Móng tay dễ gãy – 7 nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Móng tay có thể bị gãy nếu chúng bị nứt, sứt mẻ, tách rời, biến dạng cong, bong hoặc đơn giản chỉ là yếu. Tình trạng móng tay dễ gãy có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau. Đôi khi nó chỉ là biểu hiện của quá trình lão hóa hoặc cũng có thể là hậu quả của việc đánh bóng móng tay quá thường xuyên. Đặc biệt vào thời tiết lạnh, móng tay có thể dễ dàng bị khô và trở nên yếu dễ gãy hơn.

Móng tay dễ gãy cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên, trước khi kết luận vấn đề gì, hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu bài viết dưới đây để biết thêm về tình trạng móng tay dễ gãy và làm thế nào để khắc phục tình trạng hư móng tay. 

Nguyên nhân vì sao móng tay dễ gãy

Tình trạng móng tay dễ gãy thường do các thương tích, nhiễm khuẩn, chất độc, bệnh tật hoặc sử dụng các loại thuốc khác nhau. Móng tay mềm dễ gãy là tình trạng thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt vitamin và các chất dinh dưỡng cũng có thể gây ra hư móng tay khiến móng tay dễ gãy, vỡ và bong lột các lớp của móng.

Thiếu hụt vitamin và chất dinh dưỡng gây ra móng yếu dễ gãy

Móng tay dễ gãy thường phản ánh sự thiếu hụt vitamin và chất dinh dưỡng quan trọng trong cơ thể. Để duy trì một bộ móng tay khỏe mạnh, cơ thể cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

  • Sự thiếu hụt vitamin A ảnh hưởng đến móng và làm cho móng tay dễ gãy. Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển protein – thành phần chính cấu tạo nên móng tay. Không đủ vitamin A có thể làm giảm khả năng cơ thể đáp ứng nhu cầu thiết yếu này.
  • Một loạt vitamin B cũng góp phần vào việc duy trì độ cứng móng tay, bao gồm biotin, vitamin B12 và vitamin B7. Chúng làm cho móng tay khỏe hơn, ngăn ngừa khỏi tình trạng khô, chuyển màu tối và bị uốn cong ở đầu móng.
  • Vitamin C là một yếu tố không thể thiếu để sản xuất collagen, một thành phần quan trọng trong việc tạo nên móng tay và tóc. Khi cơ thể thiếu vitamin C, quá trình phát triển của móng tay và tóc có thể bị chậm lại, gây ra tình trạng móng tay dễ gãy.
  • Vitamin D cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ canxi, một chất xúc tác cần thiết để duy trì sự chắc chắn của móng tay. Thiếu vitamin D có thể gây ra tình trạng kém hấp thu canxi từ đó dẫn đến mức canxi trong cơ thể thấp (hạ canxi máu) có thể gây ra vảy da, tóc khô và móng giòn cùng với chuột rút cơ bắp.
móng tay dễ gãy
Cung cấp đủ các loại vitamin cho cơ thể giúp hạn chế tình trạng móng tay dễ gãy 

Không chỉ các loại vitamin, mà còn các chất dinh dưỡng khác như axit béo, protein, axit clohydric, đồng, canxi, sắt, iốt và selen đều cần thiết để duy trì sức khỏe của móng tay. Nếu chế độ ăn uống không cung cấp đủ những chất này, móng tay có thể trở nên giòn dễ gãy.

Do đó, việc chú trọng đến việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự mạnh mẽ và bền bỉ của móng tay.

Xem thêm: Móng tay dễ gãy là biểu hiện của thiếu canxi

Độ ẩm

Khi bạn thường xuyên rửa tay hoặc rửa bát đĩa quá nhiều, móng tay của bạn sẽ bị ẩm và chúng sẽ sưng lên. Khi móng tay khô, chúng sẽ co lại. Nếu tay bạn tiếp xúc nhiều với nước, đặc biệt nếu bạn cũng đang sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh, thì sự thay đổi liên tục này có thể làm khô móng tay, khiến chúng trở nên mềm, dễ bong tróc và móng tay dễ gãy.

Tuổi tác

Khi bạn già đi, móng tay của bạn có thể bị khô và mọc chậm hơn. Móng tay dễ gãy trở nên giòn hơn khi chúng ta già đi, đặc biệt là ở phụ nữ sau mãn kinh. Sự phát triển của chúng cũng chậm lại bắt đầu từ tuổi 25. Móng tay của chúng ta có thể nhợt nhạt hơn, xỉn màu hơn hoặc mờ đục hơn khi chúng ta già đi.

