Nhiễm trùng da: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

Nhiễm trùng da là một bệnh lý da liễu không hiếm gặp, có khả năng xảy ra ở mọi đối tượng. Phát hiện và điều trị bệnh từ sớm sẽ hạn chế vùng da bị tổn thương trên diện rộng cũng như loại bỏ triệu chứng khó chịu. Ngược lại, người bệnh sẽ đối diện với biến chứng nguy hiểm nếu điều trị không đúng phương pháp. Cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này thông qua bài viết dưới đây.

Nhiễm trùng da là gì?

Nhiễm trùng da là bệnh phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và vào mọi thời điểm trong năm. Nhiễm trùng da xảy ra khi ký sinh trùng, nấm hoặc vi khuẩn, virus xâm nhập vào da và lây lan. Khi da bị nhiễm trùng, có thể gây đau, sưng, gây cảm giác khó chịu và thay đổi màu sắc da. Nhiễm trùng da có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng tuỳ theo tác nhân gây bệnh.

Phân loại nhiễm trùng da thành 4 nhóm chính gồm:

  • Nhiễm khuẩn da: viêm mô tế bào, chốc lở, nhọt, bệnh phong…
  • Viêm da virus: bệnh zona thần kinh, thủy đậu, u mềm lây, mụn cóc, sởi và bệnh tay chân miệng…
  • Viêm nhiễm nấm da: nấm chân, nấm móng tay, nấm miệng…
  • Nhiễm trùng da do ký sinh trùng: bệnh ghẻ, chấy rận, rệp giường…
nhiễm trùng da
Nhiễm trùng da là bệnh da liễu phổ biến mà mọi đối tượng có khả năng mắc phải

Triệu chứng và dấu hiệu nhiễm trùng da

Tùy vào loại tác nhân gây bệnh mà người bị nhiễm trùng da sẽ có những triệu chứng khác nhau, trong đó, nổi mẩn đỏ (phát ban) là biểu hiện phổ biến nhất. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ cảm thấy đau nhức và ngứa da khó chịu.

Khi bệnh tiến triển nghiêm trọng, bạn còn có thể bắt gặp một số dấu hiệu cảnh báo như:

  • Da bong tróc hoặc thâm sạm.
  • Cảm thấy đau khi chạm vào da.
  • Da nổi mụn bọc, mưng mủ.
nhiễm trùng da
Triệu chứng nhiễm trùng da còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ

Nguyên nhân và các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da

Vi sinh vật gây hại là những tác nhân chủ yếu đứng sau vấn đề sức khỏe này là:

  • Nhiễm trùng da vi khuẩn: Liên cầu và tụ cầu, bao gồm cả tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA)…Bệnh xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua một vết thương hở trên da, chẳng hạn như một vết cắt hoặc vết xước. Nguy cơ da bị nhiêm trùng tăng cao nếu bạn có hệ thống miễn dịch bị suy yếu.
  • Nhiễm trùng da virus: Các loại virus phổ biến nhất đến từ một trong ba nhóm virus: Poxvirus, HPV và virus herpes.
  • Nhiễm nấm: Nấm thường phát triển trong môi trường ấm áp và ẩm ướt. Mặc quần áo ướt là một yếu tố nguy cơ làm da bị nhiễm nấm.
  • Nhiễm ký sinh trùng: chấy rận, giun móc hay các loại ve, ví dụ như ghẻ
nhiễm trùng da
Liên cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng da

Điều trị nhiễm trùng da như thế nào?

Điều trị bệnh nhiễm trùng da phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, chẳng hạn như:

  • Nhiễm khuẩn da: thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh dạng bôi tại chỗ hoặc đường uống. Bạn cần lưu ý tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ nhằm hạn chế rủi ro tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn.
  • Nhiễm virus ở da: cần áp dụng phác đồ điều trị khác thay vì kháng sinh vì loại thuốc này chỉ có tác dụng đối với vi khuẩn. Ngoài ra, một số trường hợp bệnh do virus gây nên có thể tự cải thiện trong vòng vài ngày hoặc vài tuần.
  • Nhiễm nấm da: bạn có thể dùng thuốc chống nấm dạng kem hoặc thuốc xịt để điều trị.
  • Nhiễm trùng da do ký sinh trùng: kem dưỡng da đặc trị do bác sĩ kê toa có khả năng điều trị dạng nhiễm trùng này.
nhiễm trùng da
Điều trị nhiễm trùng da bằng thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ

Ngoài ra, đôi khi bạn cũng có thể cần đến thuốc kháng viêm hoặc thuốc mỡ. Tuy chúng không phải là cách trị nhiễm trùng da nhưng các loại thuốc này có khả năng hỗ trợ thuyên giảm các triệu chứng khó chịu. Bên cạnh đó, chườm lạnh cũng góp phần giảm viêm và ngứa.

Bạn cần sử dụng các thuốc điều trị nhiễm trùng da theo đúng chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu nhất.

Nhiễm trùng da có thể phòng tránh được không?

Thay đổi một số thói quen sinh hoạt sau sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro bệnh nhiễm trùng da như:

  • Tập thói quen rửa tay đúng cách với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là khi bạn vừa về đến nhà và sau khi đi vệ sinh.
  • Nếu bạn có thói quen tập thể dục tại các phòng tập, hãy hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với các dụng cụ, thiết bị tại đây.
  • Tắm rửa và giặt quần áo sau khi tập thể dục, tránh mặc đồ ẩm ướt do mồ hôi.
  • Không mặc quần áo chưa được phơi khô.
  • Giữ vệ sinh các vết thương trên da cẩn thận, tốt nhất nên sử dụng băng, gạc tiệt trùng để bảo vệ cho đến khi vết thương lành hoàn toàn.
  • Không dùng chung các vật với người bị nhiễm trùng da (như cốc, dao kéo, khăn tắm, giường chiếu…) vì điều đó cũng khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm bệnh.
  • Nếu bạn có vết thương khi phẫu thuật, hãy đến gặp bác sĩ, y tá theo đúng lịch hẹn để được kiểm tra và vệ sinh vết thương đúng cách.
  • Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để cải thiện sức khỏe tổng thể.
nhiễm trùng da
Tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng để phòng ngừa nhiễm trùng da

Một số bác sĩ và phòng khám điều trị nhiễm trùng da

  • Phòng Khám Da Liễu Dr Michaels – Quận 2
  • Lux Beauty Center – Quận 3
  • Phòng khám chuyên khoa Da liễu Thiên Ái – Quận Tân Bình

Kết luận

Nhiễm trùng da là một bệnh lý rất phổ biến trên toàn thế giới. Bất cứ ai cũng có thể bị, và những bệnh này có thể lây lan dễ dàng. Để được điều trị dứt điểm, người bệnh cần đến các phòng khám Chuyên khoa Da liễu để được tư vấn và điều trị kịp thời.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.