Cách trị nổi mề đay tại nhà đơn giản và hiệu quả

Cách trị nổi mề đay tại nhà đang được tìm kiếm rất nhiều trên các trang mạng xã hội vì mề đay là một bệnh dị ứng với thuốc hay thức ăn khiến các mẩn ngứa xuất hiện, nếu bản thân đã biết mình dị ứng với thứ gì sẽ có thể tránh dễ dàng nhưng nếu là lần đầu ăn phải thì việc nổi mề đay chắc chắn sẽ khiến bạn khó chịu vô cùng. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu các cách trị nổi mề đay tại nhà đơn giản và hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé!

Cách trị nổi mề đay tại nhà 1: Chườm lạnh

Chườm lạnh là một trong các cách trị nổi mề đay tại nhà đơn giản vô cùng.

cách trị nổi mề đay tại nhà
Cách trị nổi mề đay tại nhà đơn giản và hiệu quả

Phương pháp này giúp hạ nhiệt, làm mát vùng da đang nổi mề đay khiến người bệnh giảm được nhiều các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài ra đắp khăn ướt, gạc lạnh còn giúp giảm sưng viêm.

Cách thực hiện: 

  • Bọc đá viên trong khăn vải hoặc nhúng khăn ướt trong nước lạnh rồi chườm lên vùng da nổi mề đay trong vòng khoảng 15 – 30 phút, lặp lại nhiều lần trong ngày, cứ vài giờ một lần cho đến khi cơn đau, ngứa của sang thương thuyên giảm đi.
  • Nếu triệu chứng nổi mề đay vẫn còn nặng nề dù đã chườm lạnh, người bệnh nên tắm lạnh khoảng 20 – 30 phút.
  • Tuy nhiên, cần lưu ý không nên áp dụng biện pháp này cho các trường hợp bị dị ứng thời tiết hoặc có làn da nhạy cảm vì có thể làm tình trạng mề đay nặng thêm, trầm trọng và lan rồng hơn.

Cách trị nổi mề đay tại nhà 2: Gừng

Một cách trị mề đay tại nhà cũng thông dụng không kém là dùng gừng. Những bài thuốc chữa mề đay tại nhà với gừng tươi rất đơn giản và nhanh chóng. 

Đây là mẹo dân gian được nhiều người bệnh áp dụng và đánh giá cao do hiệu quả thường thấy nhanh chóng.

Trong y học cổ truyền, gừng hay còn gọi là sinh khương, có tác dụng tán hàn, khu phong và chống ngứa nên có thể giảm tình trạng ngứa ngáy, nổi sẩn do mày đay gây ra.

Còn trong y học hiện đại, gừng cũng được ghi nhận có chứa rất nhiều thành phần có khả năng chống viêm và giảm ngứa tự nhiên như Gingerol và Zingerol, các tinh dầu từ củ gừng bên cạnh đó còn hỗ trợ ức chế nấm và các vi khuẩn có hại, qua đó ngăn ngừa viêm nhiễm và bảo vệ các mô da hư tổn.

Từ y học cổ truyền cho đến hiện đại đều khẳng định chung một điều rằng gừng rất tốt cho sức khỏe, gừng là một vị thuốc chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe rất tốt, ngoài giúp ấm bụng, gừng còn hỗ trợ khắc phục tình trạng tụt huyết áp, kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt nên thường được dùng điều trị các triệu chứng bệnh mề đay, viêm họng, viêm xoang, cảm cúm, cảm lạnh,…

cách trị nổi mề đay tại nhà
Cách trị nổi mề đay tại nhà đơn giản và hiệu quả

Với bệnh mề đay mẩn ngứa, người bệnh có thể thực hiện bài thuốc chữa tại nhà với gừng tươi rất đơn giản, nhanh chóng. 

Cách thực hiện: 

  • Có thể chỉ đơn thuần là bổ sung gừng vào bữa ăn, dùng như một dạng thuốc viên hay xông hơi bằng gừng.
  • Cắt gừng để thoa lên vùng da nổi mề đay bị ảnh hưởng cũng là một cách đơn giản để giảm triệu chứng nhưng tốt nhất, bạn vẫn nên cho gừng vào trong tủ lạnh để làm mát.
  • Đun sôi hỗn hợp gồm 50g gừng tươi thái lát, 100g đường thẻ (đường mía nguyên chất, cô đặc), nửa bát giấm lên rồi để nguội. Khi uống, lấy nước cốt thu được pha cùng nước ấm, uống mỗi ngày 3-4 lần.