Hội chứng Raynaud

Hội chứng Raynaud là một tình trạng gây ra các vấn đề về tuần hoàn ở các chi, ảnh hưởng đến các mạch máu và khiến bàn tay, bàn chân của bạn không nhận đủ máu. Khi các động mạch nhỏ ở bàn tay và bàn chân bị thu hẹp, họ có thể cảm thấy tê hoặc lạnh. Điều này khiến móng tay của bạn khó có được những gì chúng cần để khỏe mạnh.

móng tay dễ gãy
Hội chứng Raynaud là một trong những nguyên nhân làm cho móng tay dễ gãy

Hormone tuyến giáp thấp

Mồ hôi là chất dưỡng ẩm tự nhiên của cơ thể bạn. Khi nồng độ hormone tuyến giáp thấp, được gọi là “suy giáp” sẽ làm giảm lượng mồ hôi mà cơ thể bạn tạo ra. Kết quả là tóc, da và móng khô hơn. Cùng với tình trạng móng tay dễ gãy, bạn có thể có các triệu chứng khác như đau nhức, mệt mỏi, tăng cân, các vấn đề về trí nhớ, trầm cảm và táo bón.

Thiếu máu

Nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu, hoặc số lượng hồng cầu thấp, là không đủ chất sắt trong máu. Nó có thể xảy ra khi bạn mất quá nhiều máu. Bạn cũng có thể mắc bệnh nếu bạn không có đủ chất sắt trong chế độ ăn uống của mình hoặc có một tình trạng khiến bạn không hấp thụ được chất sắt. Thiếu máu có thể khiến móng tay của bạn giòn hoặc lõm vào trong hình chiếc thìa.

Bạn cũng có thể bị mệt mỏi, khó thở, nhức đầu, chóng mặt, nứt ở hai bên miệng hoặc nhiễm trùng thường xuyên. 

móng tay dễ gãy
Thiếu máu là nguyên nhân phổ biến nhất có thể khiến móng tay dễ gãy

Điều trị ung thư

Móng giòn có thể là tác dụng phụ của một số phương pháp điều trị ung thư như hoá trị  đặc biệt là hóa trị liệu và các liệu pháp nhắm mục tiêu. Da khô và móng tay dễ gãy là 2 tác dụng phụ phổ biến hay gặp phải. Móng tay có thể trở nên mỏng, dễ gãy và phát triển chậm hơn bình thường. Nếu bạn đang điều trị ung thư, hãy nói chuyện với các chuyên gia sức khỏe của bạn về việc giữ cho móng tay và làn da của bạn khỏe mạnh và được dưỡng ẩm.

Làm thế nào để củng cố móng tay giòn hoặc yếu?

Các nhà sản xuất tạo ra rất nhiều sản phẩm không kê đơn – bao gồm dầu biểu bì, nước bóng tăng cường, kem dưỡng da tay và tuyên bố sẽ cải thiện sức khỏe của móng tay. Theo một đánh giá năm 2020, có rất ít bằng chứng cho thấy những sản phẩm này cải thiện sức khỏe của móng ngoài vẻ ngoài của chúng.

Vì vậy, những điều có thể cải thiện sức khỏe móng tay của bạn sẽ bao gồm một chế độ ăn uống lành mạnh, uống đủ nước và bảo vệ bàn tay của bạn.

Chế độ ăn uống lành mạnh

  • Sữa chua: Sữa chua không những giàu protein mà nó còn chứa các chất dinh dưỡng quan trọng khác cho sức khỏe của móng như biotin, canxi, sắt, magie, kali và vitamin D. Sữa chua nên có mặt trong chế độ ăn hàng ngày của bạn.
  • Trứng: Trứng rất giàu biotin, vitamin D, vitamin E, protein, selen, sắt, chất béo omega 3 và các chất dinh dưỡng khác. Bổ sung trứng trong thực đơn sẽ giúp móng khỏe.
  • Cá: Cá giàu protein giúp cung cấp keratin và collagen, hai hợp chất cần thiết cho móng. Có thể chọn bất kỳ cá gì bạn muốn, cá trắng, cá ngừ, tôm, cua, cá hồi… Nên ăn cá 3 lần một tuần.
  • Rau lá xanh: Đối với móng tay dễ gãy, thiếu vitamin có thể là thủ phạm. Rau lá xanh giàu vitamin A, vitamin B, vitamin E, biotin, kẽm, kali, magie và đồng. Tích cực ăn rau lá xanh chắc chắn sẽ lợi cho sức khỏe của móng.
  • Các loại hạt: Hạnh nhân, hướng dương, óc chó, hạt bí, đậu,… rất giàu selen, biotin, đồng, kẽm, magie, mangan, vitamin E và protein, rất quan trọng đối với sức khỏe của móng. Móng, tóc và da sẽ được cải thiện bởi những thực phẩm này.

