Thoái hóa khớp háng – Bệnh thường gặp ở người cao tuổi

Thoái hóa khớp háng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tàn phế cho đa số người cao tuổi. Bên cạnh đó, tỷ lệ mắc bệnh càng gia tăng do tỷ lệ béo phì tăng cùng với dân số già đi. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu rõ hơn về bệnh thoái hóa khớp háng này qua bài viết sau.

thoái hóa khớp háng

Bệnh thoái hóa khớp háng là gì?

Khớp háng là một trong những khớp chịu trọng lượng lớn nhất của cơ thể, ở vị trí tiếp giáp giữa phần chỏm xương đùi và phần ổ cối của xương chậu. Do đó, khớp háng đóng vai trò đặc biệt quan trọng tới khả năng vận động và di chuyển của cơ thể.

Thoái hóa khớp háng là bệnh lý xảy ra do sự mất cân bằng giữa quá trình tái tạo và phá hủy của sụn cũng như xương dưới sụn.

Quá trình thoái hóa khớp háng bắt đầu từ sự mất dần của sụn khớp, khi đó hai đầu xương đùi và xương chậu tiếp xúc với nhau, làm dày và xơ cứng xương. Xương dưới sụn có thể xuất hiện vết nứt nhỏ và có thể dẫn đến hoại tử xương ngay dưới lớp bề mặt trong giai đoạn nặng của bệnh.

Đặt hẹn khám và điều trị thoái hóa khớp háng tại MTT Reha Clinic:

Trong khi đó, quá trình tạo xương không kiểm soát dẫn đến hình thành gai xương hướng vào bao hoạt dịch và chỗ bám dây chằng, gây hẹp khe khớp.

Cuối cùng, khớp háng có thể biến dạng và gây đau khi lớp sụn mất đi, xương dưới sụn bị hư hại, khe khớp bị hẹp và những thay đổi tại xương cũng như mô mềm.

Điều trị thoái hóa khớp háng hiệu quả tại MTT REHA Clinic

Phòng khám chuyên khoa MTT REHA Clinic thuộc công ty cổ phần giải pháp phục hồi chức năng (REHASO.,JSC). MTT REHA Clinic là phòng khám Cơ xương khớp tiên phong trong việc ứng dụng toàn diện các phương pháp phục hồi chức năng chủ động (Active Rehabilitation) và huấn luyện y học trị liệu (Medical Training Therapy) tiên tiến nhất trong thăm khám, chẩn đoán và điều trị chuyên khoa phục hồi chức năng.

MTT REHA Clinic là một địa chỉ đáng tin cậy với dịch vụ tốt, cơ sở vật chất hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, đảm bảo mang đến liệu trình điều trị toàn diện sức khỏe cho bệnh nhân thoái hóa khớp háng.

Ưu điểm của MTT REHA Clinic:

  • Đa dạng các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình chẩn đoán, trị liệu hiệu quả.
  • Ứng dụng các phương pháp phục hồi chức năng tiên tiến, đem lại hiệu quả cao.
  • Dịch vụ chu đáo, tận tình với nhân viên y tế được đào tạo bài bản.
  • Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm, tận tình với bệnh nhân.
  • Cơ sở vật chất thoáng mát, hỗ trợ tốt nhất cho các bài tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 155 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, Bình Thạnh, TPHCM.
  • Thời gian làm việc: 8h30 – 20h30 từ thứ 2 – thứ 7.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra thoái hóa khớp háng

Nguyên nhân

Theo nguyên nhân, bệnh thoái hóa khớp háng có thể chia thành 2 loại:

  • Thoái hóa khớp háng nguyên phát

Bệnh có nguồn gốc vô căn (không rõ nguyên nhân) thường xuất hiện ở những người lớn tuổi do quá trình lão hóa gây ra.

  • Thoái hóa khớp háng thứ phát

Thoái hóa khớp háng thứ phát là kết quả của các tình trạng làm tổn thương sụn khớp, bao gồm chấn thương, hoạt động thể chất cường độ nặng, béo phì hoặc các bệnh lý làm tổn thương khớp như viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp,…

Đặt hẹn khám và điều trị thoái hóa khớp háng tại MTT Reha Clinic:

Yếu tố nguy cơ

Sự thật là nhiều bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng không phải do một nguyên nhân cụ thể gây ra mà là hậu quả của nhiều yếu tố nguy cơ tạo thành:

Tuổi

Tuổi cao là yếu tố nguy cơ của phần lớn các trường hợp thoái hóa khớp háng. Một nghiên cứu cho thấy tuổi trên 60 là yếu tố nguy cơ quan trọng đối với thoái hóa khớp háng thể hiện trên X quang.

