Nguyên nhân nào gây nám tàn nhang và cách phòng ngừa

Nám tàn nhang từ lâu luôn là nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ? Nhưng bạn có thắc mắc tại sao phụ nữ dễ bị nám da hơn đàn ông và nguyên nhân gây nám da liệu chỉ có phải do ánh nắng? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm câu trả lời cho những câu hỏi đó trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây nám tàn nhang là gì?

Nám tàn nhang là bệnh lý về da do sự gia tăng bất thường của sắc tố melanin trong tế bào da phân biệt nám và tàn nhang làm hình thành các vết, đốm màu nâu, đen. Nám tàn nhang có nguy hiểm không? Về bản chất, nám tàn nhang không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ vì thường xuất hiện trên gương mặt, khiến nhiều người bệnh rất tự ti, xấu hổ về tình trạng của mình.

Vị trí thường xuất hiện nám tàn nhang: vùng má, vùng trán, vì cằm vì da mặt mỏng, nhiều dây thần kinh nên dễ bị ánh nắng mặt trời tác động, làm tăng sắc tố melanin.

Nguyên nhân khiến da nám tàn nhang: Melanin thực chất là yếu tố bảo vệ da khỏi các các tác nhân gây hại bên ngoài như tia cực tím, chất oxy hoá da. Tuy nhiên khi lượng melanin tăng quá mức sẽ gây ra hiện tượng các đốm, mảng sậm màu mà nhiều người gọi là là nám tàn nhang. Nguyên nhân khiến melanin tăng sinh quá mức có thể là do:

  • Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Bức xạ mặt trời chứa nhiều cực tím, là tác nhân kích thích da sản sinh melanin để bảo vệ cơ thể. Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không che chắn, bảo vệ da trên cơ thể đen hơn và da vùng mặt dễ hình thành nám tàn nhang.
  • Sự sụt giảm nội tiết tố estrogen: Estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng hormone kích thích sản sinh sắc tố melanin dưới da. Phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh bị suy giảm mạnh estrogen khiến cơ thể gặp nhiều rối loạn và một trong số quá là rối loạn kiểm soát melanin khiến chúng tăng cao và hình thành nám tàn nhang. Vì vậy ta rất thường hay bắt gặp phụ nữ trung niên bị nám tàn nhang.
  • Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng: Nhiều loại sản phẩm chăm sóc, làm đẹp da nếu lạm dụng sẽ gây phá huỷ và bào mòn da, bộc lộ lớp da yếu bên dưới dễ bị tác động.
  • Yếu tố di truyền: Một số người có gen di truyền hoặc tiền sử gia đình bị nám da có nguy cơ nám da cao hơn người bình thường.
  • Các yếu tố khác như: Chế độ ăn nhiều đồ cay nóng, tâm lý căng thẳng, chế độ nghỉ ngơi không hợp lý, tác dụng phụ của thuốc (thuốc ngừa thai, thuốc kháng sinh,..), bệnh lý miễn dịch,…

Phân biệt nám và tàn nhang

Nám và tàn nhang đều là những vấn đề về da phổ biến và ảnh hưởng đến thẫm mỹ khiến nhiều người, đặc biệt là các chị em lo lắng. Nhưng thực chất hay là hai tình trạng có nhiều đặc điểm khác nhau về hình dáng, màu sắc, đối tượng,…

  • Hình dáng: Nám da gồm 2 loại chính là nám đốm và nám mảng. Nám đốm có hình dạng khá to giống đầu que diêm, thường xuất hiện ở hai gò má còn đối với nám mảng, các nốt nhỏ li ti liên kết với nhau tạo thành mảng rộng trải dài khắp mặt. Tàn nhang: là những đốm nhỏ kích thước khoảng chỉ khoảng 1 – 5mm, thường nằm riêng lẻ, ít khi liên kết thành mảng rộng.
  • Màu sắc: Nám thường tối màu, nấu hoặc đen, càng tiếp xúc nhiều với nắng, nám càng ngã màu đậm hơn. Tàn nhang có màu vàng sáng, vàng nhạt, nâu.
  • Độ tuổi xuất hiện: Nám thường xuất hiện ở phụ nữ sau 30 tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau khi sinh đẻ, đến giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh vì lượng estrogen suy giảm. Tàn nhang có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi.
  • Sự phân bố: Nám chủ yếu xuất hiện trên da mặt trong khi tàn nhang có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào thường xuyên phơi bày ánh sáng như mặt, ngực, lưng, tay, cẳng chân.
  • Đối tượng thường gặp: Tàn nhang thường xuất hiện ở chủng tộc da trắng, nám xuất hiện ở những người có làn da tối màu hơn.
nám da

Cách bảo vệ da khỏi nám tàn nhang

Tình trạng nám da có thể tồi tệ hơn nếu ngừa bệnh không chú ý ngăn ngừa, bảo vệ da. Bên cạnh đó, những bất kỳ ai không bị nám da cũng nên áp dụng những cách dưới đây để phòng ngừa vì không chỉ nữ giới mà nam giới cũng có thể mắc tình trạng này.

  • Hạn chế ra ngoài trong thời điểm nắng mạnh: Trời càng nắng thì tia UV càng cao, càng tiếp xúc nhiều càng khiến da sản sinh nhiều melanin gây nám da. Do đó, nên hạn chế ra đường vào giờ nắng cao điểm, tia UV có nhiều trong ánh nắng buổi trưa với cường độ mạnh nhất từ khoảng 9 đến 16 giờ. Nếu ra đường, hãy che chắn da đầy đủ, không nên bộc lộ vùng da nào để tránh sạm nám, bỏng da, ung thư da.
  • Sử dụng kem chống nắng: Nếu phải ra đường trong thời điểm nắng nóng hay đi du lịch vùng biển, kem chống nắng là công cụ vô cùng cần thiết. Kem chống nắng giống như một lớp phủ ngoài da, ngăn da tiếp xúc với các bức xạ gây hại. Do đó nó có thể làm giảm và ngăn ngừa lão hóa da, các vết nám và tàn nhang. Các chuyên gia khuyên rằng người bị nám da nên sử dụng các loại kem chống nắng có chỉ số SPF 50+.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Mỗi người có tình trạng da và loại da khác nhau nên nếu muốn sử dụng kem trị mụn nám tàn nhang nên tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa. Không nên sử dụng các loại kem không rõ nguồn gốc vì sẽ làm nặng thêm tình trạng da. Có rất nhiều phương pháp điều trị nám bác sĩ có thể tư vấn cho bạn lựa chọn như sử dụng laser, phẫu thuật lạnh, bôi kem retinol, kem tẩy trắng, peel da.
  • Uống đủ nước mỗi ngày: Một làn da thiếu nước sẽ dễ bị nám hơn nên hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để da không bị khô, căng bóng, khoẻ mạnh.

Hiện nay trị nám tốn nhiều thời gian và tiền bạc, do đó mỗi người hãy chú ý bảo vệ mình trước cái nắng ngày càng gay gắt mỗi năm của Việt Nam, đặc biệt là vào mùa hè. Bảo vệ da khỏi nắng ngoài giúp da không bị sạm nám, còn tránh được những bệnh lý khác gây ra bởi tia UV như: cháy nắng, lão hoá da, tổn thương mắt, ung thư da,…

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.


Nguồn tham khảo: NHS