Các biện pháp ngăn ngừa tình trạng móng tay dễ gãy

Dưới đây là một số lời khuyên để cải thiện sức khỏe móng tay:

  • Để móng tay phát triển tự nhiên: Loại bỏ tất cả sơn móng tay và không đánh bóng chúng trong vài tháng để móng tay của bạn có cơ hội phục hồi.
  • Tránh chất khử trùng bằng cồn: Chất sát khuẩn  là một cách thuận tiện để ngăn chặn vi trùng khi không có xà phòng và nước. Nhưng cồn có thể làm khô móng tay và da của bạn.
  • Tắm bằng sáp paraffin: Là một phương pháp điều trị móng thư giãn, tắm sáp paraffin tại nhà giúp làm dịu và giữ ẩm cho móng tay và bàn tay. Ngâm tay trong bồn tắm từ 10 đến 20 phút, sau đó để sáp khô trước khi bóc ra.
  • Đeo găng tay: Đeo găng tay cao su để bảo vệ móng tay khi rửa bát đĩa hoặc làm việc với chất lỏng tẩy rửa.

Nếu bạn muốn tăng cường bảo vệ móng tay khỏi tình trạng móng tay dễ gãy, có một số cách dễ dàng và rẻ tiền để thực hiện:

  • Tránh dũa mài móng: Điều này có thể làm mỏng móng và khiến móng dễ bị tách hoặc bong tróc hơn.
  • Dưỡng ẩm: Dùng một số biện pháp tự nhiên sẽ giúp bạn phòng ngừa móng tay dễ gãy như sử dụng dầu dừa để dưỡng ẩm, ngâm tay trong dung dịch giấm táo và nước ấm hoặc nước ép chanh pha cùng dầu ô liu từ 10 – 20 phút. Sau đó rửa sạch móng bằng nước ấm, lau khô, mát-xa nhẹ nhàng. Nên lặp lại cách làm này trong khoảng một tháng, hai lần mỗi ngày để có móng khỏe mạnh.
  • Hạn chế làm móng tay: Để tăng độ chắc khỏe cho móng dễ gãy, hãy hạn chế số lần làm móng.

Bạn sẽ muốn thử các chiến thuật khác nhau nếu móng tay của bạn yếu và dễ uốn cong. Để cải thiện tình trạng móng tay yếu, bạn có thể thử:

  • Bỏ qua kem dưỡng ẩm bổ sung. Nếu móng tay mềm nhưng dễ gãy, có thể chúng đã bị ẩm quá mức, vì vậy hãy cắt giảm các loại kem dưỡng da và dầu.
  • Hãy thử đánh bóng tăng cường. Một lớp sơn bóng tăng cường có thể giúp bảo vệ móng mềm, dễ gãy. Tránh bóc lớp sơn bóng hoặc thay sơn quá thường xuyên, đặc biệt là với các chất tẩy gốc axeton. Tránh các chất làm cứng móng có chứa formaldehyde, có thể gây phản ứng dị ứng.

Câu hỏi thường gặp

Ung thư móng tay có chữa được không?

Ung thư tế bào hắc tố ở móng tay thường là một dạng biến thể của u hắc tố dạng đốm ở đầu chi, một loại u hắc tố ác tính phát sinh từ lòng bàn tay và lòng bàn chân. Bệnh thường được chẩn đoán muộn, đặc biệt là khi ngón chân cái bị tổn thương, và có thể đã lan rộng tại thời điểm chẩn đoán. Cũng giống như các loại ung thư khác u ác tính sẽ được điều trị tại chỗ hoặc cắt bỏ.u003cbru003eU ác tính tại chỗ thì có thể được quản lý bảo tồn bằng cách phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ móng có kiểm soát rìa. Nếu là u hắc tố xâm lấn sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ. Chính vì vậy, khi móng tay có biểu hiện bất thường cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra và khám tư vấn.

Móng tay dễ gãy thiếu vitamin gì?