Giới tính

Theo các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc thoái hóa khớp háng ở phụ nữ cao hơn ở nam giới. Tỉ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp háng được chuẩn hóa theo độ tuổi được ước tính là 53,3 trên 100.000 người đối với phụ nữ và 38,1 trên 100.000 người đối với nam giới.

Cân nặng

Một nghiên cứu cho thấy mỗi lần tăng 5 đơn vị BMI có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp háng tăng 11%. Lý do được cho là trọng lượng cơ thể tăng lên làm tăng gánh nặng lên khớp háng. Bên cạnh đó, béo phì còn có liên quan đến các yếu tố gây viêm toàn thân.

Di truyền

Yếu tố di truyền rất quan trọng trong bệnh thoái hóa khớp háng, nghiên cứu trên các cặp song sinh cho thấy yếu tố di truyền góp phần khoảng 60% nguy cơ thoái hóa khớp háng.

Nghề nghiệp

Mức độ hoạt động thể chất cao có thể dẫn đến sự phát triển của thoái hóa khớp háng. Bằng chứng dịch tễ học cho thấy những nghề liên quan đến công việc tay chân nặng nhọc làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp háng.

Đặt hẹn khám và điều trị thoái hóa khớp háng tại MTT Reha Clinic:

Triệu chứng thoái hóa khớp háng 

Đau lan rộng

Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau ở vùng bẹn, sau đó lan xuống đùi là triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa khớp háng. Cơn đau có tính chất cơ học, bệnh nhân cảm thấy đau hơn khi đi lại, vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nặng, cơn đau có thể liên tục, kể cả khi không vận động.

Cứng khớp vào buổi sáng

Tình trạng bệnh nhân khi thức dậy vào buổi sáng cảm thấy các khớp bị cứng, vận động khó, phải gấp duỗi một lúc mới dễ chịu hơn. Tuy nhiên, triệu chứng cứng khớp vào buổi sáng kéo dài không quá 30 phút.

Cảm giác lạo xạo ở khớp

Khi cử động, bệnh nhân có thể nghe lục cục, lạo xạo trong khớp, đôi khi kèm theo tình trạng sưng khớp, teo cơ, giới hạn vận động và tràn dịch.

Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng thường được chẩn đoán dựa vào triệu chứng, thăm khám khớp háng và có thể cần hỗ trợ của chẩn đoán hình ảnh. Những thay đổi trên X quang thường không được phát hiện ở giai đoạn sớm, cho đến khi bệnh tiến triển làm hẹp khe khớp, xơ cứng xương dưới sụn và xuất hiện gai xương.

Các xét nghiệm sinh hóa và chẩn đoán hình ảnh khác thường không cần thiết để chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp háng nhưng có thể hữu ích để loại trừ các bệnh lý liên quan như viêm khớp dạng thấp, gout,…

Đặt hẹn khám và điều trị thoái hóa khớp háng tại MTT Reha Clinic:

Thoái hóa khớp háng và cách điều trị

Nguyên tắc điều trị

  • Giảm đau khi có triệu chứng.
  • Phục hồi chức năng vận động của khớp, giảm thiểu tổn hại của khớp.
  • Hạn chế và ngăn ngừa biến dạng khớp.
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  • Hướng dẫn chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp.

Điều trị không dùng thuốc

Các biện pháp điều trị không dùng thuốc là cốt lõi trong điều trị thoái hóa khớp háng, được khuyến cáo cho tất cả bệnh nhân thoái hóa khớp, bao gồm: vận động thể chất, giảm cân, can thiệp nhận thức hành vi và giáo dục bệnh nhân.

Bài tập thoái hóa khớp háng

Các bệnh nhân có nguy cơ hoặc đang mắc thoái hóa khớp háng cần thay đổi lối sống bằng cách tập luyện các bài tập thể dục như bơi lội, đi bộ, yoga. Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (American College of Rheumatology) khuyến cáo bệnh nhân thoái hóa khớp nên luyện tập thái cực quyền hay dưỡng sinh.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị chính trong thoái hóa khớp háng nhẹ và giai đoạn đầu, nhằm mục đích tăng cường cơ hông và duy trì khả năng vận động của khớp. Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu mỗi tuần giúp cải thiện chức năng về thể chất, giúp giảm đau từ đó giảm tần suất dùng thuốc giảm đau.

Giảm cân

Tăng khoảng 5kg có thể tạo thêm khoảng 30kg áp lực lên hông sau mỗi bước đi. Vì thế việc giảm cân có hiệu quả giảm tác động xấu đến khớp, làm chậm quá trình mất sụn khớp.