Cách trị nổi mề đay tại nhà 3: Lá trầu

Cách chữa trị nổi mề đay tại nhà khác không thể không nhắc đến chính là sử dụng lá trầu. Bài thuốc dân gian chữa mề đay tại nhà bằng lá trầu không rất đơn giản, dễ làm, người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân đều có thể thực hiện được.

Trầu không là cách chữa mề đay tại nhà được nhiều bệnh nhân áp dụng. Trầu không là loại thảo dược, vị thuốc nam rất dễ tìm, đặc biệt có nhiều ở các vùng nông thôn. Trầu không được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc nam để điều trị các bệnh ngoài da.

Theo y học cổ truyền, thảo dược này có vị cay nồng, mùi thơm đặc trưng, tính ấm, tác dụng chống ngứa, tán hàn và khu phong.

Còn trong y học hiện đại, trầu không được chứng minh và nhận định có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, diệt virus, chống nấm tốt và làm sạch hiệu quả, có thể được sử dụng để điều trị mề đay, mẩn ngứa hay một số bệnh phụ khoa. Ngoài ra, hoạt chất menthol tìm thấy trong trầu không này còn có tác dụng làm mát da và giảm ngứa rõ rệt.

Trong trường hợp mề đay gây ngứa nhẹ, người bệnh có thể áp dụng cách chữa từ lá trầu để kiểm soát các triệu chứng khó chịu mà không cần dùng tới thuốc.

Cách thực hiện:

  • Đun 1.5 – 2 lít nước với một đến hai nắm lá trầu tươi, nên chọn lá sạch sẽ, không sâu, hỏng, rửa sạch, cắt nhỏ hoặc vò xát để tinh dầu từ trầu không tỏa mùi thơm. Sau đó cho thêm 1 ít muối trắng vào. Khi sôi thì tắt bếp và đậy kín nặp trong 10 – 15 phút rồi dùng nước này tắm. Lưu ý pha loãng nước bằng cách hòa thêm nước mát vào hỗn hợp trên. Dùng tắm hàng ngày nhằm giảm ngứa và tiêu sẩn, phát ban do mề đay, dị ứng thời tiết.
  • Ngâm những lá trầu không sạch, không sâu với nước muối pha loãng để làm tăng khả năng làm sạch, kháng khuẩn, loại bỏ tạp chất trên lá trầu, rồi vẩy ráo nước và để khô. Sau đó, giã nát  lá trầu rồi đắp lên vùng da bị tổn thương trong khoảng 30 phút cho đến khi lá trầu khô lại thì bỏ đi, rửa sạch lại vùng da đó với nước sạch.

Cách trị nổi mề đay tại nhà 4: Lá trà xanh

Dùng lá trà xanh là một trong những cách chữa dị ứng nổi mề đay tại nhà hiệu quả tương tự như lá trầu không.

cách trị nổi mề đay tại nhà
Cách trị nổi mề đay tại nhà đơn giản và hiệu quả

Lá trà xanh là một loại nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền, có thể dễ dàng tìm mua được ở chợ hay siêu thị.

Lá trà xanh được chứng minh hiệu quả trong việc giảm các nốt sẩn đỏ trên da do bệnh nổi mề đay gây ra nhờ khả năng giảm sản xuất Histamin tổng thể. Ngoài ra lá trà xanh còn giúp cấp ẩm, làm dịu da giảm ngứa và sưng tấy trên da.

Trong lá trà xanh còn có chứa hàm lượng lớn các hoạt chất có khả năng chống oxy hóa như polyphenol hay catechin và chất EGCG có khả năng chống viêm, cân bằng oxy hóa bảo vệ da khỏi các gốc tự do.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá trà xanh rửa sạch, vò nát rồi đun với 1 lít nước. Sau đó đem bỏ bã, lọc lấy nước rồi thêm một ít muối hòa tan vào. Pha thêm nước mát vào và dùng để tắm hoặc lau lên vùng da bị nổi mề đay. Nên thực hiện thường xuyên 1 lần/ngày và làm hàng ngày đến khi bệnh thuyên giảm
  • Uống nước trà xanh hàng ngày thay nước lọc. Cách này tuy không thể giúp giảm bệnh mề đay trong thời gian ngắn được. Tuy nhiên, về lâu dài, uống nước trà xanh điều độ hàng ngày có thể giúp ta tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể, cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa nguy cơ tăng huyết áp, giúp đẹp da, hạn chế các bệnh về da, …

Bài viết trên đã hướng dẫn cho mọi người, đặc biệt là bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân bị nổi mề đay các cách giảm triệu chứng và giúp hồi phục sau bệnh mề đay hiệu quả và cách thực hiện cũng đơn giản vô cùng. Ngoài ra các bạn cũng có thể kết hợp thêm các loại thuốc mề đay để đem lại hiểu quả tốt nhất.