Sự thiếu hụt vitamin A ảnh hưởng đến móng và làm cho móng tay dễ gãy, do vitamin A giúp cơ thể vận chuyển protein, một thành phần cấu thành chính của móng.u003cbru003eThiếu Biotin, vitamin B12 và vitamin B7 làm cho móng tay bị khô cằn, cong vòng lên ở phần cuối và màu móng trở nên sẫm lại.u003cbru003eThiếu vitamin C, axit folic và protein sẽ khiến cho móng tay hay bị các vết xước ở phần cạnh (còn gọi là xước măng rô).u003cbru003eThiếu vitamin D dẫn đến sự hấp thu canxi kém, thiếu canxi sẽ dẫn đến tình trạng móng tay bị khô, giòn, dễ gãy.u003cbru003eVì vậy, bạn nên thiết lập chế độ dinh dưỡng bao gồm ít nhất 50% trái cây và rau sống để cung cấp các vitamin, khoáng chất, và enzyme cần thiết cho cơ thể. Nên ăn các thực phẩm giàu lưu huỳnh và silic như bông cải xanh, cá và các loại hành. Các thực phẩm giàu biotin như đậu nành và các loại ngũ cốc,…

Móng tay dễ gãy là thiếu chất gì?

Các chất dinh dưỡng cần thiết cho móng tay bao gồm axit béo cần thiết, kẽm, protein, axit clohydric, đồng, canxi, sắt, iốt và selenium. Nếu chế độ ăn uống không đủ các chất dinh dưỡng này, sẽ khiến móng tay dễ gãy.u003cbru003eCác mảng da màu đỏ quanh lớp biểu bì móng tay bạn chính là dấu hiệu các axit béo cần thiết không được chuyển hóa đúng mức.u003cbru003eMóng tay sẽ bị chẻ nếu cơ thể bạn thiếu axit clohydric. Các đốm trắng trên móng tay sẽ mặc sức tung hoành nếu bạn để cho cơ thể đói chất kẽm,…u003cbru003eCác loại hạt như hạnh nhân, hướng dương, óc chó, hạt bí, đậu,… rất giàu selen, biotin, đồng, kẽm, magie, mangan, vitamin E và protein, rất quan trọng đối với sức khỏe của móng. Móng, tóc và da sẽ được cải thiện bởi những thực phẩm này.

Móng tay giòn dễ gãy là bệnh gì?

Móng tay dễ gãy có thể gây ra do bạn sử dụng quá nhiều hóa chất, sơn móng tay và các chất tẩy rửa. Tuy nhiên, đây cũng có thể là biểu hiện của bệnh nhiễm trùng da hay các rối loạn nghiêm trọng khác như: Thiếu hụt vitamin và các chất dinh dưỡng, suy giáp, thiếu máu, hội chứng Raynaud khiến các đầu ngón tay co lại, hội chứng tiền mãn kinh,…u003cbru003eVì vậy, hãy cung cấp một chế độ ăn giàu các loại thực phẩm bổ sung cho móng tay làm giảm thiểu đáng kể tình trạng móng tay giòn và dễ gãy. Trong trường hợp đã bổ sung đủ thực phẩm theo hướng dẫn, tình trạng xấu đi của móng tay vẫn không cải thiện, nên gặp bác sĩ để được tư vấn và tìm ra nguyên do và cách khắc phục, hoặc có thể bổ sung hay điều trị thay thế hormone khi bạn đang ở tuổi mãn kinh.


Tóm lại, bạn cần đảm bảo chế độ ăn uống bao gồm đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng móng tay dễ gãy. Tuy nhiên, ngoài các chất dinh dưỡng và các cách tăng cường cho sức khỏe của móng như đã đề cập ở trên, cần trao đổi thêm với bác sĩ mỗi khi tình trạng móng giòn dễ gãy không khắc phục được trong thời gian dài, có thể bác sĩ sẽ giúp bạn phát hiện sớm những căn bệnh tiềm ẩn, là nguyên nhân chính gây ra móng tay dễ gãy để điều trị triệt căn.

Đôi khi, móng tay dễ gãy là dấu hiệu của các tình trạng sức khỏe khác. Hãy chắc chắn cho bác sĩ của bạn biết về bất kỳ thay đổi móng nào mà bạn nhận thấy, đặc biệt nếu chúng không bình thường đối với bạn.

Bài viết này được tham khảo ý kiến của bác sĩ và các nguồn tin cậy trong và ngoài nước.