Kích thích thần kinh dưới da bằng xung điện

Kích thích điện dây thần kinh qua da nên được coi là biện pháp bổ sung cho các phương pháp điều trị cốt lõi để giảm đau cho bệnh nhân thoái hóa khớp háng.

Phương pháp liệu pháp nhiệt

Phương pháp điều trị sử dụng nhiệt nóng hay lạnh đôi khi là phương pháp giảm đau hiệu quả. Phương pháp sử dụng nhiệt nóng có thể giúp tăng cường lưu thông và làm dịu các khớp cứng và cơ bắp mỏi. Trong khi đó, phương pháp sử dụng nhiệt lạnh làm chậm quá trình lưu thông, giảm sưng và giảm đau cấp tính.

Thiết bị, dụng cụ hỗ trợ khớp

Bệnh nhân có thể cân nhắc sử dụng nẹp, đai, gậy, nạng để hỗ trợ chức năng cho khớp, giảm áp lực lên khớp thoái hóa.

Điều trị dùng thuốc

Thuốc giảm đau

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDS) là lựa chọn đầu tay để kiểm soát đau trong thoái hóa khớp háng. Tác dụng giảm đau của thuốc xuất hiện nhanh trong vài giờ, nhưng tác dụng kháng viêm thường xảy ra sau 2 – 3 tuần dùng thuốc liên tục. Do đó đây là khoảng thời gian tối thiểu để xác định đáp ứng điều trị bằng NSAIDS.

Các thuốc giảm đau bôi điều trị tại chỗ dùng ngoài như NSAIDS, capsaicin kém hiệu quả trong điều trị thoái hóa khớp háng do độ sâu tại khớp háng.

Dù tác dụng giảm đau không mạnh bằng NSAIDS, paracetamol có thể sử dụng cho bệnh nhân có mức độ đau từ nhẹ đến vừa hoặc không dung nạp với NSAIDS.

Tramadol có tác dụng giảm đau trong thoái hóa khớp háng và là lựa chọn phù hợp cho bệnh nhân không đáp ứng hoặc chống chỉ định với các thuốc khác. Bên cạnh đó, Duloxetine được cho là cũng có hiệu quả trong điều trị thoái hóa khớp háng được ACR 2019 khuyến cáo.

Các thuốc tiêm trong khớp

Tiêm thuốc corticoid vào khớp là điều trị thay thế cho điều trị giảm đau bằng các thuốc đường uống hoặc dùng ngoài. Sau khi tiêm, tác dụng giảm đau kéo dài vài ngày nhưng có thể mất dần sau hơn 3 tuần.

Điều trị bằng phẫu thuật

Phẫu thuật chỉ cân nhắc khi các phương pháp dùng thuốc không mang lại hiệu quả và tình trạng bệnh ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Phương pháp thay khớp háng bán phần và toàn phần có thể được xem xét chỉ định phù hợp tùy theo tình trạng và nhu cầu cụ thể.

Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp háng 

Thoái hóa khớp háng là một trong những bệnh lý phổ biến hiện nay. Để phòng ngừa bệnh, mọi người cần kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ có khả năng gây bệnh, cụ thể như là:

  • Kiểm soát cân nặng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và tăng cường hoạt động thể chất. Điều này giúp ngăn ngừa và phát triển tình trạng thoái hóa.
  • Hạn chế các hoạt động mạnh, kéo dài tác động lên khớp như mang vác vật nặng, ngồi sai tư thế,…
  • Ngay khi có dấu hiệu bất thường, khó khăn khi vận động cần kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Thoái hóa khớp háng là gì?

Thoái hóa khớp háng là bệnh lý mãn tính liên quan đến khớp háng, do mất cân bằng giữa quá trình tái tạo và phá hủy sụn, dẫn đến mất dần lớp sụn, gây phản ứng viêm, xơ hóa xương dưới sụn và hình thành gai xương.

Thoái hoá khớp háng có nguy hiểm không? 

Thoái hóa khớp háng là bệnh lý không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể gây đau đớn, hạn chế khả năng vận động, thậm chí có thể gây tàn tật nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Từ đó, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Thoái hóa khớp háng có nên đi bộ không? 

Đi bộ là một trong những bài tập tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp háng nếu tuân thủ cường độ và thời gian tập luyện phù hợp cho thể trạng từng bệnh nhân. Bạn nên tham khảo và tư vấn với các bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn tập luyện đúng cách.


Hy vọng qua bài viết này, mọi người sẽ có thêm thông tin cụ thể, chính xác về bệnh thoái hóa khớp háng. Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sĩ và các nguồn tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn khuyến khích mọi người tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn cụ thể hơn.