Lang ben: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Lang ben là một bệnh nhiễm nấm da thông thường. Bệnh hay gặp ở vùng nhiệt đới, có đến 30 – 40% người dân ở vùng này ghi nhận đã từng bị lang ben. Bệnh hay gặp ở tuổi thiếu niên và người trẻ. Ngoài việc mất thẩm mỹ do vùng da biến đổi màu sắc, lang ben còn gây ngứa ngáy khó chịu. thông qua bài viết sau đây, hãy cùng Docosan tìm hiểu về căn bệnh này nhé!

Lang ben là gì?

Lang ben là một bệnh nhiễm nấm da thuộc nhóm Malassezia gây nên. Nấm làm mất đi sắc tố bình thường của da, tạo thành các mảng nhỏ và đổi màu. Những mảng này có thể có máu sáng hoặc sẫm hơn so với vùng da xung quanh và thường xuất hiện lang ben ở mặt và ở trên thân mình. Hiện nay đã xác định được 12 chủng ưa mỡ Malassezia trong đó có 8 chủng gây bệnh cho người. 

lang ben
Lang ben là một bệnh nhiễm nấm da thuộc nhóm Malassezia gây nên

Bệnh có xu hướng lấy truyền từ người này qua người khác nếu dùng chung đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn tắm. Khí hậu ấm và ẩm ở vùng nhiệt đới là điều kiện tốt cho nấm lang ben phát triển. Bệnh hay gặp ở tuổi thiếu niên và người trẻ tuổi. Một số yếu tố thuận lợi để nấm lang ben phát triển như: 

  • Vùng da tiết nhiều dầu.
  • Ra nhiều mồ hôi.
  • Suy giảm miễn dịch (HIV, trẻ em, người cao tuổi,…).
  • Dinh dưỡng kém.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Thay đổi nội tiết tố (estrogen, progesterone,…).
  • Người đang sử dụng corticoid.

Triệu chứng

Lang ben có những biểu hiện không nguy hiểm nhưng thường ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài và dễ lây lan nên được nhiều người lưu tâm đến. Các triệu chứng của bệnh gồm:

  • Mảng da tổn thương thay đổi màu sắc hình dát tròn hay bầu dục trên có vảy da mỏng. Cào nhẹ có thể thấy hiện tượng bong tróc vảy da. Các tổn thương thường liên kết với nhau tạo thành hình mảng lớn. Vị trí thường gặp ở những vùng da tiết bã, đặc biệt là vùng ngực và vùng liên bả vai. Ngoài ra, nấm còn mọc lang ben ở mặt (thường gặp ở trẻ em), lang ben ở cổ, ở da đầu, vùng khoeo, dưới vú ở nữ và vùng bẹn.
  • Màu sắc da thay đổi: thường gặp nhất là màu nâu và màu nâu vàng, thỉnh thoảng có hiện tượng viêm nhẹ sẽ có màu hồng ở vùng da bị tổn thương.
  • Ngứa nhẹ nhất là khi thời tiết nóng ẩm.
  • Mảng da nhiễm nấm có xu hướng lan rộng ra.
lang ben
Triệu chứng điển hình của vùng da bị lang ben

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Lang ben là bệnh có thể tự khỏi nhưng sẽ rất khó để hết hoàn toàn. Ngoài những phương pháp tự chăm sóc bản thân người bệnh cần đến gặp bác sĩ khi:

  • Vùng da bị tổn thương không cải thiện sau khi tự chăm sóc tại nhà.
  • Lang ben nhiễm tái đi tái lại.
  • Mảng tổn thương lan rộng khắp cơ thể. 
lang ben
Gặp bác sĩ khám khi da bị lang ben

Chẩn đoán bệnh lang ben

Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng kể trên để đưa ra các chẩn đoán sơ bộ từ đó đề nghị thêm các xét nghiệm để đi đến chẩn đoán cuối cùng:

  • Soi trực tiếp dưới kính hiển vi: tìm bào tử xen kẽ với sợi nấm ngắn từ bệnh phẩm được lấy từ vùng da tổn thương bằng băng dính hoặc cạo vảy da.
  • Nuôi cấy: lợi dụng khả năng ưa dầu của nấm để nuôi cấy trong môi trường phù hợp thường không có giá trị chẩn đoán.
  • Soi đèn Wood: tổn thương lang ben có màu vàng sáng hoặc vàng huỳnh quang. Màu huỳnh quang được phát hiện ở vùng rìa của tổn thương. Xét nghiệm có giá trị chẩn đoán trong bệnh lang ben.
lang ben
Chẩn đoán lang ben như thế nào?

Cách chữa lang ben như thế nào?

Để phòng bệnh và chữa bệnh lang ben tại nhà, chúng ta cần phải hiểu phương thức lây truyền của bệnh là qua các đồ dùng cá nhân đặc biệt là quần áo, khăn tắm, khăn mặt. Bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác vì thế chúng ta cần:

  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không dùng chung đồ cá nhân, đặc biệt với người bệnh lang ben. Thường xuyên giặt dũ quần áo chăn mền.
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao và ẩm.
  • Mang theo khăn tay sạch khi đi ra ngoài để thấm hút mồ hôi khi cần thiết, tránh để vùng da lúc nào cũng ẩm ướt.
  • Trẻ em nên lau khô da sau khi tắm rồi mới mặc quần áo.

Nếu như những cách trên không giúp triệu chứng lang ben biến mất hoặc đỡ hơn mà vẫn còn trở nên ngày càng trầm trọng thì bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được điều trị phù hợp. Một số loại thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định để bôi ngoài da, những loại thuốc khác sẽ uống. Một số ví dụ như:

  • Sử dụng thuốc bôi và các loại kem chống nấm: Ketoconazol, Selenium Sulfide. Thường bôi 2 lần mỗi tuần và điều trị liên tục từ 2 đến 4 tuần. Nên để thuốc trên da từ 10 đến 15 phút rồi mới rửa.
  • Thuốc kháng nấm đường toàn thân: Ketoconazol, Itraconazol, Fluconazol. Các thuốc điều trị đường toàn thân có thể gây nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là cho gan, thận vì bệnh nhân cần được xét nghiệm trước khi chỉ định và ngay cả trong quá trình điều trị.
lang ben
Dùng thuốc bôi điều trị lang ben theo chỉ định của bác sĩ
  • Dự phòng tái phát: 
  • Loại bỏ và hạn chế tối những yếu tố thuận lợi của bệnh lang ben
  • Dùng dầu gội Ketoconazole 1 lần mỗi tuần như xà phòng thông thường
  • Dùng thuốc kháng nấm mỗi tháng 1 lần dưới sự chỉ định của bác sĩ

Phòng khám da liễu

  • Phòng khám da liễu Dr Micheals – Q.2
  • Phòng khám chuyên khoa da liễu Táo Đỏ – Q.3
  • Vigor Health – Q.3

Kết luận

Lang ben là một bệnh da liễu thường gặp ở tuổi thiếu niên và người trẻ tuổi. Bệnh lang ben thường tự khỏi nếu như người bệnh biết cách giữ vệ sinh cơ thể. Bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác. Bệnh lang ben tuy không nguy hiểm, ngoài việc gây mất thẩm mỹ, gây ngứa, khó chịu thì có thể là chỉ điểm của các bệnh khác nên nếu bệnh tiến triển càng ngày càng nghiêm trọng người bệnh nên đến gặp bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp.

Nếu phát hiện các triệu chứng kể trên, bạn hãy liên hệ ngay Docosan.com để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn từ những y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.