Viêm da dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chữa trị

Khi thấy xuất hiện các mảng sưng, mẩn đỏ, bong tróc trên da, bạn có thể nghĩ đến viêm da dị ứng. Đây là bệnh lý da liễu phổ biến, không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của người bệnh. Bài viết dưới đây của Docosan sẽ tổng hợp các thông tin hữu ích giúp bạn nhanh chóng chữa khỏi bệnh.

Viêm da dị ứng là gì và có mấy loại?

Viêm da dị ứng là một loại bệnh chàm, là một bệnh da liễu mãn tính hình thành khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây hại từ môi trường. Lúc này, trên da người bệnh sẽ xuất hiện nhiều nốt mẩn ngứa, sưng đỏ, đôi khi phát ban hoặc nổi mề đay dày đặc. 

Viêm da dị ứng là một trong những bệnh lý mãn tính có thể khởi phát và biến mất sau khoảng thời gian nhất định. Những vị trí thường bị tác động nhiều nhất là vùng da ở đầu, trán và mặt. Bệnh chuyển biến từ mức độ nhẹ đến nặng, cần được can thiệp điều trị sớm.

viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là bệnh da liễu mãn tính hình thành khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây hại từ môi trường

Ngoài ra, trong trường hợp người bệnh đồng thời mắc hen suyễn, viêm mũi dị ứng, khi bị viêm da sẽ có triệu chứng ngứa nặng nề hơn. Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng cho giấc ngủ, viêm da dị ứng mà còn gây trở ngại cho sinh hoạt hàng ngày.

Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà các chuyên gia chia viêm da dị ứng thành các dạng cơ bản như:

  • Viêm da tiếp xúc gây dị ứng
  • Viêm da dị ứng do cơ địa
  • Viêm da dị ứng thời tiết
  • Viêm da dị ứng bội nhiễm

Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Trong đó, trẻ em, người cao tuổi, người có cơ địa mẫn cảm, sức đề kháng yếu là các đối tượng thường gặp vấn đề này. Nếu không sớm điều trị, các tổn thương trên da có thể để lại thâm sẹo gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe người bệnh.

Nguyên nhân gây ra viêm da dị ứng?

Nguyên nhân gây ra viêm da dị ứng chưa được xác định bằng các tài liệu khoa học cụ thể. Tuy nhiên, các chuyên gia ghi nhận một số yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm da dị ứng như sau:

  • Những đối tượng có cơ địa mẫn cảm sẽ dễ bị tác động bởi các yếu tố như: khói bụi, lông động vật, phấn hoa, hóa chất, nấm mốc,…
  • Cơ thể bị dị ứng khi thời tiết đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Làn da sẽ xuất hiện tình trạng dị ứng khi cơ thể chưa kịp thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ.
  • Một trong những nguyên nhân phổ biến là tác dụng phụ của thuốc đặc trị.
  • Dị ứng thực phẩm cũng là một trong các vấn đề thường gặp, nhất là tình trạng dị ứng hải sản, dị ứng sữa bò,…
  • Yếu tố di truyền làm tăng nguy cơ phát sinh viêm da dị ứng. Nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh hen suyễn, dị ứng thì nhiều khả năng thế hệ sau sẽ mắc phải dạng viêm da cơ địa.
  • Viêm da dị ứng có thể bùng phát ở những người làm việc trong môi trường phải tiếp xúc nhiều với mạt kim loại, chất tẩy rửa hoặc dung môi,…Dạng bệnh phổ biến ở trường hợp này là viêm da tiếp xúc.
viêm da dị ứng
Lông thú nuôi có thể khiến bạn bị viêm da dị ứng

Dấu hiệu viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng có thể được nhận biết thông qua những dấu hiệu điển hình như:

  • Da sưng đỏ, phù nề, ngứa: Các mao mạch bị giãn nở dưới tác động của histamin. Lúc này, trên da bắt đầu có những nốt nhỏ li ti, da sần sùi và khô ráp hơn. Một số trường hợp da bong tróc thành từng mảng, gây ngứa ngáy, nhất là khi về đêm.
  • Da có nhiều mẩn đỏ, ngứa: Đa số người bị viêm da dị ứng nhận thấy trên da nổi nhiều mẩn đỏ, đôi khi có màu nhợt hơn so với các vùng da xung quanh. Chúng gây ngứa dữ dội và thường xuất hiện nhiều ở khu vực da tay, da chân. Một số trường hợp bị nổi mẩn ngứa khắp người.
viêm da dị ứng
Mẩn đỏ và ngứa là dấu hiệu viêm da dị ứng
  • Da bị khô, nứt nẻ,bong tróc: Dị ứng có thể khiến da bị mất nước, gây khô và bong vảy trắng.
viêm da dị ứng
Da bị khô, nứt nẻ, chảy dịch
  • Da bị chảy dịch: Người bệnh có xu hướng cào gãi khi thấy ngứa ngáy trên da. Chính vì điều này khiến cho một số nốt mẩn đỏ có dịch bên trong bị vỡ, dịch chảy ra ngoài.

