệ, phương pháp điều trị mới, nâng cao năng lực và chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, từ đó giúp bệnh nhân đưa ra phương pháp điều trị đau bắp chân hiệu quả.
  • Chi phí hợp lý: Bệnh viện cam kết mang đến dịch vụ y tế chất lượng cao với chi phí phù hợp. Điều này giúp bệnh nhân yên tâm khi sử dụng dịch vụ tại đây mà không phải lo lắng về áp lực tài chính.
đau bắp chân
Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức sở hữu đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm

Với những ưu điểm trên, Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức là lựa chọn đáng tin cậy cho việc khám và điều trị đau bắp chân. Ngoài phương pháp điều trị hiệu quả, bệnh nhân còn được chuyên gia và y bác sĩ cho những lời khuyên hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe tại nhà nhằm giúp bệnh tình sớm hồi phục sức khỏe.

Vì là một trong những bệnh viện lớn ở TPHCM nên tình trạng chờ đợi lâu là điều không thể tránh khỏi. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên chủ động đặt lịch hẹn trước trên Doctor có sẵn và điều này là hoàn toàn miễn phí. Bạn sẽ được nhân viên y tế hỗ trợ kết nối với bác sĩ chuyên khoa phù hợp.

đau bắp chân
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám một cách kỹ lưỡng trước khi đưa ra phương pháp điều trị phù hợp

Cách khắc phục bắp chân bị đau

Nếu bạn bị đau bắp chân mà không rõ nguyên nhân và độ nặng, thì hãy đến khám Bác sĩ chuyên khoa để được gợi ý các phương pháp điều trị đặc hiệu. Sau đây là một số cách mà Doctor có sẵn giới thiệu, tuy không phù hợp cho tất cả các trường hợp nhưng có thể hữu ích nhất định đối với bạn:

  • Nghỉ ngơi: Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất, nhiều khi bạn chỉ cần nghỉ ngơi thì cơn đau sẽ tự thuyên giảm. 
  • Chườm đá hoặc sử dụng thuốc dán giảm đau: Thông dụng trong điều trị giảm đau bắp chân. 
  • Co duỗi chân: Co duỗi cơ và dây chằng đôi khi giúp giảm đau bắp chân do tình trạng căng cơ quá mức và chuột rút. 
  • Vật lý trị liệu: Đây là một bước hỗ trợ quan trọng trong điều trị. Vật lý trị liệu gồm nhiều phương pháp khác nhau làm tăng co giãn cơ và khả năng cử động, giúp người bệnh giảm tần suất và cường độ các cơn đau bắp chân. 
  • Sử dụng thuốc kháng viêm: Các loại thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDs) là một trong các cách thường được áp dụng, đặc biệt đối với các trường hợp đau bắp chân kèm theo triệu chứng viêm. 
  • Xoa bóp nhẹ nhàng ở vùng bắp chân bị đau: Sẽ giúp làm dịu cơn đau cũng như ngăn ngừa cơn đau trở nên nặng hơn. 
Cách khắc phục đau bắp chân do căng cơ là duỗi chân và kéo giãn cơ
Cách khắc phục đau bắp chân do căng cơ là duỗi chân và kéo giãn cơ

Bên cạnh cách khắc phục khi bị đau bắp chân bạn cũng nên phòng tránh bằng những cách sau:

  • Tập luyện thể dục thể thao điều độ, nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh với cường độ cao. Trước khi tập luyện nên có bài khởi động để giãn cơ. Tăng cường độ tập luyện một cách từ từ, tránh tăng đột ngột.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng qua ăn uống tránh tình trạng thiếu hụt chất gây đau bắp chân nhất là là thực phẩm chứa nhiều canxi, tốt cho xương khớp. Để biết cơ thể có thiếu canxi hay không, các bạn hãy đi làm xét nghiệm để bổ sung cho phù hợp.
  • Bổ sung nước giúp ngăn ngừa chuột rút gây đau bắp chân.
  • Duy trì tư thế đứng, nằm thoải mái, đúng, tránh dồn trọng lượng hay lực quá nhiều về bắp chân.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, không rượu bia, thuốc lá, chất kích thích,… giữ tinh thần thoải mái, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
  • Khi quá đau hoặc cơn đau kéo dài kèm dấu hiệu bất thường cần thăm khám để được điều trị đúng cách, hiệu quả.

Bài viết trên đã cung cấp thông tin đơn giản và dễ hiểu về nguyên nhân gây đau bắp chân và cách khắc phục, Doctor có sẵn mong muốn giúp bạn đọc có thêm thông tin hữu ích và cần thiết để điều trị. Tuy nhiên nếu tình trạng đau bắp chân kéo dài và nặng hơn thì bạn hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân và có giải pháp điều trị tốt nhất.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: Healthline.