Top 6 thuốc bổ sung sắt hiệu quả, phù hợp cho mọi đối tượng

Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh thiếu máu. Do đó, thuốc bổ sung sắt (hay thuốc bổ máu) thường được chỉ định trong trường hợp thiếu máu do thiếu sắt. Mỗi người có một nhu cầu bổ sung sắt khác nhau, do đó, việc sử dụng thuốc bổ sung sắt cần nhận được hỗ trợ từ các chuyên gia. Vậy thuốc này bao gồm những loại nào và liều lượng ra sao? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

thuốc bổ sung sắt

Vì sao con người cần dùng thuốc bổ sung sắt?

Sắt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt và các vấn đề khác ở những đối tượng có nguy cơ như:

Phụ nữ mang thai

Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể người phụ nữ tăng lên nên cần nhiều chất sắt hơn cho cơ thể và thai nhi để phát triển. Thiếu sắt khi mang thai làm tăng nguy cơ thiếu máu ở người mẹ và nguy cơ trẻ sơ sinh bị nhẹ cân, sinh non và cũng có thể gây hại cho sự phát triển trí não của trẻ. Do vậy thuốc bổ sung sắt cho bà bầu thường được chỉ định trong quá trình mang thai.

Trẻ em

Thuốc bổ sung sắt cho trẻ em được khuyên dùng để bổ sung đầy đủ lượng sắt cần thiết. Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến chậm phát triển tâm lý, xa lánh xã hội và giảm khả năng tập trung. 

Và nhiều hơn thế khi nhắc đến công dụng của thuốc bổ sung sắt. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng:

Các triệu chứng của thiếu sắt

Việc thiếu sắt trong thời gian ngắn thường không biểu hiện thành các triệu chứng rõ ràng. Cơ thể sử dụng lượng sắt dự trữ trong cơ, gan, lách và tủy xương. Tuy nhiên, khi lượng sắt dự trữ trong cơ thể xuống thấp, một số biểu hiện sẽ xuất hiện. Các tế bào hồng cầu có kích thước thu hẹp dần và chứa ít huyết sắc tố hơn, từ đó làm giảm lượng oxy vận chuyển trong cơ thể.

Các triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt thường gặp bao gồm cảm giác khó chịu ở đường tiêu hóa, suy nhược, mệt mỏi, thiếu năng lượng và các vấn đề về khả năng tập trung và trí nhớ. Ngoài ra, những người bị thiếu máu do thiếu sắt có thể bị giảm khả năng miễn dịch, khả năng làm việc, vận động, cũng như kiểm soát nhiệt độ cơ thể. 

Tình trạng này thường xuyên lặp lại, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa trước khi có ý định bổ sung viên uống bổ sung sắt:

Cơ chế hoạt động của thuốc bổ sung sắt

Nguyên tố sắt được lưu trữ và vận chuyển dưới dạng myoglobin và hemoglobin. Trong tình trạng thiếu sắt, huyết sắc tố không thể được tổng hợp dẫn đến thiếu máu hồng cầu nhỏ.

Vai trò của thuốc bổ sung sắt là thay thế lượng sắt dự trữ và kích thích quá trình tạo hồng cầu và vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Sắt được vận chuyển qua màng tế bào và được lưu trữ dưới dạng ferritin trong đại thực bào. Ferritin chuyển thành dạng ion Fe2+ có thể hấp thụ và được transferrin vận chuyển khắp cơ thể, trong đó có tủy xương để tổng hợp hồng cầu. Sắt kết hợp với các thành phần khác  để tạo thành huyết sắc tố, vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Liều lượng sắt cần bổ sung hằng ngày

Lượng sắt cần bổ sung hằng ngày tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và chế độ ăn. Nhu cầu bổ sung sắt hằng ngày theo giá trị sinh học khẩu phần ăn được tham khảo từ khuyến nghị từ Thông tư 43/2014-TT-BYT Quy định về quản lý Thực phẩm chức năng như sau:

Nhóm tuổiSắt (mg/ngày)
Trẻ em
0 – 6 tháng0 – 0,93
6 – 11 tháng9,3 – 18,6
Trẻ nhỏ 
1 – 3 tuổi5,8 – 11,6
4 – 6 tuổi6,3 – 12,6
7 – 9 tuổi8,9 – 17,8
Nam giới vị thành niên
10 – 14 tuổi14,6 – 29,2
15 – 18 tuổi18,8 – 37,6
Nữ giới vị thành niên
10 – 14 tuổi14,0 – 28,0
15 – 18 tuổi32,7 – 65,4
Trưởng thành (từ 19 tuổi)
Nam giới13,7 – 27,4
Nữ giới29,4 – 58,8
Trung niên (từ 50 tuổi)
Nam giới0
Nữ giới11,3 – 22,6
Phụ nữ có thai15,0 – 30,0

Mỗi đối tượng sẽ có liều lượng bổ sung sắt cụ thể. Hãy trao đổi với chuyên gia để biết thêm thông tin:

Địa chỉ tư vấn bổ sung sắt (khám online)

Hiện nay, có nhiều phòng khám hỗ trợ tư vấn bổ sung sắt thông qua dịch vụ tư vấn online. Dưới đây là một số địa chi phòng khám uy tín:

Phòng khám Liên kết Docosan Đa Khoa

Phòng khám Liên kết Docosan Đa khoa là tập hợp những phòng khám đa khoa, chuyên khoa đã qua sự kiểm tra và đánh giá năng lực bởi Docosan. Mọi chi phí và dịch vụ đều được chuẩn hóa bởi Docosan. Tại đây hiện có cung cấp dịch vụ khám online miễn phí cho bệnh nhân.

Phòng khám Nhi đồng Diamond Ký Con

Phòng khám Nhi đồng Diamond Ký Con với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm dưới sự điều phối của BS CK1 Trần Ngọc Lưu, đang công tác tại khoa nhiễm – Bệnh viện Nhi đồng 2 có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Nhi khoa  Phòng khám còn trang bị nền tảng telemedicine để tạo điều kiện cho gia đình kết nối trực tuyến mọi nơi với các chuyên gia.

Chuyên gia Dinh dưỡng Hồ Ngọc Anh Thư

Chuyên gia Dinh dưỡng Tiết chế Hồ Ngọc Anh Thư có kinh nghiệm làm việc, khám bệnh dinh dưỡng, tư vấn và giám sát thực đơn và khẩu phần ăn tại các bệnh viện và tổ chức y tế tại Hoa Kỳ. Hiện tại, chuyên gia có trợ các dịch vụ online về khám, tư vấn và trị liệu dinh dưỡng.

Phòng Khám Nhi Đồng 315 – Chi Nhánh Nguyễn Sơn – Tân Phú

Phòng Khám Nhi Đồng 315 Tân Phú cung cấp dịch vụ nhi khoa toàn diện bao gồm: khám bệnh (khám tổng quát và khám chuyên khoa); dịch vụ xét nghiệm, tiêm ngừa; tư vấn dinh dưỡng, theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của trẻ từ sơ sinh, nhũ nhi đến độ tuổi nhi đồng, thiếu niên (dưới 14 tuổi). 

Phòng Khám Chuyên Khoa Nhi Bác Sĩ Chuyên Khoa I Hồng Thiện

Bác sĩ CKI Lê Hồng Thiện đã có hơn 6 năm kinh nghiệm và chuyên chữa trị các bệnh lý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Phòng khám của Bác sĩ có hỗ trợ tư vấn online với phí dịch vụ tham khảo 80.000 đồng cho một lần khám. 

Các dạng chế phẩm bổ sung sắt

Thuốc bổ sung sắt qua đường uống

Sắt nguyên tố dùng qua đường uống được bào chế dưới dạng sắt sulfat (chứa 20% sắt nguyên tố), sắt gluconat (chứa 12% sắt nguyên tố) và sắt fumarat (chứa 33% sắt nguyên tố). Cách dùng: 

  • Để hấp thu sắt tốt nhất, nên uống ít nhất 30 phút trước bữa ăn hoặc trong uống cùng với bữa ăn và 2 giờ trước khi sử dụng các loại thuốc khác.
  • Không được uống thuốc với sữa, canxi, thuốc kháng acid, thực phẩm giàu chất xơ và cafein.
  • Có thể dùng sắt với nước cam hoặc bổ sung vitamin C để giúp cải thiện sự hấp thụ.