Nhìn chung, các dạng viêm da dị ứng đều có các biểu hiện tương đối giống nhau. Người bệnh nên thăm khám da liễu để nhận diện chính xác dạng bệnh lý đang gặp và điều trị được hiệu quả hơn.

Một số phương pháp điều trị viêm da dị ứng

Để việc chữa viêm da dị ứng đạt hiệu quả cao nhất, nguyên nhân bệnh cần được chẩn đoán chính xác. Bên cạnh đó, tình trạng viêm nhiễm của da cũng được cân nhắc khi chỉ định phương pháp chữa trị. Phương pháp chữa trị cho căn bệnh này rất phòng phú, từ Đông y, Tây y đến việc dùng thảo mộc.

Chữa viêm da dị ứng theo phương pháp Đông y

Theo quan niệm của Đông y, viêm da dị ứng hình thành do cơ thể tích tụ nhiệt lâu ngày. Đồng thời, vệ khí không đủ mạnh để tiêu trừ tà độc từ môi trường nên khởi phát tổn thương da. Để chữa bệnh hiệu quả cần điều hòa khí huyết, thanh nhiệt giải độc. Với sự lành tính, chữa bệnh từ bên trong… phương pháp đông y ngày càng được nhiều bệnh nhân lựa chọn.

viêm da dị ứng
Một số vị thuốc Đông y điều trị viêm da dị ứng

Các vị thuốc đông y thường được dùng để điều trị viêm da cơ địa bao gồm:

  • Kim ngân hoa: Có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ, được sử dụng như một loại kháng sinh tự nhiên an toàn, đồng thời thanh nhiệt, giải độc cơ thể rất hiệu quả.
  • Tang bạch bì: Là vỏ rễ của cây dâu tằm, vị ngọt, tính hàn có tác dụng giảm đau, thanh nhiệt.
  • Ké đầu ngựa: Có công dụng sát khuẩn, chống viêm, đặc biệt hiệu quả trong điều trị mẩn ngứa, ban nhọt.
  • Bồ công anh: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán viêm, tiêu sưng, cho hiệu quả cao trong điều trị các bệnh viêm da, nổi mẩn.
  • Đơn đỏ: Có tác dụng thanh nhiệt, giảm đau, thường dùng trong điều trị các bệnh về da như viêm nhiễm, nổi mẩn, ngứa ngáy, mụn nhọt…

Người bệnh lựa chọn biện pháp điều trị theo Đông y nên chọn địa chỉ thăm khám uy tín. Trong quá trình sử dụng thuốc, không tự ý kết hợp với các loại thuốc Tây để tránh ngộ độc nguy hại.

Chữa viêm da dị ứng theo phương pháp Tây y

Thuốc Tây có tác dụng nhanh, giúp người bệnh sớm chia tay tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Một số thuốc được chỉ định phổ biến có thể kể đến:

  • Thuốc uống hoặc tiêm Glucocorticoid: Tác dụng chống viêm toàn thân. Các nhóm thuốc chứa các hoạt chất như prednisolone, prednisone, methylprednisolone. Trường hợp người bệnh mắc viêm da cơ địa sẽ được bác sĩ bổ sung thêm dạng ức chế miễn dịch để nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Kem bôi có corticosteroid: Tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, nhiễm trùng. Phổ biến như diprolene, clobetasol propionate hay betamethasone valerate 0,01% và 0,1%.
  • Kem dưỡng ẩm: Cung cấp độ ẩm cần thiết cho trường hợp da người bệnh bị khô và bong tróc vảy trắng. Dạng được chỉ định thường là kem bôi có chứa vitamin E hoặc có chiết xuất nha đam.
viêm da dị ứng
Bệnh nhân chỉ nên uống thuốc theo đơn bác sĩ kê

Bệnh nhân cần lưu ý: Thuốc điều trị viêm da dị ứng thường có tác động ảnh hưởng đến huyết áp, dạ dày (thuốc uống), gan, thận,…Nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc theo phác đồ của bác sĩ, làm đúng hướng dẫn để đạt kết quả điều trị tốt nhất.

Một số phòng khám da liễu chuyên trị viêm da dị ứng

Bằng việc ứng dụng phương pháp chữa trị được chứng minh lâm sàng bởi các giáo sư da liễu hàng đầu thế giới, phòng khám chuyên khoa da liễu Dr.Michaels Psoriasis & Skin Clinic có phác đồ điều trị dứt điểm các bệnh ngoài da phổ biến như viêm da dị ứng, vảy nến, …

Phòng khám Da liễu Trần Thịnh được rất nhiều người dân ở khu vực Quận 5 biết đến bởi chuyên môn điều trị và sự tân tâm của bác sĩ.

Quy tụ đội ngũ Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ v.v dày dặn kinh nghiệm, Khoa da liễu Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương là nơi khám chữa bệnh đáng tin cậy.

Tư liệu tham khảo: Sở Y tế Bắc Giang


Viêm da dị ứng là một bệnh thường gặp, hay tái phát, gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy, để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu này, người bệnh cần đến ngay các trung tâm da liễu uy tín để được xác định dạng viêm da dị ứng và nhận phác đồ điều trị phù hợp.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.