Thuốc bổ sung sắt qua đường tiêm

Các loại thuốc bổ sung sắt dùng qua đường tiêm thường được bào chế dưới dạng sắt dextran, sắt sucrose,… và ít được sử dụng hơn. Thuốc bổ sung sắt dạng này được bằng cách tiêm tĩnh mạch và có thể thích hợp hơn ở những bệnh nhân:

  • Không thể dung nạp sắt qua đường uống do tác dụng phụ.
  • Phụ nữ mang thai bị buồn nôn và nôn nhiều.
  • Những người đã phẫu thuật cắt dạ dày, tình trạng giảm tiết dịch dạ dày làm giảm khả năng hấp thu sắt.
  • Những người có tình trạng kém hấp thu khiến cơ thể không thể hấp thụ đầy đủ (như bệnh Whipple, bệnh celiac, thiếu máu ác tính,…).
  • Những người bị các bệnh viêm mãn tính như lupus ban đỏ hệ thống hoặc viêm khớp dạng thấp có nồng độ hepcidin tăng cao làm giảm hấp thu sắt qua đường uống.

Những rủi ro khi sử dụng thuốc bổ sung sắt

Tác dụng phụ

Thuốc bổ sung sắt đường uống thường gây nhiều tác dụng phụ hơn so với thuốc bổ sung sắt qua đường tiêm tĩnh mạch, thường gặp nhất là về đường tiêu hóa.

  • Thuốc bổ sung sắt đường tiêm có những tác dụng phụ thường gặp như buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy, phân đen, đầy hơi, miệng có vị kim loại, răng ố hoặc đau vùng thượng vị. Để giảm tác dụng phụ, bệnh nhân có thể giảm liều bổ sung sắt hoặc dùng cùng với thức ăn.
  • Tác dụng phụ của thuốc bổ sung sắt đường tiêm là có thể gây sốc phản vệ.

Tương tác thuốc

Thuốc bổ sung sắt có thể tương tác với một số loại thuốc và các chất bổ sung khác mà bạn đang sử dụng, cụ thể là:

  • Thuốc bổ sung sắt có thể làm giảm liều hấp thu của levodopa – dùng trong điều trị bệnh Parkinson và hội chứng chân không yên, khiến thuốc kém hiệu quả hơn.
  • Dùng thuốc bổ sung sắt với levothyroxine – dùng trong điều trị suy giáp, bướu cổ và ung thư tuyến giáp, có thể làm giảm hiệu quả của thuốc này .
  • Thuốc ức chế bơm proton làm giảm tiết acid dạ dày, do đó chúng có thể làm giảm lượng sắt mà cơ thể hấp thu.
  • Canxi có thể cản trở sự hấp thụ sắt. Uống bổ sung canxi và sắt vào các thời điểm khác nhau trong ngày có thể ngăn ngừa vấn đề này.

Do đó, bạn nên cung cấp đầy đủ thông tin về các thuốc bạn đang sử dụng để tránh tình trạng tương tác thuốc xảy ra. Trao đổi thêm với bác sĩ:

Quá liều

Quá liều thuốc bổ sung sắt là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc và có thể gây tử vong ở trẻ em. Các triệu chứng của quá liều bao gồm rối loạn tiêu hóa, sau đó phát triển thành bệnh não chuyển hóa cấp tính, co giật, nhiễm toan chuyển hóa, rối loạn nhịp tim, thiếu oxy.

Liều lượng gây độc tính: Liều lượng sắt từ 20 đến 60 mg/kg có độc tính nhẹ đến trung bình và trên 60 mg/kg có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng do làm suy giảm chức năng tuần hoàn.

Các loại thuốc bổ sung sắt thường dùng

Thuốc Ferlatum Fol

Ferlatum là thuốc bổ sung sắt cho người trưởng thành bị thiếu hụt sắt hoặc thiếu máu do thiếu sắt thứ phát trong trường hợp mất máu mạn tính, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Thành phần: Mỗi lọ chứa 800 mg sắt protein succinylat tương đương 40 mg Fe3+.

Cách sử dụng: Uống nguyên lọ hoặc pha loãng với một lượng nước lọc vừa phải.

Giá tiền: Lọ 15ml có giá khoảng 20.000 đồng.

Thuốc Ferricure 150mg Capsule

Thuốc bổ sung sắt cho người lớn dạng viên uống dùng trong điều trị tình trạng thiếu hụt sắt, thiếu máu thiếu sắt và thiếu máu thứ phát  trong các trường hợp mất máu mạn tính, phụ nữ có thai và cho con bú.

Thành phần: Mỗi viên chứa hoạt chất Polysaccharide iron complex 326,09 mg tương đương 150 mg Fe3+.

Cách dùng: Dùng đường uống.  

Giá tiền: 14.000 đồng/viên.

Thuốc Fogyma

Thuốc bổ sung sắt cho trẻ em và người lớn dạng dung dịch uống để phòng ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.

Thành phần: Ssắt nguyên tố dạng sắt (III) hydroxide polymaltose.

Cách dùng: Ddùng đường uống.

Giá tiền: 150.000 đồng cho 1 hộp 4 vỉ x 5 ống x 10 ml.

Thuốc Saferon

Viên nhai Saferon là thuốc bổ sung sắt dùng trong phòng và điều trị thiếu máu do thiếu sắt.

Thành phần: Mỗi viên chứa Hydroxit Polymaltose sắt (III) complex tương đương 100 mg sắt nguyên tố và acid folic 500 mcg.

Cách dùng: Nhai hoặc nuốt trực tiếp.

Giá thành: 5.400 đồng/viên, 162.000 đồng/hộp 3 vỉ x 10 viên.

Thuốc HemoQ mom

Thuốc bổ sung sắt cho phụ nữ có thai dùng trong điều trị thiếu máu và phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Thành phần: Polysaccharide Iron complex 326,1mg tương đương 150 mg sắt nguyên tố, Cyanocobalamin 25 mg và Acid folic 1 mg.

Cách dùng: Ddùng đường uống, 1 viên/lần/ngày.

Giá tiền: 200.000 – 250.000 đồng/hộp 3 vỉ x 10 viên.

Thuốc Encifer (Encifer infusion 100 mg/5 mL)

Encifer là thuốc bổ sung sắt cho người thiếu máu do thiếu sắt đang chạy thận nhân tạo và được điều trị bằng erythropoietin bổ sung.

Thành phần: Mỗi 5mL chứa sắt hydroxide sắt phức hợp với sucrose tương đương với sắt nguyên tố 100 mg. Thành phẩm thuốc chứa khoảng 30% sucrose (300 mg/mL).

Cách sử dụng: Sắt sucrose chỉ được sử dụng bằng cách tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch.

Giá tiền: Hộp 1 ống 5ml có giá khoảng 74.000 – 80.000 đồng. 


Câu hỏi thường gặp

Thuốc bổ sung sắt nên uống lúc nào?

Nên uống thuốc bổ sung sắt khi đói và uống cùng nước hoa quả để sắt được hấp thu hoàn toàn vào cơ thể.

Uống thuốc bổ sung sắt đi ngoài màu đen

Đây là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc bổ sung sắt do sự chuyển hóa thành các sản phẩm phụ có màu đen. Tuy nhiên, tác dụng phụ này không ảnh hưởng đến sức khỏe nên bạn không cần phải lo lắng về tác dụng phụ này.

Uống thuốc bổ sung sắt có tác dụng gì?

Sử dụng thuốc bổ sung sắt có tác dụng bổ sung sắt, ngăn ngừa và điều trị bệnh thiếu máu thiếu sắt. Do đó, giúp ngăn ngừa và cải thiện các triệu chứng do thiếu máu thiếu sắt như suy nhược, mệt mỏi, suy giảm miễn dịch,…


Như vậy, thông qua bài viết trên bạn có thể hiểu rõ được vai trò của việc sử dụng thuốc bổ sung sắt trong các trường hợp thiếu máu hay thiếu sắt. Nếu bạn hoặc người thân của bạn cần hỗ trợ tư vấn về chế độ dinh dưỡng cũng như cách sử dụng thuốc bổ sung sắt, xin vui lòng đặt lịch khám với chuyên gia hoặc bác sĩ tâm lý trên docosan.com